Giáo án Công nghệ Khối 6 - Chương trình cả năm

I/ Mục tiêu bài học:

 Sau khi học xong bài này học sinh:

 -Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình; mục tiêu chương trình và SGK công nghệ 6(phân môn kinh tế gia đình) những yêu cầu đổi mới phương pháp hiọc tập.

 -Hứng thú học tập môn học.

 II/ Chuẩn bị

 Giáo án; bài nói về kinh tế gia đình.

 Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.

 III/Các hoạt động dạy và học

 1/ On định lớp

 2/ Làm quen lớp

 3/ Bài mới

 

doc61 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 6 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh: -Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình; mục tiêu chương trình và SGK công nghệ 6(phân môn kinh tế gia đình) những yêu cầu đổi mới phương pháp hiọc tập. -Hứng thú học tập môn học. II/ Chuẩn bị Giáo án; bài nói về kinh tế gia đình. Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS. III/Các hoạt động dạy và học 1/ Oån định lớp 2/ Làm quen lớp 3/ Bài mới Nội dung Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: I/ Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình 1/ Vai trò của gia đình (SGK) 2/ Vai trò của kinh tế gia đình ( SGK) Gv gợi ý giúp học sinh hiểu và phát biểu về các nhu cầu thiết yếu của con người về cơ sở vật chất, tinh thần. GV đặt câu hỏi : Gia đình là gì? Các nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần. Nhu cầu về tinh thần các thành viên trong gia đình phải làm gì để góp phần tổ chức cuộc sống văn minh hạnh phúc. Nguồn thu nhập chính của gia đình các em là gì? 2-3 học sinh trả lời Nguồn thu nhập của gia đình các em được sử dụng vào những việc gì? -Công việc nội trợ là những công việc nào? Có thuộc về kinh tế gia đình không? Hoạt động 2: Mục tiêu chương trình công nghệ 6 - phân môn kinh tế gia đình. SGK trang 3 và trang 4. -GV gọi HS đọc SGK cuối trang 3 đầu trang 4. GV giải thích thêm Hoạt Động 3: Phương pháp học tập - HS xem sách giáo khoa -GV hướng dẫn học sinh phương pháp học tập. 4/ Kiểm tra đánh giá: Vai trò của gia đình là gì? Mục tiêu của chương trình công nghệ 6. Phương pháp học tập. 5/ Dặn dò: Học sinh về nhà học thuộc bài, xem trước bài 1. .............................................................................................................................. Tuần: 1,2 Tiết: 2, 3 Chương 1: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH Bài 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC I/ Mục tiêu bài học: Học sinh biết được nguồn gốc, qui trình sản xuất, tính chất,công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha. Biết phân biệt một số loại vải thông thường. Thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt các loại vải bằng cách: đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt. II/ Chuẩn bị: GV: giáo án; một số loại vải thường dùng; tranh H 1.1 SGK; H 1.2; dụng cụ thí nghiệm: bát chứa nước, bật lửa. HS: các loại vải, bật lửa. III/ Các hoạt động dạy học 1/ Oån định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu phương pháp học tập môn công nghệ 6. Em hãy nêu mục tiêu của chương trình công nghệ 6. 