Giáo án Công nghệ 8 - Bài 36 đến 39 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội

 Tuần:16 Ngày soạn:

 Tiết : 32 Ngày dạy:

CHƯƠNG VII. ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH

Bài 36. VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN

I. Mục tiêu:

 _Nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.

 _Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện.

II. Chuẩn bị:

 _Tìm hiểu cấu tạo của một số dụng cụ, thiết bị điện.

 _Các mẫu vật về dây điện, một số thiết bị điện.

III. Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (6)

 Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về cách sản xuất điện năng, các tai nạn về điện và các biện pháp an toàn trong khi sử dụng và sửa chữa điện. Để tiếp tục phần kỹ thuật điện. Chúng ta cùng tìm hiểu chương tiếp theo, chương VII “Đồ dùng điện gia đình”.

 _GV giới thiệu sơ lược chương VII.

 _ Để làm ra một đồ dùng điện, một thiết bị điện ta cần những vật liệu nào?

 → HS trả lời.

 * GV nhận xét, nêu cách phân loại vật liệu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 36 đến 39 - Gv: Huỳnh Hữu Đạt - Trường THCS Thới An Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:16 Ngày soạn: Tiết : 32 Ngày dạy: CHƯƠNG VII. ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH Bài 36. VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN I. Mục tiêu: _Nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. _Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện. II. Chuẩn bị: _Tìm hiểu cấu tạo của một số dụng cụ, thiết bị điện. _Các mẫu vật về dây điện, một số thiết bị điện. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (6’) Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về cách sản xuất điện năng, các tai nạn về điện và các biện pháp an toàn trong khi sử dụng và sửa chữa điện. Để tiếp tục phần kỹ thuật điện. Chúng ta cùng tìm hiểu chương tiếp theo, chương VII “Đồ dùng điện gia đình”. _GV giới thiệu sơ lược chương VII. _ Để làm ra một đồ dùng điện, một thiết bị điện ta cần những vật liệu nào? → HS trả lời. * GV nhận xét, nêu cách phân loại vật liệu. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện I. VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN: Là vật liệu cho dòng điện chạy qua. Những vật liệu này có điện trở suất nhỏ (10-6- 10-8) Ωm. Chúng được dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện. Các vật liệu này thường gặp là: kim loại, hợp kim, than chì, dung dịch điện phân (axit, muối, bazơ), thủy ngân. ? Vì sao gọi là vật liệu dẫn điện. GV: Mỗi loại vật liệu có tính dẫn điện khác nhau. Đặc trưng của vật liệu dẫn điện là điện trở suất. (Giáo viên giới thiệu điện trở suất, đơn vị). ? Các vật liệu dẫn điện có điện trở suất thế nào. ? Nếu vật liệu dẫn điện càng tốt thì điện trở suất của chúng như thế nào. ? Hãy nêu một số vật liệu dẫn điện mà em biết. ? Vật liệu nào dẫn điện tốt nhất. ? Vật liệu kim loại nào được sử dụng phổ biến nhất. * Nêu ví dụ về các thiết bị, dụng cụ điện có sử dụng các vật liệu trên. 14’ HS: Vì chúng cho dòng điện chạy qua. HS: Chúng có điện trở suất nhỏ (10-6- 10-8) Ωm. HS: Dẫn điện càng tốt, điện trở suất càng nhỏ. → HS nêu một số vật liệu dẫn điện. → HS trả lời (vàng, bạc). HS: Cu, Al, Fe được sử dụng phổ biến. HS: Dây dẫn điện, các tiếp điện, vỏ một số đồ dùng điện * GV giới thiệu một số hợp kim và nêu đặc tính của chúng. ? Dựa vào đặc tính, cho biết các hợp kim này được sử dụng trong các thiết bị nào. * GV giới thiệu thêm các dung dịch điện phân, than chì, hơi thủy ngân. * Yêu cầu HS nêu một số thiết bị có sử dụng các vật liệu trên. ? Các vật liệu dẫn điện có công dụng gì. * Hướng dẫn HS quan sát hình 36.1 và trả lời. * GV nhận xét, kết luận. HS: Sử dụng trong các thiết bị cần nhiệt độ cao: bàn là, bếp điện, lò sưởi * HS nêu ví dụ. HS: Dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện. * HS quan sát và trả lời. II. