PHẦN I . VẼ KỸ THUẬT
CHƯƠNG I. BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Bài 1. VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG
SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu:
_ Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.
_ Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật.
II. Chuẩn bị:
_ Tranh vẽ hình 1.1 ; 1.2 .
_ Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình, kiến trúc xây dựng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta có thể dùng phương tiện thông tin nào để diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm cho nhau?
HS: Có thể diễn đạt bằng tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình vẽ.
GV nêu một số ví dụ về các cách diễn đạt trên, sau đó kết luận: Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp. Trong vẽ kỹ thuật thì các hình vẽ này được thể hiện trên bản vẽ. Vậy bản vẽ kỹ thuật có vai trò gì trong sản xuất và đờì sống, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
10 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 1 đến 4 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết : 1 Ngày dạy :
PHẦN I . VẼ KỸ THUẬT
CHƯƠNG I. BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
Bài 1. VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG
SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Mục tiêu:
_ Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.
_ Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật.
II. Chuẩn bị:
_ Tranh vẽ hình 1.1 ; 1.2 .
_ Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí, các công trình, kiến trúc xây dựng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta có thể dùng phương tiện thông tin nào để diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm cho nhau?
HS: Có thể diễn đạt bằng tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình vẽ.
GV nêu một số ví dụ về các cách diễn đạt trên, sau đó kết luận: Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp. Trong vẽ kỹ thuật thì các hình vẽ này được thể hiện trên bản vẽ. Vậy bản vẽ kỹ thuật có vai trò gì trong sản xuất và đờì sống, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
TG
HOAT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất
I. BẢN VẼ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT.
Trong sản xuất, bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin dùng để trao đổi, chế tạo, lắp ráp, thi công.
Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung dùng trong kỹ thuật.
* Hướng dẫn HS quan một số mô hình các sản phẩm, công trình kiến trúc, xây dựng.
? Những sản phẩm đó được tạo ra như thế nào.
? Vậy trên giấy vẽ đó sẽ thể hiện những gì.
GV: Các nội dung của thông tin này được trình bày theo qui tắc thống nhất bằng bản vẽ kỹ thuật.Các qui tắc này sẽ được học ở
HS: Quan sát mô hình của GV nêu ra.
HS: Người ta suy nghĩ và đưa ra ý tưởng, sau đó trình bày ý tưởng đó lên giấy vẽ.
HS: Trên đó sẽ nêu đầy đủ thông tin về hình dạng, kích thước, vật liệucủa sản phẩm.
bài sau.
? Khi trình bày trên bản vẽ xong, làm sao có được sản phẩm.
* Hướng dẫn HS quan sát hình 1.2 a,b,c và trả lời câu hỏi.
? Vì sao cần phải dùng bản vẽ.
GV: Do đó bản vẽ kỹ thuật còn được coi là “ngôn ngữ chung” dùng trong kỹ thuật.
HS: Khi đó người công nhân sẽ căn cứ theo bản vẽ để tiến hành chế tạo, lắp ráp, thi công
* HS quan sát hình 1.2 a,b,c và trả lời (trong quá trình chế tạo sản phẩm đều cần có bản vẽ).
HS: Vì những người này trao đổi ý tưởng trên bản vẽ kỹ thuật.
II. BẢN VẼ KỸ THUẬT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG.
Trong đời sống bản vẽ kiõ thuật là phương tiện thông tin dùng để trao đổi,sử dụng.
III. BẢN VẼ DÙNG TRONG CÁC LĨNH VỰC KỸ THUẬT.
Các lĩnh vực kỹ thuật như: cơ khí, xây dựng, giao thông, kiến trúc đều dùng bản vẽ kỹ thuật. Mỗi lĩnh vực có loại bản vẽ của ngành mình.
Chúng ta cần học vẽ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và để học tốt các môn KHKT khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống
? Người ta tạo ra những sản phẩm đó để làm gì.
GV: Đối với những sản phẩm đơn giản, khi nhìn vào sản phẩm ta có thể biết cách sử dụng.
? Nhưng đối với những sản phẩm phức tạp, muốn sử dụng chúng có hiệu quả và an toàn ta cần có gì.
? Hướng dẫn HS quan sát hình 1.3 a,b và cho bịết ý nghĩa của chúng.
HS: Tạo ra để sử dụng phục vụ cho đời sống.
HS: Đối với những sản phẩm phức tạp thường kèm theo bản chỉ dẫn bằng lời hoặc hình vẽ(bản vẽ, sơ đồ), do đó ta cần xem kỹ.
