I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm,
ngoại hình.
2. Kĩ năng: - Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn. Biết dùng
thước dây để đo chiều dài thân và vòng ngực (để biết chu vi lồng
ngực) của lợn
3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, có ý thức học
tập say sưa, quan sát tỷ mỉ trong việc nhận biết các loại giống lợn
nuôi.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, một số tư liệu, ảnh chụp các
giống lợn, Vật nhồi bông, thước dây.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các giống lợn, mỗi
nhóm 2 con vật nhồi bông. Dụng cụ vệ sinh, thước
dây đo.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (2)
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của học sinh
* Đặt vấn đề: (2)
Để giúp các em có kĩ năng thực hành, phân biệt đặc điểm, biết đo một số chiều
đo của lợn. Biết dùng thước dây để đo chiều dài thân và vòng ngực (để biết chu
vi lồng ngực) của lợn. Ta cùng nhau thực hành.
77 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 7 - Chương trình học kì 2 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì ii
Tuần:....
Ngày soạn: .................. Ngày giảng: ..................
Tiết 28
thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà
qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh biết phân biệt đặc điểm, nhớ được tên một số giống gà
nuôi phổ biến ở nước ta thông qua tranh ảnh, mẫu vật.
2. Kĩ năng: - Biết dùng tay đo khoảng cách 2 xương háng, khoảng cách giữa
xương lưỡi hái và xương háng để chọn gà mái đẻ trứng loại tốt.
3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết quan sát
nhận biết trong thực tiễn và trong giờ học thực hành với những
giống gà khác nhau.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, một số tư liệu, ảnh chụp các
giống gà.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các giống gà, mỗi
nhóm 2 con gà mái. Dụng cụ vệ sinh, thước đo.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Tổ chức ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của học sinh
* Đặt vấn đề: (2’)
Để giúp các em có kĩ năng thực hành, phân biệt đặc điểm, nhớ được tên của 1
số giống gà nuôi phổ biến ở nước ta, biết dùng tay đo khoảng cách 2 xương
háng, khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng để chọn gà mái đẻ trứng
loại tốt. Ta cùng nhau thực hành.
2. Bài mới:
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
G
G
?
G
G
G
G
H
G
H
Giai đoạn 1: Hướng dẫn ban đầu
Giới thiệu vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Giới thiệu quy trình thực hành:
* Nhận xét ngoại hình :
+ Hình dáng toàn thân: Loại hình sản xuất trứng ; Loại hình sản xuất thịt.
+ Màu sắc lông, da:
+ Các đặc điểm nổi bật như: mào, tích, tai, chân
* Đo một số chiều đo để chọn gà mái:
+ Đo khoảng cách giữa hai xương háng.
+ Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái.
Giai đoạn 2 : thực hành
Yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác đo 1 số chiều đo để chọn gà mái trên mô hình.
Phát tranh 1 số giống gà cho các nhóm
Hướng dẫn học sinh đo khoảng cách giữa hai xương háng.
- Đo khoảng cách giữa hai xương lưỡi hái và xương háng gà mái.
Nêu nội quy và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong khi thực hành, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Chia học sinh theo nhóm tuỳ thuộc vào mẫu vật đã chuẩn bị và xắp xếp vị trí thực hành cho từng nhóm.
Thực hành theo nhóm dựa vào nội dung trong SGK và sự hướng dẫn của giáo viên theo các bước trên.
Theo dõi và uốn nắn.
Hoàn thành theo mẫu báo cáo đã có trong SGK.
Giai đoạn 3: Hướng dẫn kết thúc
3. Củng cố và luyện tập: (6’)
G. Cho học sinh thu dọn mẫu vật, vệ sinh sạch sẽ
- Nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, về vệ sinh an toàn lao
động, kết quả thực hành, thực hiện quy trình.
