I. Mục tiêu:
- HS biết công dụng và cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
- Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
- Đảm bảo an toàn điện khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: đồng hồ vạn năng, cuộn dây, bóng đèn 60W, bóng đèn 100W.
- Bảng báo cáo thực hành (bảng 4.2)
- Đồ dùng điện bị chạm vỏ: bàn là, nồi cơm điện.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Hãy nêu chức năng của đồng hồ vạn năng?
3. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Khối 9 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:
Tiết 7+8 Thực hành: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I. Mục tiêu:
- HS biết công dụng và cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
- Đo được điện trở bằng đồng hồ vạn năng.
- Đảm bảo an toàn điện khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng: đồng hồ vạn năng, cuộn dây, bóng đèn 60W, bóng đèn 100W.
- Bảng báo cáo thực hành (bảng 4.2)
- Đồ dùng điện bị chạm vỏ: bàn là, nồi cơm điện.
III. Các hoạt động dạy và học:
Ổn định tổ chức:
Bài cũ:
- Hãy nêu chức năng của đồng hồ vạn năng?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung bài ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồà vạn năng
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV phát dụng cụ cho các nhóm HS: đồng hồ vạn năng, cuộn dây, bóng đèn 60W và 100W.
- Em hãy quan sát và mô tả cấu tạo ngoài của đồng hồ vạn năng?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
+ Tìm hiểu các kí hiệu ghi trên đồng hồ.
+ Tìm hiểu cách sử dụng của từng núm điều chỉnh để lựa chọn đại lượng cần đo với thang đo thích hợp.
* GV lưu ý HS: không được sử dụng tuỳ tiện khi chưa hiểu cách sử dụng. Nếu sử dụng nhầm vị trí chuyển mạch sẽ làm hỏng đồng hồ vạn năng.
- Các nhóm nhận dụng cụ.
- HS trả lời.
- HS nghe và tìm hiểu cách sử dụng.
1. Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng:
Hoạt động 2: Thực hành đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
* GV lưu ý HS: Phải cắt điện trước khi đo điện trở.
- GV nêu nguyên tắc chung để đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, vừa nêu vừa làm mẫu các thao tác.
+ Điều chỉnh núm 0: Chập mạch hai đầu của que đo, kim chỉ về số 0 là trạng thái đồng hồ tốt. Nếu kim không chỉ về số 0, phải xoay núm chỉnh không cho kim về số 0. Thao tác này cần được thực hiện cho mỗi lần đo vì nguồn pin bị giảm sau mỗi lần đo làm vị trí kim bị thay đổi.
+ Khi đo không được chạm tay vào đầu kim đo hoặc các phần tử đo vì điện trở người gây sai số đo.
+ Để tránh cho kim bị va đập, khi đo bắt đầu từ thang đo lớn rồi giảm dần đến khi nhận được kết quả thích hợp.
- GV hướng dẫn HS đo điện trở cuộn dây, bóng đèn 60W, 100W. Ghi kết quả đo vào mẫu báo cáo thực hành.
- Trong quá trình thực hành, GV theo dõi và thương xuyên nhắc nhở các nhóm để có thao tác chính xác và kết quả đúng, đồng thời tránh làm hư hỏng đồng hồ vạn năng.
- HS nghe và quan sát thao tac mẫu của GV.
- Các nhóm tiến hành thao tác GV đã hướng dẫn.
- Các nhóm tiến hành các thao tác đo điện trở, ghi kết quả vào bảng báo cáo.
2. Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng:
Hoạt động 3: Sử dụng đồng hồ vạn năng xác định bộ phận hư hỏng của mạch điện
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định mạch điện bị hở hay chập mạch bằng thang đo điện trở:
+ Phát hiện mạch điện bị hở mạch: cắt nguồn điện, lần lượt đo điện trở từng đoạn mạch, đoạn mạch nào cho kết quả R = thì chứng tỏ đoạn mạch đó bị hở.
+ Phát hiện ngắt mạch: cắt nguồn điện, đo điện trở đoạn mạch cần kểim tra, nếu kết quả cho R = 0 thì chứng tỏ đoạn mạch bị ngắn mạch.
- GV làm mẫu các thao tác đẻ HS quan sát và thực hành.
- Trong quá trình làm GV theo dõi và uốn nắn thao tác sai của HS.
- HS quan sát thao tác mẫu của GV và tiến hành làm việc theo nhóm.
3. Sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định bộ phận hư hỏng của mạch điện:
4. Củng cố:
- GV yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ và vệ sinh sau thực hành.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm kết quả thực hành theo những tiêu chí đã đạt ra trước khi bước và thực hành.
- GV tổng kết, nhận xét bài thực hành.
- Thu báo cáo thực hành của các nhóm, chấm thử trước lớp hai nhóm để rút kinh nghiệm.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài mới: “Thực hành: Nối dây dẫn điện”
+ Đọc trước bài mới.
+ Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít, mỏ hàn/nhóm.
+ Vật liệu: dây dẫn điện lõi 1 sợi, dây dẫn lõi nhiều sợi, băng keo cách điện, giấy ráp, nhựa thông, thiếc hàn/HS
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_khoi_9_tuan_4.doc