3/ Bài mới Nội dung Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Nguồn gốc, tính chất của các loại vải: a/ Nguồn gốc: Vải sợi thiên nhiên được dệt từ các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên như sợi bông, sợi tơ tằm. b/ Tính chất: Vải bông, vải tơ tằm mặc thoáng mát, dễ nhàu, lâu khô, tro bóp dễ tan, độ bền kém. 2/ Vải sợi hoá học a/ Nguồn gốc: Vải sợi hoá học được dệt từ các dạng sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học. Có hai loại vải sợi hoá học: vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. b/ Tính chất: Vải sợi nhân tạo: măïc thoáng mát, ít nhàu hơn vải bông, tro bóp dễ tan, bị cứng lại ở trong nước. Vải sợi tổng hợp bền đẹp, dễ giặt, không bị nhàu nhưng mặc bí vì ít thắm mồ hôi, mau khô, tro bóp không tan. 3/ Vải sợi pha: a/ Nguồn gốc: Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. b/ Tính chất: Vải sợi pha có những ưu điểm của các loại sợi thành phần GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát tranh, yêu cầu HS nêu tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải. Nêu tóm tắt quá trình sản xuất vải sợi bông và vải sợi tơ tằm. HS đọc thông tin dđầu trang 7 SGK. GV làm thử nghiệm vo,ø đốt, nhúng vải vào nước. HS rút ra kết luận về tính chất của vải. HS đọc thông tin trang 7 GV treo tranh H 1.2 HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Nguồn gốc của vải sợi hoá học? Có mấy loại? Nêu tóm tắt quá trình sản xuất vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp HS hoàn thành bài tập đầu trang 8 SGK. HS đọc thông tin phần tính chất. GV làm thử nghiệm chứng minh đốt vải, vò vải. HS quan sát, rút ra nhận xét. HS trả lời câu hỏi vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc. GV cho HS xem một số mẫu vải có ghi thành phần sợi pha và rút ra kết luận nguồn gốc vải sợi pha. HS đọc thông tin vải sợi pha. HS đọc thông tin và rút ra nhận xét về tính chất của vải sợi pha Hoạt động 2:Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải 1/ Điền tính chất của một số loại vải; - GV yêu cầu HS điền tính chất của một số loại vải vào bảng 1 trang 9 SGK. GV treo bảng 1 lên bảng gọi HS lên điền cả lớp theo dõi sữa chữa. 2/ Thử nghiệm để phân biệt một só loại vải Xếp những vải có tính chất điển hình của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học, còn lại là vải sợi pha. 3/ Đọc thành phần vải sợi trên các băng vải nhỏ đính trên áo quần. GV yêu cầu HS nhìn H 1.3 SGK và các băng vải nhỏ mà HS sưu tầm, sau đó đọc. - HS điền tính chất của một số loại vải vào bảng 1 trang 9 SGK. - HS lên bảng điền cả lớp theo dõi sữa chữa. - HS làm thí nghiệm vò, đốt vải. - HS làm theo yêu cầu của GV. HS nhìn H 1.3 SGK và các băng vải nhỏ mà HS sưu tầm, sau đó đọc. * Tổng kết bài học - HS đọc kết luận cuối bài. 4/ Kiểm tra đánh giá: Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon, vải polyeste vào mùa hè. Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay/ Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học? 5/ Dặn dò: - HS học thuộc bài, đọc mục “có thể em chưa biết”. Sưu tầm một số hoạ báo về trang phục mọi lứa tuổi. Một số quần áo và tranh có liên quan. -------------------------------------------- Tuần 2, 3 Tiết: 4, 5 Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC I/ Mục tiêu bài học: HS biết được khái niệm trang phục, nắm được chức năng của trang phục. Biết vận dụng được các kiến thức đã học và lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình, đảm bảo yêu cầu về mặt thẫm mĩ. II/ Chuẩn bị: Tranh ảnh về các loại trang phục, cách chọn vải có màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng cơ thể. Mẫu thật quần áo và tranh ảnh do GV và HS sưu tầm. III/ Hoạt động dạy học 1/ Oån định lớp 2/ KTBC Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, vải tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon? Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay? Làm thế nào để phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học? 3/ Bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Trang phục và chức năng của trang phục. 1/ Trang phục là gì? Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dung khác đi kèm như mũ, giầy,... trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng. 2/ Các loại trang phục Có nhiều loại trang phục, mỗi loại được may bằng chất liệu vải và kiểu may khác với công dụng khác nhau. 3/ Chức năng của trang phục -Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. - Trang phục thể hiện cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hoá của người mặc. HS đọc nội dung trang phục là gì? Trang phục gồm những loại nào? Và vật dụng nào là quan trọng nhất? GV treo tranh H 1.4 SGK . Nêu tên trang phục của từng loại trang phục trong tranh. Mô tả những trang phục khác mà em biết. HS: TL GV gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn. Sau đó GV uốn nắn sữa chữa. HS nêu ví dụ về chức năng bảo vệ cơ thể của trang phục. Hoạt động 2: Lựa chọn trang phục Muốn lựa chọn trang phục đẹp, mỗi người cần biết rõ đạc điểm của bản thân để chọn chất liệu, màu sắc, hoa văn của vải, kiểu mẫu áo quần phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, biết chọn giày dép, túi xách, thắt lưng... Không chạy theo những mốt cầu kì, đắt tiền, vượt quá khả năng kinh tế gia đình. HS đọc thông tin “ làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động” Thảo luận để trả lời câu hỏi theo em thế nào là mặc đẹp bằng cách lựa chọn câu trả lời có sẵn. HS đọc thông tin cuối trang 12 SGK GV treo bảng 2 trang 13 SGK HS: quan sát. GV treo tranh H 1.5 SGK HS: quan sát tranh và nêu nhận xét về ảnh hưởng của màu sắc hoa văn của vải đến vóc dáng người mặc. GV treo tranh bảng 3 SGK và tranh H 1.6. H 1.7 SGK. HS: QS và nhận xét ảnh hưởng của kiểu may đối với người mặc. HS làm bài tập trang 14,15 SGK. HS đọc thông tin chọn vải kiểu may phù hợp với lứa tuổi. GV giải thích thêm. HS đọc thông tin sự đồng bô của trang phục. GV giải thích thêm * Tổng kết bài học: HS đọc kết luận cuối bài. 4/ Kiểm tra đánh giá: Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì sao? 5/ Dặn dò: HS học thuộc bài. Đọc mục em có biết. Chuẩn bị tiết sau thực hành “ Lựa chọn trang phục” -------------------------------------------------------- Tuần 3 Tiết 6 Bài 3: THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRANG PHỤC I/ Mục tiêu bài học: Thông qua bài thực hành hS: Nắm vững hơn kiến thức đã học về lựa chọn vải, lựa chọn trang phục. Biết chọn được vải và kiểu may phù hợp với vóc dáng, phù hợp với nước da của mình, đạt yêu cầu thẫm mĩ góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người. Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với quần áo đã chọn. II/ Chuẩn bị: Mẫu vải, mẫu trang phục, phục trang đi kèm. Tranh ảnh có liên quan đến trang phục, kiểu mẫu đặc trưng. III/ Hoạt đỗng dạy và học: 1/ Oån định lớp: 2/ KTBC Để có trang phục đẹp và hợp lí chúng ta phải chú ý đến những điểm nào? 3/ Thực hành: GV nêu bài tập thực hành về chọn vải, kiểu may một bộ trang phục đi chơi (mùa nóng hoặc mùa lạnh). 3.1/ Làm việc cá nhân: GV hướng dẫn học sinh suy nghĩ và ghi vào giấy đặc đểm vóc dáng của bản thân và những dự định: kiểu áo quần định may, chọn vải có chất liệu, màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng và kiểu may. Chọn một số vật dụng đi kèm (nếu cần) sao cho hợp vớ áo quần dđã chọn. GV khuyến khích động viên học sinh có thể lựa chọn vải cũng như kiểu may cho cả trang phục mùa nóng và lạnh. 3.2/ Thảo luận trong tổ: GV hướng dẫn học sinh chia nội dung thảo luận ở tổ gồm 2 phần: a/ Từng cá nhân trình bày phần viết của mình trước tổ. b/ Các bạn trong tổ nhận xét cách lựa chọn trang phục của bạn về: + Màu sắc của vải, chất liệu vải. + Chọn kiểu may và vật dụng đi kèm + Sự lựa chọn đồ của bạn đã hợp lý chưa.( Nếu chưa hợp lý thì sửa như thế nào? * Khi thảo luận cá nhân ghi nhận xét ý kiến của bạn vào chính bài làm của mình. GV theo dõi các tổ thảo luận và chuẩn bị ý kia\ến đánh giá nhận xét. 3.3/ Tổng kết, đánh giá GV nhận xét đáng giá tiết thực hành. GV yêu cầu HS về vận dụng tại gia đình. Thu bài viết của HS để chấm điểm. 4/ Dặn dò: HS xem trước bài 4. Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi bảo quản trang phục. ------------------------------------------------- Tuần 4 Tiết 7, 8 Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC I/ Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học sinh: Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động , với môi trường và với công việc, biết cách mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lí, đạt yêu cầu thẫm mĩ, biết cách bảo quản trang phục. Sử dụng trang phục hợp lí, bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. II/ Chuẩn bị: - GV: giáo án; mẫu áo có kí hiệu giặt, là. - HS như đã dặn. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Oån định lớp 2/ KTBC Trình bày cách lựa chọn vải và kiểu may một bộ trang phục đi chơi cho bản thân mình. 3/ Bài mới: Nội dung Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1: Sử dụng trang phục: 1/ Cách sử dụng trang phục: Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, công việc và hoàn cảnh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả công việc và thiện cảm của mọi người đối với mình. 2/ Cách phối hợp trang phục: Biết mặc thay đổi, phối hợp áo và quần hợp lí về màu sắc, hoa văn sẽ làm phong phú thêm trang phục hiện có. GV nêu yêu cầu quan trọng của cách sử dụng trang phục. HS trả lời câu hỏi; em thường mặc loại trang phục nào khi đi học/ Trang phục đi học được may với loại vải như thế nào? Màu sắc, kiểu may/ GV cho HS quan sát tranh. Khi đi lao động thì quần áo của các em như thế nào? Em sẽ mặc ra sao? HS: trả lời HS làm bài tập chọn từ điền vào chỗ trống GV sửa chữa và giải thích. HS đọc thông