H. Tự đánh giá kết quả thực hành của từng thành viên trong tổ, nhóm.
4’
10’
20’
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
(SGK- 93)
II. Quy trình thực hành:
a) Nhận xét ngoại hình:
- Hình dáng toàn thân:
+ Loại hình sản xuất trứng: Thể hình dài
+ Loại hình sản xuất thịt: Thể hình ngắn
+ Màu sắc lông, da: da vàng hoặc vàng trắng; Lông: Pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía + Các đặc điểm nổi bật như: mào, tích, tai, chân có vẩy.
b) Đo một số chiều đo để chọn gà mái:
+ Đo khoảng cách giữa hai xương háng: Dùng 2 hay 3 ngón tay đặt vào khoảng cách giữa 2 xương háng. Khoảng cách rộng thì đẻ trứng lớn.
+ Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái: Dùng các ngón tay đặt vào khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng. Khoảng cách rộng đẻ trứng to.
III. Thực hành:
Thực hành theo nhóm.
Thực hành theo quy trình.
IV. Nhận xét đánh giá.
Đánh giá kết quả thực hành.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học bài, xem lại toàn bộ quy trình thực hành.
- Thực hành lại với giống gà khác nhau ở gia đình và địa phương
- Chuẩn bị ảnh, tranh vẽ, vật nhồi bông (Lợn), thước dây, chuẩn bị tiết sau thực
hành
****************************************************
Tuần:....
Ngày soạn: .................. Ngày giảng: ..................
Tiết 29:
thực hành: Nhận biết một số giống lợn(HEO)
qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm,
ngoại hình.
2. Kĩ năng: - Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn. Biết dùng
thước dây để đo chiều dài thân và vòng ngực (để biết chu vi lồng
ngực) của lợn
3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, có ý thức học
tập say sưa, quan sát tỷ mỉ trong việc nhận biết các loại giống lợn
nuôi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, một số tư liệu, ảnh chụp các
giống lợn, Vật nhồi bông, thước dây.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các giống lợn, mỗi
nhóm 2 con vật nhồi bông. Dụng cụ vệ sinh, thước
dây đo.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của học sinh
* Đặt vấn đề: (2’)
Để giúp các em có kĩ năng thực hành, phân biệt đặc điểm, biết đo một số chiều
đo của lợn. Biết dùng thước dây để đo chiều dài thân và vòng ngực (để biết chu
vi lồng ngực) của lợn. Ta cùng nhau thực hành.
2. Bài mới:
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
G
G
G
G
G
H
Giai đoạn 1: Hướng dẫn ban đầu
Giới thiệu vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Giới thiệu quy trình thực hành:
* Hình dạng chung:
Hình dáng.
Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân
- Màu sắc, lông, da:
+ Lợn Đại Bạch: Lông cứng, da trắng.
+ Lợn Lanđơrat: Lông, da trắng tuyền.
+ Lợn ỉ : Toàn thân đen
+ Lợn Móng Cái: Lông đen trắng
* Đo một số chiều đo:
+ Dài thân: Từ điểm giữa đường nối hai gốc tai đến gốc đuôi.
+ Đo vòng ngực: Dùng thước dây đo chu vi lồng ngực sau bả vai (2 chân trước)
Hướng dẫn học sinh đo trên mô hình lợn hoặc trên con lợn giống ở cơ sở chăn nuôi.
- Đo chiều dài thân.
- Đo vùng ngực.
Giai đoạn 2; Thực hành
Phân công và dao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ học sinh trong khi thực hành và sau khi thực hành.
- Nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
Hướng dẫn học sinh quan sát ngoại hình của một số giống lợn theo thứ tự:
- Quan sát hình dáng chung của lợn con ( Về kết cấu toàn thân, đầu, cổ, lưng, chân).
- Quan sát màu sắc của lông, da.
- Tìm các đặc điểm nổi bật, đặc thù của mỗi giống.
Thực hành theo sự phân công của GV
Kết quả quan sát và đo kích thước các chiều, học sinh ghi vào bảng.
4’
10’
20’
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
(SGK- 97)
II. Quy trình thực hành:
a) Quan sát đặc điểm ngoại hình:
- Hình dạng chung:
Hình dáng.
Đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân
- Màu sắc, lông, da:
+ Lợn Đại Bạch: Lông cứng, da trắng.
+ Lợn Lanđơrat: Lông, da trắng tuyền.
+ Lợn ỉ : Toàn thân đen
+ Lợn Móng Cái: Lông đen trắng
b) Đo một số chiều đo
+ Dài thân: Từ điểm giữa đường nối hai gốc tai đến gốc đuôi.
+ Đo vòng ngực: Dùng thước dây đo chu vi lồng ngực sau bả vai (2 chân trước)
III. Thực hành:
HS thực hành theo nhóm.
Thực hiện theo quy trình thực hành.
Đảm bảo an toàn, giữ vệ sinh môi trường nơi thực hành.
3. Củng cố và luyện tập: (6’)
G. Cho học sinh thu dọn mẫu vật, vệ sinh sạch sẽ
- Nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm, về vệ sinh an toàn lao
động, kết quả thực hành, thực hiện quy trình.
H. Tự đánh giá kết quả thực hành của từng thành viên trong tổ, nhóm.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học bài, xem lại toàn bộ quy trình thực hành.
- Thực hành lại với thú lợn nhồi bông.
- Đọc trước tiết 38: Thức ăn vật nuôi.
**************************************************
Tuần:....
Ngày soạn: .................. Ngày giảng: ..................
Tiết 30:
thức ăn vật nuôi.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi
- Phân biệt được các loại thức ăn của vật nuôi
- Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
2. Kĩ năng: - Phát triển kỹ năng: Quan sát + Tư duy.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, có ý thức dự trữ và tiết kiệm thức ăn cho vật nuôi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, ảnh chụp các hình 64, 65
2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các giống vật nuôi
ở địa phương và thức ăn của chúng.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (0’)
* Đặt vấn đề: (2’)
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho
mọi hoạt động sống của vật nuôi như sinh trưởng, phát triển, sản xuất. Vậy
thức ăn vật nuôi là gì? Nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào? Ta
cùng nhau nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
2. Bài mới:
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
?
H
?
H
?
G
H
G
?
H
G
?
H
?
H
G
?
H
G
?
H
?
H
?
H
Quan sát hình 63- SGK- 99 và cho biết vật nuôi đạng ăn những thức ăn gì?
Thức ăn các vật nuôi đang ăn là:
+ Trâu: ăn rơm.
+ Lợn: ăn cám.
+ Gà: thóc, gạo
Kể tên các loại thức ăn của gà, trâu, bò lợn?
+ Trâu: ăn rơm, cây cỏ.
+ Lợn: ăn cám, thức ăn hỗn hợp
+ Gà: thóc, gạo, ngô, lúa, côn trùng
Tại sao trâu, bò ăn được rơm, rạ? Lợn, gà có ăn được thức ăn rơm khô không? Tại sao?
Gợi ý: Nếu những thức ăn này được đưa vào cơ thể có được tiêu hóa không
Nên xem thức ăn đó có phù hợp với sinh lí tiêu hoá của chúng không?
Vì trong dạ dày của trâu, bò có hệ vi sinh vật cộng sinh. Còn lợn, gà không ăn được là vì thức ăn rơm, rạ, cỏ không phù hợp với sinh lí tiêu hoá của chúng.
Giải thích thêm: Trâu bò chỉ ăn rơm, cỏ vẫn sống được bình thường vì dạ dày trâu bò gồm 4 túi: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá xách và dạ múi khế. Thức ăn vào đến dạ dày của trâu bò được tiêu hoá qua cả 4 túi này, trong đó dạ cỏ là môi trường thích hợp nhất cho vi sinh vật phát triển. Có thể nói: Công lao biến rơm, cỏ thành thịt sữa chính là của hệ vi sinh vật kí sinh trong dạ cỏ của trâu bò (Loài nhai lại)
Vật nuôi chỉ ăn những loại thức ăn nào
Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng.