HS: H.a: là sơ đồ một mạch điện, dựa vào sơ đồ ta có thể hiểu được nguyên lý mạch điện.
H.b: là bản vẽ mặt bằng nhà ở, dựa vào bản vẽ này ta biết được cách bố trí các khu vực trong nhà.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật.
* Yêu cầu HS xem sơ đồ hình1.4, GV hỏi.
? Em hãy nêu một số lĩnh vực KHKT.
? Các lĩnh vực này có cần đến bản vẽ không.
? Em hãy nêu 1 số ví dụ về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.
? Ta có thể dùng phương tiện gì để vẽ bản vẽ kỹ thuật.
? Vì sao chúng ta cần học môn vẽ kỹ thuật.
* HS quan sát và trả lời.
→ HS nêu một số lĩnh vực có trong sơ đồ.
HS: Tất cả đều cần sử dụng bản vẽ.
* HS nêu ở một số lĩnh vực: cơ khí, xây dựng, GTVT,nông
nghiệp
HS: ta sẽ dùng các dụng cụ vẽ, có thể vẽ bằng tay hoặc bằng máy tính điện tử.
→ HS nêu ý nghĩa của việc học môn vẽ kỹ thuật và ghi vào vở.
Hoạt động 5. Tổng kết.
_GV nêu câu hỏi cho HS trả lời để tổng kết bài.
_ GV nhận xét và đánh giá giờ học ở lớp.
_ HS đem dụng cụ để vẽ.
_ HS về xem trước bài 2 SGK.
Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết : 2 Ngày dạy :
Bài 2. HÌNH CHIẾU
I. Mục tiêu:
_ Hiểu được thế nào là hình chiếu.
_ Nhận biết được các hình chiếu trên bản vẽ.
II. Chuẩn bị:
_ Tìm các ví dụ minh họa về hình chiếu.
_ Phóng to các hình 2.1 ; 2.2 ; 2.3 ; 2.4 ; 2.5
_Mô hình 3 mặt phẳng chiếu, vật thể (bao diêm, hộp phấn).
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Để thể hiện hình dạng của vật thể lên bản vẽ, người ta dùng phương pháp hình chiếu. Khi đó toàn bộ hình dạng của vật thể sẽ được thể hiện trên bản vẽ. Nội dung của phương pháp này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Hình chiếu”.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu.
I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU.
Chiếu vật thể lên mặt phẳng ta nhận được hình trên mặt phẳng, hình đó gọi là hình chiếu.
II. CÁC PHÉP CHIẾU.
Dựa vào đặc điểm của tia chiếu, có các phép chiếu:
_ Phép chiếu xuuyên tâm.
_ Phép chiếu //.
_ Phép chiếu
III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC.
1. Các mặt phẳng chiếu:
_ Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng.
_Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng.
_ Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.
2. Các hình chiếu:
_ Hình chiếu đứng.
_ Hình chiếu bằng.
_ Hình chiếu cạnh.
IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU.
_ Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
_ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
* GV nêu một số ví dụ về hiện tượng tự nhiên khi ánh sáng chiếu qua các vật in trên mặt đất, mặt tường.
* Hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 và nêu ý nghĩa của hình này.
* GV: Qua ví dụ, GV giải thích để HS thấy được sự liên hệ giữa các tia sáng và bóng của mẫu vật.
→ Từ đó đưa đến khái niệm về hình chiếu.
HS: Hình này thể hiện ánh sáng của ngọn đèn chiếu qua biển báo, sẽ được bóng của biển báo trên mặt đường.
* HS ghi vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phép chiếu
* Hướng dẫn HS quan sát hình 2.2 và điền vào bảng để nói lên đặc điểm của các tia chiếu.
* GV: nêu một số hiện tượng tự nhiên để HS liên hệ về đặc điểm của các tia chiếu.
GV nêu ví dụ về tia chiếu song song (đèn pin, mặt trời).
? Em hãy nêu ứng dụng của các phép chiếu.
Phép chiếu
Đặc điểm của tia chiếu
1. Xuyên tâm.
2. Song song.
3. Vuông góc
- Xuất phát từ 1 điểm.
- // với nhau.
- Vuông góc
với nhau
→ HS Nêu ứng dụng của ba loại phép chiếu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu trên mặt phẳng.
* Cho HS quan sát tranh vẽ và mô hình 3 mặt phẳng chiếu, GV hỏi.
? Các mặt phẳng này được đặt như thế nào.
? Nêu tên gọi các mặt phẳng đó.
* Dựa vào mô hình GV hướng dẫn HS xác định các mặt phẳng.
? Vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu.