tin cuối trang 19 SGK . HS trả lời câu hỏi; Em hãy môtả các bộ trang phục lễ hội, lễ tân mà em biết. Khi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan,...em thưòng mặc như thế nào? GV bổ sung hoàn thiện kiến thức. HS đọc thông tin cách phối hợp trang phục. GV giải thích thêm. HS đọc phối hợp vải hoa văn với vải trơn. GV treo trnh H 1.11 HS quan sát tranh và nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần. GV bổ sung hoàn thiện. HS quan sát tranh H1.12 SGK HS thực hiện yêu cầu trang 21 SGK. Hoạt động 2: Bảo quản trang phục Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi têu cho may mặc. Bảo quản trang phục bao gồm các công việc: giặt, phơi, là( ủi), cất giữ. Các kí hiệu giặt,là; GV hỏi HS ở nhà quần áo các em sau khi mặc dơ các em sẽ làm gì? HS: TL Đó là các em đã bảo quản trang phục. Giặt phơi có tác dụng gì? HS: TL HS điền vào chỗ trống trang 23 SGK để hoàn thiện qui trình giaặy tại gia đình. HS trả lời tác dụng của ủi. Dụng cụ để ủi ở gia đình làgì? GV giới thiệu qui trình ủi và các kí hiệu giặt là. GV phát cho mỗi nhóm 1 mẫu kí hiệu giặt là. Yêu cầu mỗi nhóm nêu nhận xét Sau khi ủi quần áo xong ta sẽ làm gì tiếp theo/ HS: TL Cất giữ ở đâu. Quần áo thường mặc thì bảo quản như thế nào? Quần áo ít mặc thì bảo quản ra sao? * Tổng kết bài học. HS đọc kết luận cuối bài. 4/ Kiểm tra đánh giá: Vì sao sử dụng trang phục có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người? Bảo quản trang phục gồm những công việc chính nào? 5/ Dặn dò: Học sinh học thuộc bài, đọc bài đọc trang 20. Chuẩn bị: bìa, kim khâu, len, len màu, kim chỉ khâu vải tiết sau thực hành Tuần 5 Tiết: 9 Bài 5: Thực hành ÔN TẬP SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN I./Mục đích bài học Thông qua bài thực hành hs nắm vững 1 số khâu cơ bản trên vái để áp dụng khâu 1 số sản phẩm đơn giản ở bài thực hành sau. II./ Chuẩn bị Mẫu hoàn chỉnh các đường khâu để làm mẫu Bìa , kim khân , len , len màu. Kim chỉ khâu , vải . GV chuẩn bị thêm 1 số mảnh vải để bổ sung cho những em thiếu III./ Tiến trình tổ chức thực hành 1./ ổn định lớp 2./ kiểm tra sự chuẩn bị của hs 3./ Tiến hành hs kể tên các mũi khâu cơ bản đã được học ở cấp 1 A GV ôn lại phương pháp khâu, các mũi khâu trước khi hs vào thực hành . 1./ Khâu mũi thường (mũi tới) GV nhắc lại các thao tác khâu đồng thời thao tác mẫu trên bìa bàng len và kim khâu len. Sau khi khâu xong ta thấy các mũi khâu cách nhau 3 canh sợi vải tạo thành đường thẳng 2./ Khâu mũi đột mau GV giới thiệu cách khâu và làm thao tác mẫu trên bìa Sau khi khâu xong mặt phải của vải các chỉ nối tiếp nhau giống như đường may máy , ở mặt trái các mũi chỉ dài gấp 2 mũi chỉ ở mặt phải và đan vào nhau, mĩu thứ 2 lấn ½ mũi thứ nhất 3 ./ khâu vắt GV giới thiệu cách khâu và làm thao tác mẫu cho hs quan sát B Thực hành Hs : thực hành cá nhân Gv: quan sát và uốn nắn kịp thời Rút kinh nghiệm tiết thực hành thu mẫu vẽ về chấm điểm. 4./ Dặn dò hs về xem trước bài 6 chuẩn bị : vải, kim , phấn , thước , giấy , chỉ , dây chun , compa. ----------------------------------------- Tuần 5, 6 Tiết:11, 12 Bài 6 Thực hành: CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ SƠ SINH I/ Mục tiêu bài học: Thông qua bài thục hành học sinh