Giáo án Công nghệ Khối 9 - Tuần 3

I. Mục tiêu:

 - HS biết được công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.

 - HS biết lựa chọn và sử dụng hợp lí các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.

II. Chuẩn bị:

 - Tranh vẽ một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.

 - Một số dụng cụ cơ khí: thước cuộn, thước cặp, kìm điện các loại, khoan, búa

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Bài cũ:

- Cho ví dụ một số loại đồng hồ đo điện? Hãy nêu công dụng của chúng?

- Viết kí hiệu của một số loại đồng hồ đo điện sau: oát kế, công tơ điện, ôm kế.

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 9 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tiết 5 DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN I. Mục tiêu: - HS biết được công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện. - HS biết lựa chọn và sử dụng hợp lí các dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện. - Một số dụng cụ cơ khí: thước cuộn, thước cặp, kìm điện các loại, khoan, búa III. Các hoạt động dạy và học: Ổn định tổ chức: Bài cũ: - Cho ví dụ một số loại đồng hồ đo điện? Hãy nêu công dụng của chúng? - Viết kí hiệu của một số loại đồng hồ đo điện sau: oát kế, công tơ điện, ôm kế. Bài mới: Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung bài ghi Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ cơ khí - Em hãy kể tên một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện? - GV bổ sung. - Những dụng cụ trên được chia thành mấy nhóm chính? - GV thông báo:Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thong phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí khi lắp đặt dây dẫn và các thiết bị điện. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đó. - GV cho H quan sát tranh vẽ một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện, kết hợp với việc quan sát một số dụng cụ cơ khí đã chuẩn bị. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm nội dụng sau: + Hãy điền tên dụng cụ và công dụng của chúng vào bảng 3.4/15SGK? - GV bổ sung, tiểu kết. - GV cần lưu ý HS khi sử dụng khoan máy để khoan. - Kìm, thước, búa, cưa, - 2 nhóm. - HS quan sát tranh. - Quan sát một số dụng cụ thực tế. - 1bàn/ nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. II. Dụng cụ cơ khí: Dụng cụ cơ khí: - Dụng cụ gia công, lắp đặt. - Dụng cụ đo và vạch dấu. * Công dụng: - Thước: đo kích thước, khoảng cách cần lắp đặt điện. - Thước cặp: đo đk dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ. - Panme: đo chính xác đường kính dây điện. - Tuốc nơ vít: dùng để tháo lắp ốc vít, bắt dây dẫn. - Búa: đóng tạo lực khi cần gá lắp các thiết bị lên tường, trần nhà ngoài ra còn dùng để nhổ đinh. - Cưa: cưa, cắt ống kim loại hoặc nhựa. - Kìm: cắt, tuốt và giữ dây dẫn khi nối. - Khoan: khoan lỗ trên gỗ, bê tông, để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện. Hoạt động 2: Bài tập - GV yêu cầu HS đọc đề bài tập ở bảng 3.5/17SGK. - Yêu cầu HS làm việc độc lập trên từng cá nhân, hoàn tất bài tập trên. - GV gọi 1 số HS giải bài tập trên, thu và ghi đểin cho một số kết quả của các em làm nhanh và chính xác. - GV sửa bài tập và tổng kết. - 1HS thực hiện. - HS làm việc theo cá nhân. (Bảng 3.5/17SGK) 4. Củng cố: - Trình bày công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện? 5. Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị bài mới: “Thực hành: sử dụng đồng hồ đo điện” + Đọc trước bài mới. + Tìm hiểu cấu tạo bên ngoài, công dụng, các kí hiệu ghi bên ngoài của một số đồng hồ đo điện. Phụ lục: Bảng 3.5/17SGK: Câu Đ – S Từ sai Từ đúng 1 Để đo điện trở phải dùng oát kế. 5 2 Ampe kế được mắc song song với mạch điện cần đo 5 3 Đồng hồ vạn năng có thể đo được cả điện áp và điện trở của mạch điện. 5 4 Vôn kế được măc nối tiếp với mạch điện cần đo. 5 Ngày: Thực hành: Tiết 6 SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN I. Mục tiêu: - HS biết được công dụng và cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng. - Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng. - Đảm bảo an toàn điện khi thực hành. II. Chuẩn bị: - Nguồn điện xoay chiều 220V - Ampe kế điện từ thang đo 1A, vôn kế điện trở thang đo 300V, oát kế, ôm kế, đồng hồ vạn năng. - Bảng thực hành đo điện trở. - Kìm điện, tua vít, dây dẫn. III. Các hoạt động dạy và học: Ổn định tổ chức: Bài cũ: - Cho ví dụ một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện? Hãy nêu công dụng của chúng? Bài mới: Hoạt động của giáo viên HĐ của HS Nội dung bài ghi Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu thực hành - GV nêu yêu cầu bài thực hành và nội quy thực hành. - Chia nhóm thực hành. - GV chỉ định nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng. - GV nêu rõ những tiêu chí đánh giá kết quả thực hành: + Kết quả thực hành: 4 điểm. + Thực hiện đúng quy trình thực hành, thao tác chính xác: 4 điểm. + Thái độ thực hành, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường: 2 điểm. - HS lắng nghe. - 4 à6HS/nhóm. Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện - GV giao cho các nhóm đồng hồ đo điện: ampe kế, vôn kế, đồng hồ vạn năng, - GV giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm, quy định thời gian hoàn thành. - GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm việc theo nhóm: + Đọc và giải thích những kí hiệu ghi trên mặt đồng hồ đo điện. + Chức năng của đồng hồ đo điện: đo đại lượng gì? + Chức năng của các núm điều khiển của đồng hồ đo điện. - GV cử đại diện nhóm trình bày. - GV bổ sung và rút ra kết luận. - GV cần lưu ý HS hiểu rằng: + Ngoài kí hiệu theo đại lượng cần đo, theo nguyên lí làm việc, trên mặt dụng cụ đo còn có nhiều kí hiệu khác chỉ loại dòng điện, vị trí đặt, cấp chính xác. + Cần phải chú ý đồng hồ đo điện xoay chiều hay một chiều, thang đo của đồng hồ. + Cách sử dụng đồng hồ đo điện, nhất là đồng hồ vạn năng. + Chức năng của 2 núm điều khiển: 2 núm hai bên để nối với nguồn điện và phụ tải; núm còn lại dùng để điều chỉnh vị trí kim đồng hồ về vị trí số 0 trước khi thực hành. - HS nhận đồ dùng thực hành. - Mỗi dụng cụ tiến hành trong tg 5ph. - 2 bàn/nhóm. - Đai diện nhóm trình bày. 1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện 4. Củng cố: - GV yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, đồ dùng thực hành. - Nhận xét ưu điểm cũng như những tồn tại cần khắc phục. - Đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. - Thu kết quả thực hành (phiếu học tập). 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: “Thực hành: sử dụng đồng hồ đo điện” (tt) + Đọc trước bài mới. + Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng và quy trình đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_khoi_9_tuan_3.doc
Giáo án liên quan