GV: Khi vật thể được đặt nằm trong 3 mặt phẳng ta sẽ lần lượt chiếu các mặt của vật thể lên các mặt phẳng, ta sẽ được các hình chiếu tương ứng nằm trên mặt phẳng.
? Vậy ta nhận được mấy hình chiếu của vật thể.
GV: tên gọi các hình chiếu này sẽ tương ứng với tên gọi các mặt phẳng chiếu. Em hãy nêu tên gọi các hình chiếu?
? Các hình chiếu này có hướng chiếu như thế nào.
* Hướng dẫn HS xác định 3 chiều dài, rộng, cao của vật thể. Sau đó nêu lên các chiều của các hình chiếu.
GV diễn giảng: Để thể hiện các hình chiếu trên cùng một bản vẽ, sau khi chiếu người ta xoay mặt phẳng chiếu bằng và chiếu cạnh nằm trùng với mặt phẳng chiếu đứng.
* GV thao tác xoay mô hình cho HS quan sát.
? Sau khi xoay, gọi HS nêu vị trí của các hình chiếu.
GV giảng giải: Sau này khi vẽ hình chiếu, phải vẽ chúng ở đúng các vị trí đó và không vẽ đường bao các mặt phẳng, không ghi tên các hình chiếu.
? Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu, nếu một hình chiếu có được không.
* HS quan sát hình vẽ và mô hình để trả lời.
HS: Được đặt vuông góc với nhau.
HS: Gồm các mặt phẳng: chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh.
HS: Vật thể được đặt nằm trong 3 mặt phẳng.
HS: ta nhận được 3 hình chiếu.
HS: Có các hình chiếu: HC đứng,HC bằng, HC cạnh.
→ HS nêu các hướng chiếu của 3 hình chiếu.
HS: HC đứng thể hiện chiều
dài và cao.
HC bằng (dài và rộng).
HC cạnh (rộng và cao).
* HS quan sát GV thao tác xoay mặt phẳng.
→ HS nêu vị trí sau khi xoay mặt phẳng.
HS: Phải dùng nhiều hình chiếu để thể hiện đủ các mặt của vật thể, nếu một hình chiếu thì không đuợc.
Hoạt động 4: Tổng kết.
_ GV hệ thống câu hỏi, HS trả lời để củng cố bài.
_ Về nhà làm bài tập, xem phần có thể em chưa biết.
_ HS về xem trước bài 4, sưu tầm một số vật thể có dạng khối đa diện.
_ GV nhận xét giờ học.
Tuần : 2 Ngày soạn:
Tiết : 3 Ngày dạy :
Bài 4. BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. Mục tiêu:
_ Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
_ Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
II. Chuẩn bị:
_ Mô hình các khối hình học, mẫu vật các khối vật thể.
_ Mô hình 3 mặt phẳng hình chiếu.
III. Tiến trình dạy học:
Giới thiệu bài
Trên thực tế các vật thể được kết cấu bởi 3 chiều và có dạng hình khối. Do đó để thể hiện hình chiếu của một vật thể trên bản vẽ, chúng ta cần thể hiện hình chiếu của các hình khối tạo nên vật thể đó.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu khối đa diện.
I. KHỐI ĐA DIỆN:
Khối điện được bao bởi các hình đa giác phẳng.
II. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT:
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật.
HHCN là khối đa diện được bao bởi 6 hình chữ nhật.
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật.
III. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU.
1. Thế nào là hình lăng trụ đều.
Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều.
IV. HÌNH CHÓP ĐỀU.
1. Thế nào là hình chóp đều.
Là hình được bao bởi mặt đáy là một đa giác đều, các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung một đỉnh.
2. Hình chiếu của hình chóp.
* Hướng dẫn HS quan sát hình 4.1 (SGK) và mô hình để trả lời câu hỏi.
? Các khối đa diện trên được bao bởi các hình gì.
? Nêu tên các khối đa diện trên.
? Em hãy kể một số vật thể có dạng các khối đa diện mà em biết.
* HS quan sát hình vẽ, mô hình để trả lời.
HS: Được bao bởi các hình đa giác phẳng.
HS: h.a: hình hộp chữ nhật, h.b: hình lăng trụ đều, h.c: hình chóp đều.
HS: Kể một số vật thể: hộp diêm, hộp phấn, kim tự tháp
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật.
* Dùng hình vẽ, mô hình cho HS quan sát và trả lời câu hỏi.
? Hình hộp chữ nhật được giới hạn bởi các hình gì.
? Vậy khối đa diện ở hình 4.2 là hình gì.