biết: Vẽ tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh. May hoàn chỉnh một chiều bao tay. Có tính cẩn thận thao tác chính xác theo đúng quio trình cắt may đơn giản. II/ Chuẩn bị: Mẫu bao tay hoàn chỉnh. Tranh vẽ phóng to cách tạo mẫu giấy. Vải, kim chỉ, dây chun III/ Tiến trình tổ chức thực hành: 1/ Oån định lớp 2/ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/ Tiến hành GV giới thiệu bài: Yêu cầu tiết 1: HS vẽ thiết kế trên mẫu bìa. Yêu cầu tiết 2, 3: Thiết kế trên vải và khâu hoàn chỉnh mẫu. Thực hành. Tiết 1 1/ Vẽ và cắt mẫu trên bìa. GV: treo tranh phóng to mẫu vẽ trê giấy và phân tích cho HS biết. Sau đó GV hướng dẫn HS cách dựng hình tạo mẫu trên bảng để hS thực hành cá nhân. GV dựng hình trênbảng theo H 1.17 a (SGK) . Kẻ hình chữ nhật ABC. AB = CD = 11cm, cạnh AD =BC =9 cm, AE = BC =9 cm AE = DG =4,5 cm làm phần cong đầu các ngón tay. Vẽ phần cong đầu các ngón tay bằng compa vẽ nữa đường tròn có bán kính R = EO = OG = 4,5 cm Þ ta được mẫu thiết kế trên giấy bao tay trẻ sơ sinh, khi cắt ta cắt theo nét vẽ. HS làm bài dưng hình trên giấy ( làm việc cá nhân) Dựng hình mẫu vẽ bao tay trẻ sơ sinh theo đúng kích thước đã ghi trên bảng Sau khi vẽ xong . GV kiểm tra và cắt theo nét vẽ vừa dựng. GV theo dõi HS thực hành dựng hình và cắt mẫu giấy. Nhận xét rút kinh nghiệm bài thực hành của HS. Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau. Thực hành cắt vải và may. Các em chuẩn bị vải, kim chỉ, thước kẻ. Tiết: 2,3 ổn định kiểm tra việc chuẩn bị cho bài cho bài thực hành gồm: - Mẫu hình đã dựng và cắt hình chiếc bao tay trẻ sơ sinh. Vải, kim, chỉ trắng và chỉ màu. 3/Bài mới: A/ Cắt vải theo mẫu giấy GV hướng dẫn HS cắt mẫu vải. GV làm mẫu cho HS quan sát. Xếp vải: xếp úp 2 mặt vải phải vào nhau, mặt trái vải ra ngoài. Đặt mẫu giấy lên vải ghim cố định. Dùng phấn vẽ lên vải theo đúng chu vi mẫu giấy. Dùng phấn vẽ 1 đường thứ 2 cách đều đường thứ nhất từ 0,5 – 1 cm để trừ đường may. Lấy kéo cắt theo đường phấn vẽ lần sau GV theo dõi HS làm luôn luôn nhắc nhở HS. B/ Khâu bao tay GV thực hiện thao tác mẫu khâu theo thứ tự đường chu vi và khâu viền cổ tay. Sau khi cắt vải xong nếu các em thích trang trí trên bao tay bằng các đường thêu đơn giản đã học ở lớp 5 thì các em phải thêu trước rồi mới khâu hoàn chỉnh. a/ Khâu vòng ngoài bao tay Uùp 2 mặt phải vào nhau, sắp bằng mép cắt và khâu theo nét phấn cách đều mép cắt từ 0,1 – 1 cm. Dùng cách khâu mũi thưòng may khâu bao tay. b/ Khâu viền mép vòng cổ tay. Gấp mép viền cổ tay rộng nên gấp 1 cm để vừa đủ luồn dây chun nhỏ. Ở đường khâu viền cổ tay, nên khâu lược trước khi dùng đường khâu vắt để đính nếp gấp với mặt nền GV theo dõi hS thực hành. D/ Trang trí sản phẩm 4/ Tổng kết GV nhận xét – tổng kết tinh thần làm việc của HS. Nhận xét sản phẩm HS thực hành. Thu bài và chấm điểm. 5/ Dặn dò: Chuẩn bị dụng cụ cắt may. Vải 20 cm/ 24 cm và 20/20. ------------------------------------------------ Tuần 1,8 Tiết 13.14.5 Bài 6: THỰC HÀNH CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT I./ Mục tiêu Thông qua bài thực hành hs - Vẽ và cắt tạo mẫugiấy chi tiết của vỏ gối cắt vải theo mẫu giấy và khâu vỏ gối hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài học . - Vận dụng để khâu được vỏ gối có kích thước tuỳ theo qui trình. II./ Chuẩn bị - Tranh vẽ vỏ gối phóng to - Kim chỉ , kéo , phấn may. - Mẫu vỏ gối may hoàn chỉnh - Một mẫu gối may sẵn có lồng cả ruột gối III./ Tiến hành tổ chức thực hành 1.