Chốt lại: Mỗi con vật chỉ ăn những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hoá của chúng:
- Gà thích ăn ngô, lúa, sâu, bọ...
- Trâu bò chỉ ăn thực vật (Cỏ, cây) không ăn thịt.
- Lợn là động vật ăn tạp (ăn cả thức ăn động vật lẫn thực vật)
- Trâu bò không ăn thịt cá. Lợn lại không ăn được rơm khô như trâu, bò.
Quan sát H. 64 cho biết nguồn gốc của từng loại thức ăn, rồi xếp chúng vào một trong ba loại sau: nguồn gốc thực vật, động vật hay chất khoáng?
+ Nguồn gốc thực vật: Cám, gạo, bột sắn, khô dầu đậu tương.
+ Nguồn gốc động vật: Bột cá.
+ Nguồn gốc từ chất khoáng: Premic khoáng, premic vitamin.
Thức ăn của vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ: thực vật, động vật và chất khoáng.
Thông báo thêm: Về nguồn gốc thức ăn từ chất khoáng: là được tổng hợp từ việc nuôi cấy vi sinh vật và xử lí hóa học.
Xem thông tin mục II SGK và cho biết:
Trong thức ăn vật nuôi có chứa những thành phần nào? Trong chất khô của thức ăn có các thành phần nào?
Trong thức ăn vật nuôi có: Nước và chất khô: Prôtêin, lipit, gluxit, khoáng và vitamin.
Giới thiệu và chốt lại ghi bảng:
Bảng phụ bảng 4- SGK- 100: Em hãy nhận xét nguồn gốc của mỗi loại thức ăn trong bảng?
+ Nguồn gốc từ thực vật: Rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô
+ Nguồn gốc từ động vật: Bột cá
Xác định tên của những thức ăn có ở bảng 4 điền vào H.65 (Bảng phụ)
a: Rau muống, b: Rơm lúa, c: Khoai lang củ, d: Ngô hạt, e: Bột cá.
Em có nhận xét gì về thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn?
Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
16’
18’
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:
1.Thức ăn vật nuôi:
Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn nào phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hoá của chúng.
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:
- Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ: Thực vật, động vật và chất khoáng.
- Vật nuôi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủy sản làm thức ăn, là một mắt xích trong mô hình VAC hoặc RVAC.
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi:
- Trong thức ăn vật nuôi có: Nước
và chất khô: Prôtêin, lipit, gluxit, khoáng và vitamin.
+) Prôtêin: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của vật nuôi.
+) Lipít: Cung cấp năng lượng
+) Gluxit: Cung cấp năng lượng
+) Nước: Chất hoà tan, chất vận chuyển, điều hoà thân nhiệt
+) Chất khoáng: Ca, P, Na, Fe.. xây dựng các tế bào, cơ quan, hệ cơ quan.
+) Vitamin A: Giúp cơ thể phát triển chống vi trùnh gây bệnh
+) Vitamin B: Giúp tiêu hoá và giữ thăng bằng hệ thần kinh
+) Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thu Ca, P để tạo nên hệ cơ, xương con vật.
- Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
3. Củng cố và luyện tập: (8’)
? Bảng phụ bài tập:
A. Hãy chọn các từ, cụm từ: Thóc, rơm, cỏ, cám gạo, premic khoáng, thực vật,
động vật để điền vào bảng sau:
Vật nuôi
Loại thức ăn cho vật nuôi
Nguồn gốc thức ăn
1) Trâu
2) Lợn
3) Gà
B. Thành phần các chất có trong chất khô của thức ăn:
a) Gluxit, vitamin. c) Prôtêin, gluxit, lipit, vitamin, chất khoáng
b) Chất khoáng, lipit, gluxit. d) Gluxit, lipit, prôtêin.
H. Thảo luận nhóm (3’) và trả lời.
A: Trâu: Rơm, cỏ
Lợn: Cám gạo, premic khoỏng
Gà: Thóc, thực vật, động vật.
B: Chọn đáp án c)
? Yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung ghi nhớ- SGK- 101?