? Hình hộp chữ nhật trên thể hiện mấy kích thước chung.
? Các hình chiếu của hình hộp chữ nhật thể hiện những kích thước nào.
* GV đặt HHCN vào trong 3 mặt phẳng cho HS quan sát và chiếu các mặt của HHCN lên 3 mặt phẳng.
? Các hình chiếu của HHCN là hình gì.
* Hướng dẫn HS điền nội dung vào bảng 4.1 SGK
? Ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu để thể hiện HHCN.
* HS quan sát hìnhvẽ mô hình và trả lời.
HS: Được giới hạn bởi các hình chữ nhật.
HS: Là hình hộp chữ nhật.
HS: Thể hiện 3 kích thước: dài, rộng, cao.
HS: HC đứng (dài x cao), HC bằng (dài x rộng), HC cạnh (rộng x cao).
* HS quan sát GV thao tác.
HS: các hình chiếu có dạng hình chữ nhật.
HS: Có thể dùng 2 hình chiếu là: HC đứng và HC bằng.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu hình lăng trụ đều và hình chóp đều.
* Cho HS quan hình vẽ và mô hình hình lăng trụ đều.
? Hình lăng trụ đều được giới hạn bởi các hình gì.
? Vậy khối đa diện ở hình 4.4 (SKG) là hình gì.
? Muốn vẽ hình chiếu của hình lăng trụ này ta làm sao.
→ GV đặt hình lăng trụ đều vào trong 3 mặt phẳng và hỏi.
? Hình lăng trụ đều thể hiện mấy kích thước chung.
? HCĐ của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì và thể hiện kích thước nào.
? HCB là hình gì và thể hiện kích thước nào.
? HCC là hình gì và thể hiện kích thước nào.
* Hướng dẫn HS điền nội dung vào bảng 4.2 SGK.
? Ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu để thể hiện hình lăng trụ.
* Cho HS quan sát hình vẽ và mô hình hình chóp đều.
? Hình chóp đều được giới hạn bởi các hình gì.
? Vậy khối đa diện ở hình 4.6 (SKG) là hình gì.
? Muốn vẽ hình chiếu của hình chóp đều này ta làm thế nào.
→ GV đặt hình chóp đều vào trong 3 mặt phẳng và hỏi.
? Hình chóp đều thể hiện mấy kích thước chung.
? HCĐ, HCB, HCC của hình chóp đều thể hiện các kích thước nào.
? Các hình chiếu của hình chóp đều, được vẽ như thế nào.
* Hướng dẫn HS điền nội dung vào bảng 4.3 SGK.
? Ta có thể dùng ít nhất mấy hình chiếu để thể hiện hình chóp đều.
→ HS quan sát hình vẽ và mô hình để trả lời câu hỏi.
HS: có 2 mặt đáy là 2 đa giác đều bằng nhau, các mặt bên là các HCN bằng nhau.
HS: Là hình lăng trụ tam giác đều.
HS: Ta đặt hình lăng trụ ở trong 3 mặt phẳng hình chiếu.
* HS quan sát mô hình và trả lời.
HS: Thể hiện 3 kích thước chung: dài, rộng, cao (đường cao của tam giác).
HS: Là hình chữ nhật thể hiện kích thước dài và cao của lăng trụ.
HS: Là hình tam giác đều thể hiện kích thước dài và rôïng của lăng trụ .
HS: Là HCN thể hiện kích thước cao và rộng (đường cao của tam giác).
* HS điền vào bảng.
HS: Có thể dùng 2 hình chiếu là: HC đứng và HC bằng.
→ HS quan sát hình vẽ và mô hình để trả lời câu hỏi.
HS: có 1 mặt đáy là1 đa giác đều , các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung 1 đỉnh.
HS: Là hình chóp tứ giác đều.
HS: Ta đặt hình chóp đều ở trong 3 mặt phẳng hình chiếu.
* HS quan sát mô hình và trả lời.
HS: Thể hiện 3 kích thước chung (dài, rộng, cao) .
→ Dựa vào vật thể, HS trả lời.
→ HS lên bảng vẽ 3 hình chiếu.
* HS điền vào bảng 4.3.
HS: Có thể dùng 2 hình chiếu là: HC đứng và HC bằng.
Hoạt động 4: Tổng kết.
_ GV đặt câu hỏi hệ thống bài, HS trả lời.
+ Khối đa diện là gì ?
+ Mỗi hình chiếu thể hiện mấy kích thước của vật thể.
_ Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà.
_ HS đọc trước bài 5 và chuẩn bị cho bài thực hành.
_ GV nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Bai 1,2,,4.doc