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN: Là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. Những vật liệu này có điện trở suất lớn (108- 1013)Ωm. Chúng được dùng để chế tạo các phần tử cách điện của các thiết bị điện. Các vật liệu này thường gặp là: giấy cách điện, nhựa ebonit, thủy tinh, dầu cách điện, mica, sứ, nhựa đường, cao su Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu cách điện. ? Vì sao gọi là vật liệu cách điện. ? Các vật liệu cách điện có điện trở suất thế nào. ? Nếu vật liệu có điện trở suất càng lớn thì tính cách điện của chúng như thế nào. ? Hãy nêu một số vật liệu cách điện mà em biết. * Nêu một số thiết bị, dụng cụ điện có sử dụng các vật liệu trên. ? Các vật liệu cách điện có công dụng gì. ? Phần tử cách điện có công dụng gì. * GV nêu một số ví dụ để làm rõ hơn. 9’ HS: Vì chúng không cho dòng điện chạy qua. HS: Chúng có điện trở suất lớn (108- 1013) Ωm. HS: Khả năng cách điện càng tốt. → HS nêu một số vật liệu: nhựa, thủy tinh, cao su, sứ, gỗ khô, HS: Vỏ contact, vỏ cầu chì, puli sứ... HS : Dùng để chế tạo các phần tử cách điện của các thiết bị điện. HS : Dùng để cách li các phần tử mang điện với nhau hoặc cách li phần tử mang điện với phần tử không mang điện. Lưu ý HS: khi sử dụng các vật liệu này cần tránh t0 vượt quá mức cho phép. ? Nếu t0 vượt quá mức cho phép thì sao. HS : Nếu t0 vượt quá mức thì vật liệu sẽ bị hỏng. III. VẬT LIỆU DẪN TỪ : Là vật liệu mà đường sức từ chạy qua được. Chúng dùng để chế tạo lõi dẫn từ của các thiết bị điện. Những vật liệu này thường dùng là : thép KTĐ, pherit, pecmaloi, anico, Hoạt động 4 :Tìm hiểu vật liệu dẫn từ. ? Vì sao gọi là vât liệu dẫn từ. GV giảng giải : Đại lượng đặc trưng cho vật liệu dẫn từ là hệ số từ thẩm. Hệ số từ thẩm càng cao thì vật liệu dẫn từ càng tốt. * GV nêu ứng dụng của vật liệu dẫn từ. ? Hãy kể tên một số vật liệu dẫn từ. ? Các vật liệu này được dùng trong các thiết bị nào. * GV kết luận đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn từ. 9’ HS : Vì vật liệu này có đường sức từ chạy qua. → Được dùng làm lõi dẫn từ của một số thiết bị. HS : thép kỹ thuật điện, pherit, anico, pecmaloi. → HS nêu các ứng dụng dựa vào các ví dụ trong SGK. * HS ghi vào vở. Hoạt động 5: Tổng kết. (7’) _GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS điền đặc tính và công dụng vào bảng 36.1 SGK để củng cố bài. Tên vật liệu Đặc tính Tên phần tử của thiết bị được chế tạo Đồng Nhựa ebonit Nhôm Cao su Nicrom Anico Pheroniken Than chì _Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ, nhấn mạnh đặc tính và công dụng. _HS về xem trước bài 38 “Đồ Dùng Loại Điện Quang, Đèn Sợi Đốt”. Tuần:17 Ngày soạn: Tiết : 33 Ngày dạy: Bài 38. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN – QUANG ĐÈN SỢI ĐỐT I. Mục tiêu: _Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt. _Hiểu được các đặc điểm của đèn sợi đốt. II. Chuẩn bị: _Đèn sợi đốt đuôi xoáy, đuôi ngạnh. _Tranh vẽ về đèn điện. III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ (6’) _Thế nào là vật liệu dẫn điện, nêu một số loại vật liệu dẫn điện thường dùng. _Hãy kể tên những bộ phận làm bằng vật liệu cách điện trong các đồ dùng điện mà em biết. Chúng làm bằng vật liệu cách điện gì? _Nêu một số loại vật liệu dẫn từ. Công dụng của vật liệu dẫn từ? Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2’) Năm 1879, nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên. Năm 1939 đèn huỳnh quang xuất hiện. Từ đó loài người biết dùng các loại đèn điện để chiếu sáng và các loại đèn này đã giúp ích rất nhiều trong đời sống của con người. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Phân loại đèn điện. I. PHÂN LOẠI ĐÈN ĐIỆN. Dựa vào nguyên lý làm việc, người ta phân đèn điện ra làm 3 loại chính: _Đèn sợi đốt. _Đèn huỳnh quang. _Đèn phóng điện. II. ĐÈN SỢI ĐỐT. 1. Cấu tạo: Gồm 3 bộ phận chính: + Sợi đốt làm bằng vônfram. ? Năng lượng đầu vào và đầu ra của các loại đèn điện là gì. ? Qua tranh vẽ và thực tế, hãy kể tên các loại đèn điện mà em biết. ? Các loại đèn trên được sử dụng ở đâu. 4’ HS: Đầu vào là điện năng, đầu ra là quang năng. → HS nêu 3 loại đèn. → HS trả lời phạm vi sử dụng các loại đèn ở hình 38.1. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt. * GV dùng tranh vẽ và mẫu vật đèn sợi đốt để HS tìm hiểu cấu tạo. ? Các bộ phận chính của đèn sợi đốt là gì. ? Sợi đốt có hình dạng như thế nào. ? Sợi đốt làm bằng vật liệu gì. ? Vì sao sợi đốt phải làm 14’ HS: (1) bóng thủy tinh, (2) sợi đốt, (3) đuôi đèn. HS: Là dây có kích thước nhỏ, dạng lò xo. HS: Là dây dẫn điện, làm bằng hợp kim vônfram. HS: Vì dây vônfram có bằng vônfram. ? Sợi đốt có vai trò như thế nào trong bóng đèn. ? Quan sát thấy bóng làm bằng vật liệu gì. ? Trong bóng có chứa chất gì. ? Vì sao phải rút hết không khí và bơm khí trơ vào bóng. GV: Có loại bóng trong, bóng mờ ( giảm độ chói) và có kích thước tương ứng với công suất của chúng. ? Đuôi đèn làm bằng vật liệu gì. ? Em hãy nêu đường đi của dòng điện vào dây tóc đèn ở đuôi ngạnh và đuôi xoáy. ? Đuôi đèn có chức năng gì. ? Yêu cầu HS chỉ bộ phận để giữ bóng, bộ phận để đưa điện vào bóng. * GV nêu tác dụng phát quang của dòng điện. * Yêu cầu HS nêu nguyên lý làm việc của đèn. * GV kết luận về nguyên lý làm việc. điện trở suất lớn và chịu nhiệt độ cao. HS: Là phần tử rất quan trọng, ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng. HS: Làm bằng thủy tinh chịu nhiệt độ cao. HS: Có chứa khí trơ (acgon, krípton) trong bóng. HS: Bơm khí trơ vào để tăng tuổi thọ của sợi đốt. HS: Làm bằng Cu hoặc Fe tráng Zn. HS: Dựa vào mẫu vật, HS nêu đường đi của dòng điện cho từng loại đuôi. HS: Có tác dụng để giữ bóng và đưa điện vào bóng. HS: Dựa vào mẫu vật, HS chỉ các bộ phận. → HS nêu nguyên lý như trong SGK . → HS ghi vào vở. + Bóng làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. + Đuôi đèn làm bằng Cu, Fe tráng Zn. Có 2 loại: đuôi ngạnh và đuôi xoáy. 2. Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng. 3. Đặc điểm của đèn sợi đốt: _Đèn phát ra ánh sáng liên tục. _Hiệu suất phát quang thấp. _Tuổi thọ thấp. Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kỹ thuật và sử dụng đèn sợi đốt. ? Cho biết đèn sợi đốt có những đặc điểm gì. * GV giải thích các đặc điểm trên. ? Vì sao sử dụng đèn sợi đốt không tiết kiệm điện năng. 13’ → HS nêu các đặc điểm của đèn. HS: Vì đèn sợi đốt có hiệu suất phát quang thất. ? Dựa vào các đặc điểm trên, em hãy nêu ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt. ? Dựa vào đặc điểm, cho biết nơi nào cần sử dụng đèn sợi đốt. ? Quan sát bóng đèn, cho biết trên đó có ghi số liệu kỹ thuật gì. ? Các số liệu kỹ thuật có ý nghĩa gì. ? Dựa vào thực tế ở gia đình, cho biết đèn sợi đốt được sử dụng ở những nơi nào. * GV nhận xét và kết luận. → HS nêu ưu, nhược điểm dựa vào các đặc điểm trên. HS: Dùng ở những nơi cần ánh sáng liên tục (bàn học, máy công cụ) → HS quan sát bóng đèn và nêu các số liệu kỹ thuật Uđm , Pđm . HS: Ghi số liệu kỹ thuật để người sử dụng biết và sử dụng đúng với các số liệu đã ghi. → HS trả lời theo thực tế sử dụng ở gia đình. 4. Số liệu kỹ thuật: Số liệu kỹ thuật gồm: _Uđm : 127v, 220v _Pđm : 40w, 60w 5. Sử dụng: Dùng để chiếu sáng phòng ngủ, phòng tắm, bàn làm việc, nhà bếp Hoạt động 5: Tổng kết (6’) _GV đặt câu hỏi gợi ý, HS trả lời để củng cố bài. +Đèn sợi đốt có cấu tạo gồm các bộ phận chính nào? +Nêu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt? +Đèn sợi đốt có những đặc điểm gì? _HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. _Về nhà xem trước bài 39 “Đèn Huỳnh Quang”. Tuần:17 Ngày soạn: Tiết : 34 Ngày dạy: Bài 39. ĐÈN HUỲNH QUANG I. Mục tiêu: _ Hiểu được nguyên lý làm việc và cấu tạo của đèn huỳnh quang. _Hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang. _Hiểu được ưu, nhược điểm của mỗi loại đèn để biết cách lựa chọn hợp lý đèn chiếu sáng trong nhà. II. Chuẩn bị: _Tranh vẽ đèn ống huỳnh quang. _Đèn ống huỳnh quang còn tốt. III. Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ _Đèn sợi đốt có cấu tạo gồm các bộ phận chính nào? _Nêu nguyên lý làm việc và đặc điểm của đèn sợi đốt? Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu tổng quan về đèn huỳnh quang, về các cách phân loại chúng để HS thấy được sự đa dạng của đèn huỳnh quang. Trong đó đèn ống huỳnh quang và đèn compact huỳnh quang là thông dụng nhất và tính năng của chúng ngày càng được nâng cao. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN TG HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang. 1. Cấu tạo: Gồm 2 bộ phận chính: +Ống thủy tinh: bên trong có phủ lớp bột hùynh quang và chứa khí trơ, hơi thủy ngân và khí kém (nêon). +Điện cực bằng vônfram để phát ra điện tử. * Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và mẫu vật đèn ống huỳnh quang. ? Đèn ống huỳnh quang có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính. ? Ống thủy tinh có cấu tạo như thế nào. ? Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì. ? Ngoài lớp bột huỳnh quang, còn chứa gì nữa. ? Điện cực có cấu tạo như thế nào. ? Điện cực được đặt ở đâu và có tác dụng gì. * HS quan sát . HS: Gồøm 2 bộ phận chính: ống thủy tinh và các điện cực. HS: Ống thủy tinh có dạng hình trụ tròn, có nhiều kích thước khác nhau, bên trong có phủ lớp bột huỳnh quang (chủ yếu là P). HS: Bột huỳnh quang có tác dụng phát sáng. HS: Chứa khí trơ, hơi Hg và khí kém (neon) HS: Có dạng lò xo, làm bằng vônfram được tráng lớp bari ôxit. HS: Được đặt ở hai đầu ống. Hai điện cực sẽ phóng GV: Hai đầu điện cực được đưa ra ngoài để nối với nguồn điện bằng 2 chân đèn. ? Chân đèn có tác dụng gì. ? Dựa vào cấu tạo các bộ phận của đèn, yêu cầu HS nêu nguyên lý làm việc. * GV dùng hình vẽ, giải thích nguyên lý làm việc. ? Ta thấy có nhiều loại đèn có màu sắc khác nhau là do đâu. điện để phát ra tia tử ngoại. HS: Dùng để giữ bóng và đưa điện vào bóng. → HS nêu nguyên lý dựa vào SGK. HS: Có màu sắc khác nhau là do màu của bột huỳnh quang khác nhau. 2. Nguyên lý làm việc: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa 2 cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. 3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang: _Có hiện tượng nhấp nháy. _Hiệu suất phát quang cao hơn đèn sợi đốt. _Tuổi thọ cao hơn đèn sợi đốt. _Cần có bộ mồi phóng điện. 4. Các số liệu kỹ thuật: Gồm: _Uđm : 127v, 220v _Pđm :18w, 20w (0,6m) 36w, 40w (1,2m) 5. Sử dụng: Sử dụng phổ biến để chiếu sáng trong nhà. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm, số liệu kỹ thuật và sử dụng đèn huỳnh quang ? Đèn ống huỳnh quang có những đặc điểm gì. * GV giải thích các đặc điểm trên. ? Dựa vào các đặc điểm, em hãy nêu ưu, nhược điểm của đèn. ? Vì sao cần mồi phóng điện. * GV giới thiệu các bộ phận của bộ mồi phóng điện. * Cho HS quan sát bóng đèn và nêu các số liệu kỹ thuật. ? Các số liệu trên có ý nghĩa gì. ? Dựa vào thực tế, em cho biết đèn huỳnh quang được sử dụng ở đâu. → HS nêu 4 đặc điểm của đèn ống huỳnh quang. → HS nêu ưu, nhược điểm dựa vào các đặc điểm trên. HS: Vì khoảng cách giữa 2 điện cực đặt xa nhau. HS quan sát và nêu các só liệu. HS: Ghi số liệu kỹ thuật để người sử dụng biết và sử dụng đúng với các số liệu đã ghi. HS: Được sử dụng nhiều để chiếu sáng trong nhà, phân xưởng, nhà máy Hoạt động 5: Tổng kết

File đính kèm:

  • docBai 36,38,39.doc
Giáo án liên quan