ổn định lớp 2.KTBC(Kiểm tra sự chuẩn bị của hs) *Tiết 1 1/vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối (hình 1.18) - GV giới thiệu cho hs quan sát mẫu chiếc gối hoàn chỉnh và chỉ cho hs các chi tiết của vỏ gối. - GV treo tranh phóng to mẫu các chi tiết của vỏ gối A/ vẽ 1 mảnh mặt trên của vỏ gối có kích thước 15cm x 20cm. Vẽ đường may xung quanh cách đều nét vẽ 1cm. - Vẽ 2 mảnh dưới vỏ gối có kích thước khác nhau : 1mảnh 14cm x 15cm và 1 mảnh 6cm x 15cm. Vẽ đường may xung quanh cách đều nét vẽ 1cm và phần nẹp là 2,5cm. B/ Cắt mẫu giấy - Cắt theo đúng nét tạo nên 3 mảnh giấy của vỏ gối 1/Cắt vải tạo theo đúng mẫu giấy - GV thao tác mẫu và hướng dẫn hs cách cắt trên vải - HS: sau khi hs đã thực hiện các thao tác dựng hình trên giấy và cắt vải hs sẽ thực hành cá nhân - GV: hướng dẫn hs thực hiện từng bước. *Tổng kết dặn dò - GV nhận xét tiết thực hành về tinh thần thần thái độ học tập, ý thức kỉ luật - Nhận xét mẫu vỏ gối thực hành - Dăïn dò : chuẩn bị cho bài thử hành khâu sản phẩm tuần sau hs mang theo kim chỉ * Tiết 2 - Kiểm tra việc chuẩn bị cho bài thực hành: mẫu vải, kim chỉ. - Thực hành khâu vỏ gối. B/ Khâu vỏ gối H 1.9 - GV cho hs xem mẫu vỏ gối đã khâu hoàn chỉnh và giới thiệu cho HS biết qui trình khâu vỏ gối. - GV hướng dẫn hs các thao tác may theo trình tự và vận dụng các mũi may cơ bản vào hoàn thành sản phẩm. Khâu viền nẹp 2 mảnh mặt dưới vỏ gối: - Gấp mép nẹp vỏ gối có bề rộng nẹp là 1,5 cm, lược cố định nẹp để khâu cho dễ - Khâu vắt nẹp 2 mảnh dưới vỏ gối. b/ Đặt 2 mảnh dưới vỏ gối chờm lên nhau 1 cm, điều chỉnh để có kích thước bằng mảnh trên vỏ gối kể cả đường may lược cố định 2 đầu nẹp. c/ Uùp mặt phải của mảnh dưới vỏ gối xuống mặt phải của mảnh trên vỏ gối, khâu 1 đường xung quanh cách mép vải 0,8 – 1cm. d/ Lộn vỏ gối sang mặt phải qua chỗ nẹp vỏ gối, vuốt thẳng đường khâu, khâu một đường xung quanh cách mép gấp 2 cm tạo diềm vỏ gối và chỗ lồng ruột gối. - HS thực hành khâu theo sự chỉ dẫn của GV. - GV quan sát HS làm thực hành. * Dặn dò - Tiết sau tiếp tục thực hành hoàn thiện sản phẩm. HS mang dụng cụ và vỏ gối đang làm để làm nốt. Tiết 3 - GV hướng dẫn hS thực hành làm tiếp sản phẩm hôm trước, em nào khâu chưa xong thì tiếp tục. 4/ Hoàn thiện sản phẩm: - GV hướng dẫn đính khuy bấm hoặc làm khuyết đính khuy vào nẹp vỏ gối ở 2 vị trí cách đầu nẹp là 3 – 4 cm. 5/ Trang trí vỏ gối: - Trang trí vỏ gối có thể làm bằng cách: nếu thêu trang trí mặt vỏ gối thì phải thêu trước khi khâu. * Tổng kết dặn dò: - GV nhận xét đánh giá kết quả 3 tiết thực hành về tinh thần, thái độ làm việc. - Thu sản phẩm vế chấm điểm. - Dặn dò: HS xem lại nội dung chương 1 tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra. -------------------------------------------- Tuần 8, 9 Tiết 16, 17 ÔN TẬP I/ Mục tiêu bài học: Thông qua tiết ôn tập giúp HS: - Nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong m

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_khoi_6_chuong_trinh_ca_nam.doc