H. Thực hiện.
G. Chốt lại toàn bộ nội dung bài học.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học bài, học thuộc nội dung phần ghi nhớ.
- Trả lời theo các câu hỏi cuối SGK- 101
- Đọc trước tiết 39: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
*****************************************************
Tuần:....
Ngày soạn: .................. Ngày giảng: ..................
Tiết 31:
vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Trình bày được quá trình tiêu hoá và hấp thụ các thành phần
dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hoá của vật nuôi.
- Nêu được vai trò quan trọng của thức ăn đối với quá trình sinh
trưởng, phát dục và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi của gia súc,
gia cầm.
2. Kĩ năng: - Phát triển kỹ năng: Quan sát + Tư duy.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, có ý thức lựa chọn và tận dụng nhiều loại thức ăn cho vật nuôi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, ảnh chụp các hình 64, 65
2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các giống vật nuôi
ở địa phương và thức ăn của chúng.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Tổ chức ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (15’) (Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra)
a. Câu hỏi:
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? Trình bày các thành phần dinh dưỡng
của thức ăn vật nuôi? Tại sao trâu, bò tiêu hoá được rơm, rạ, cỏ khô?
b. Đáp án:
* Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ: Thực vật, động vật và chất khoáng.
* - Trong thức ăn vật nuôi có: Nước và chất khô: Prôtêin, lipit, gluxit, khoáng
và vitamin.
+) Prôtêin: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của
vật nuôi.
+) Lipít: Cung cấp năng lượng
+) Gluxit: Cung cấp năng lượng
+) Nước: Chất hoà tan, chất vận chuyển, điều hoà thân nhiệt
+) Chất khoáng: Ca, P, Na, Fe.. xây dựng các tế bào, cơ quan, hệ cơ quan.
+) Vitamin A: Giúp cơ thể phát triển chống vi trùnh gây bệnh
+) Vitamin B: Giúp tiêu hoá và giữ thăng bằng hệ thần kinh
+) Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thu Ca, P để tạo nên hệ cơ, xương con vật.
- Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
* Trâu bò chỉ ăn rơm, cỏ vẫn sống được bình thường vì dạ dày trâu bò gồm 4
túi: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá xách và dạ múi khế. Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh
vật sống cộng sinh giúp việc tiêu hoá rơm, cỏ của trâu, bò được thuận lợi.
* Đặt vấn đề: (2’)
Sau khi thức ăn được vật nuôi tiêu hóa, có thể vật nuôi sẽ hấp thụ để tạo ra
sản phẩm chăn nuôi như: thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm
việc Vậy thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Vai trò của các chất
dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao? Đó là nội dung của bài
học hôm nay.
2. Bài mới:
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
G
?
H
G
?
H
G
?
H
G
?
H
G
G
G
Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
Hãy đọc, hiểu bảng tóm tắt về sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong SGK- 102 và cho biết: Những thức ăn nào bị biến đổi và không bị đổi qua đường tiêu hóa?
+ Prôtêin, Lipit, Gluxit, muối khoáng bị biến đổi thành: axit amin; glyxêrin, axit béo; gluxit; ion.
+ Nước và vitamin không bị biến đổi
Bảng phụ mục 2) - SGK- 102:
Hãy dựa vào bảng trên, hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống để thấy được kết quả của sự tiêu hóa thức ăn
Đại diện 1 học sinh lên bảng điền, dưới lớp tự hoàn thiện vào vở.
Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.
Thức ăn sau khi bị biến đổi, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ như thế nào?
Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Nhận xét và ghi bảng.
Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể được sử dụng để làm gì? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (T.g: 5’)
Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi và hoàn thiện vào chỗ “” - SGK- 103:
Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể đựơc sử dụng tạo năng lượng và các sản phẩm chăn nuôi.
Nhận xét và thông báo đáp án đúng:
1. Năng lượng, 2. Các chất dinh dưỡng, 3. Gia cầm.
Chốt lại và ghi bảng.
Thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi là các chất Gluxit, Lipít, các chất khác như Prôtêin, khoáng, vitamin, nước, cung cấp vật chất cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi.
GV: Các chất kích thích sinh trưởng có trong thức ăn vật nuôi sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới con người nếu con người sử dụng các sản phẩm chăn nuôi chưa đủ thời gian cách li.
10’
10’
I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
- Thức ăn qua đường tiêu hóa của vật nuôi được biến đổi:
+ Nước Nước.
+ Prôtêin Axít amin.
+ Lipit Glyxerin + axit béo
+ Gluxit Đ ường đơn.
+ Muối khoáng Ion khoáng
+ Vitamin Vitamin
- Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa.
- Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
3. Củng cố và luyện tập: (7’)
G. Bảng phụ bài tập:
1: Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Sau khi được tiêu hóa và hấp thụ, thức ăn cung cấp năng lượng, chất dinh
dưỡng giúp vật nuôi:
a) Sinh trưởng và tạo ra sản phẩm chăn nuôi.
b) Tạo ra sừng, lông, móng.
c) Hoạt động cơ thể.
d) Cả 3 câu trên đều đúng.
2: Hãy chọn các từ, cụm từ thích hợp để điền vào bảng:
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn
Chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ (Sau khi tiêu hóa)
1. Nước
2. Muối khoáng
3. Vitamin
4. Lipit
5. Gluxit
6. Prôtêin
? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (T.g: 3’)
H. Các nhóm thảo luận và trả lời.
G. Treo bảng phụ đáp án đúng:
1: Chọn d)
2: 1) Nước
2) Ion khoáng
3) Vitamin
4) Glyxrin và axit béo
5) Đ ường đơ n
6) Axit amin
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học bài, học thuộc nội dung phần ghi nhớ.
- Trả lời theo các câu hỏi cuối SGK- 101
- Đọc trước tiết 40: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
Kí duyệt ngày .....tháng.....năm.........
Tuần:....
Ngày soạn: .................. Ngày giảng: ..................
Tiết 32:
Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Hiểu được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn.
- Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
- Hình thành những kỹ năng chế biến và dự trữ thức ăn cho vật
nuôi.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, có ý thức trong việc chế biến và dự trữ thức ăn cho
vật nuôi.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài mới, tìm hiểu về các cách chế biến
và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
III. Tiến trình bài dạy:
1.Tổ chức ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: (7’)
a. Câu hỏi:
Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? Cho biết vai trò của thức ăn
đối với cơ thể vật nuôi?
b. Đáp án:
* Thức ăn qua đường tiêu hóa của vật nuôi được biến đổi:
+ Nước Nước.
+ Prôtêin Axít amin.
+ Lipit Glyxerin + axit béo
+ Gluxit Đ ường đơn.
+ Muối khoáng Ion khoáng
+ Vitamin Vitamin
- Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột
vào máu.
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm
chăn nuôi như: Thịt, trứng, sữa.
- Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
* Đặt vấn đề: (2’)
Không phải loại thức ăn nào vật nuôi ăn cũng được hấp thụ do đó ta phải biết
cách chế biến thức ăn để vật nuôi có thể hấp thụ tốt và để đảm bảo chất lượng
thức ăn, ta phải biết cách bảo quản tốt. Vậy phương pháp chế biến và bảo
quản nào là phù hợp? Ta cùng nhau nghiên cứu bài hôm nay :
2. Bài mới:
Phần hoạt động của thầy và trò
TG
Phần ghi bảng
?
H
?
H
?
H
?
H
G
?
H
?
H
?
H
?
H
?
H
G
?
H
?
H
G
?
H
?
H
G
?
H
G
H
G
Tại sao phải chế biến thức ăn?
Một số thức ăn nếu không chế biến vật nuôi sẽ không ăn được.
Lấy một số ví dụ nếu không chế biến thức ăn vật nuôi sẽ không ăn được.
Liên hệ thực tế (Đậu tương, gạo, khoai mì )
Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng dễ tiêu hoá
Lấy ví dụ khi chế biến sẽ làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.
Ví dụ: Thức ăn chứa nhiều tinh bột đem ủ với men rượu, vẩy nước muối vào rơm, rạ cho trâu bò hay ủ chua các loại rau,
Việc chế biến thức ăn còn làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại.
Lấy ví dụ khi chế biến thức ăn sẽ làm giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.
Ví dụ: Băm, thái, cắt rau xanh, xay nghiền hạt
Lấy ví dụ khi chế biến thức ăn sẽ khử bỏ chất độc hại?
Ví dụ: Rang, hấp đậu tương.
Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa nhằm mục đích gì?
Nhằm mục đích giảm thể tích thức ăn, diệt các loại mầm bệnh.
Khi bổ xung đậu tương vào khẩu phần ăn cho vật nuôi , người chăn nuôi phải rang chín đậu tương rồi xay và nghiền nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì?
Có mùi thơm, phá huỷ chất độc có trong đậu tương.
Mỗi năm thu hoạch rau, lương thực thường có mùa vụ, mùa hè, thường thừa thức ăn, mùa đông lại thiếu. Để vật nuôi có đủ thức ăn quanh năm người chăn nuôi phải làm gì?
Phải dự trữ thức ăn.
Mùa thu hoạch khoai, sắn, ngô có một lượng lớn sản phẩm vật nuôi không thể sử dụng hết ngay, nên phải để dành, phải dự trữ để lúc nào cũng có sẵn thức ăn cho vật nuôi.
Dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì?
Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Nêu một vài ví dụ về cánh dự trữ thức ăn?
Khoai lang, sắn: Thái nhỏ, phơi khô rồi cất vào chum, vại
Ngô, thóc: Phơi khô rồi cất vào chum, vại
Chốt lại: Để thức ăn không bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải dự trữ thức ăn.
Quan sát hình 66- SGK- 105, hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống:(Bảng phụ):
Chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1, 2, 3
Phương pháp hóa học trên hình: 6, 7
Phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.
Hình 5 là phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp: Là sử dụng tổng hợp các phương pháp trên.
Có mấy phương pháp chế biến thức ăn?
Có 4 phương pháp.
Nhận xét và chốt lại kiến thức, ghi bảng.
Quan sát hình 67- SGK- 106: Trong chăn nuôi thường sử dụng các phương pháp dự trữ thức ăn nào?
Có 2 phương pháp: Làm khô và ủ xanh
Bảng phụ: Hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống:
Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp ủ xanh? Tiến hành như thế nào?
+ Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp làm khô? Tiến hành như thế nào?
Đọc, tìm hiểu SGK và trả lời.
Nhận xét và chốt lại kiến thức
15’
15’
I. Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn:
1. Chế biến thức ăn:
- Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa.
- Làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn:
Nhằm mục đích: Giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn:
1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
* Phương pháp vật lý:
- Cắt ngắn: Đối với thức ăn thô xanh
- Nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt
- Xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu
* Phương pháp hóa học:
- Đường hóa với thức ăn giàu tinh bột
- Kiềm hoá với thức ăn có nhiều xơ như rơm, rạ
* Phương pháp vi sinh vật: ủ lên men với thức ăn giàu tinh bột
* Phối trộn nhiều loại thức ăn: - Để tạo thức ăn hỗn hợp
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn:
Có 2 phương pháp dự trữ thức ăn:
- Làm khô: Đối với cỏ, rơm và các loại củ hạt
- ủ xanh: Đối với các loại rau, cỏ tươi xanh.
3. Củng cố và luyện tập: (5’)
G. Bảng phụ:
I. Ghép số thứ tự từ (1- 4) với các từ, cụm từ (a - e)
1. Cắt ngắn a. Hạt đậu, ngô
2. Nghiền nhỏ b. Cỏ, rau muống
3. Xử lí nhiệt c. Rơm, rạ
4. Kiềm hóa d. Hạt ngô
e. Khoai
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_khoi_7_chuong_trinh_hoc_ki_2_chuan_kien_th.doc