Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1-14 (Bản hay)

I. Mục tiêu .

- Biết được nguồn gốc , tính chất của các loại vải sợi tự nhiên , vải sợi hoá học , vải sợi pha.

- Phân biệt được một số loại sợi vải thông dụng .

II . Chuẩn bị

- Tranh : Quy thình sản xuất vải sợi tự nhiên .

- Dụng cụ :

§ Bát chứa nước

§ Quạt

§ Các loại vải vụn

III . Hoạt động dạy - học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

- Hãy nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình?

- Nêu mục tiêu môn học, PP học tập?

 3. Bài mới

- Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm quần áo dùng hàng ngày đều được may từ các loại vải, còn các loại vải đó có nguồn gốc từ đâu, được tạo ra ntn và có những đđ ntn thì các em chưa biết.

- Bài mở đầu may mặc trong gia đình sẽ giúp các em hiểu được nguồn gốc, tính chất của các loại vải và cách phân biệt các loại vải đó.

- Các em đã đọc trước bài 1 SGK. Em hãy kể tên 3 loại vải chính thường dùng trong may mặc?

- Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của từng loại vải.

 

doc56 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 1-14 (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày dạy: Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU I . Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài, Học sinh : - Biết khái quát vai trò của gia đình và kinh tế gia đình, mục tiêu nội dung chưong và SGK Công nghệ 6, nhưng yêu cầu đổi mới phương pháp học tập. - Hứng thú học tập môn học. II. Chuẩn bị - Tranh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình . - Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung CT công nghệ THCS III . Hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp 2. Bài mới Giới thiệu bài: - Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội. - Để biết được vai trò của mỗi người với xh, chương trình Công nghệ 6 – Phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xd gia đình và pt xh ngày1 tốt đẹp hơn. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS HĐ 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ KINH TẾ GIA ĐÌNH: - GV lấy ví dụ về gia đình và các hoạt động trong gia đình? ? Vai trò của gia đình? ? Trong gia đình con người cần có những nhu cầu ? Nhu cầu: Vật chất , Tinh thần Vào mức thu nhập của gia đình àMọi thành viên phải có trách nhiệm đối với gia đình để góp phần làm cho cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc. ? Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ? Bằng tiền Thu nhập HS lấy vd. Bằng hiện vật - Sử dụng thu nhập phải hợp lí . ( Ví dụ ) - Tất cả những cộng việc trong GĐ đều là công việc KTGĐ - Tất cả các công việc trên đều thuộc lĩnh vực KTGĐ. HĐ 2: TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG TỔNG QUÁT CỦA CHƯƠNG TRÌNH , SGK VÀ PP HỌC TẬP BỘ MÔN: Sau khi học xong CT KTGĐ , HS cần đạt được: Kiến thức Kĩ năng GV giới thiệu theo SGK Thái độ GV : giúp học sinh hiểu tự phải tìm hình vẽ , câu hỏi , bài tập à Lĩnh hội kiến thức I . Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình 1. Vai trò của gia đình - Vai trò của gia đình: Gia đình là nền tảng của xh, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người về vật chất và tinh thần cần được đáp ứng trong đk cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. - Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình là phải làm tốt công việc của mình để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh hạnh phúc. 2. Kinh tế gia đình - Tạo ra thu nhập - Sử dụng nguồn thu nhập - Làm các công việc nội trợ II. Mục tiêu của ctcn6 - phân môn ktgđ Kiến thức Kĩ năng (SGK) 3- Thái độ ( SGK ) III. Phương pháp học tập. - Chuyểãn việc thụ động tiếp thu kiến thức à chủ động hoạt động để tìm hiểu , phát hiện nắm vững kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. IV. Tổng kết: Một HS trả lời câu hỏi về nội dung bài học. V. Dặn dò: - Đọc trước bài 1. - Chuẩn bị 1 số mẫu vải. Tuần 2 Ngày dạy: CHƯƠNG I: MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH Tiết 2+3:CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC ( 2 tiết) I. Mục tiêu . - Biết được nguồn gốc , tính chất của các loại vải sợi tự nhiên , vải sợi hoá học , vải sợi pha. - Phân biệt được một số loại sợi vải thông dụng . II . Chuẩn bị - Tranh : Quy thình sản xuất vải sợi tự nhiên . - Dụng cụ : Bát chứa nước Quạt Các loại vải vụn III . Hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình? - Nêu mục tiêu môn học, PP học tập? 3. Bài mới - Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm quần áo dùng hàng ngày đều được may từ các loại vải, còn các loại vải đó có nguồn gốc từ đâu, được tạo ra ntn và có những đđ ntn thì các em chưa biết. - Bài mở đầu may mặc trong gia đình sẽ giúp các em hiểu được nguồn gốc, tính chất của các loại vải và cách phân biệt các loại vải đó. - Các em đã đọc trước bài 1 SGK. Em hãy kể tên 3 loại vải chính thường dùng trong may mặc? - Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của từng loại vải. TIẾT 2 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS TÌM HIỂU NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT CÁC LOẠI VẢI a/ Nguồn gốc: - GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát h1.1 SGK . ? Qua quan sát tranh em cho biết tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải? b . Quy trình sản xuất - Hướng dẫn HS quan sát h1.1a,b SGK ? Qua quan sát tranh em hãy nêu quy trình sx vải sợi bông? - GV bổ sung: Từ cây bông ra hoa kết trái cho quả bông. Qủa bông sau khi thu hoạch được giũ sạch hạt, loại bỏ các chất bẩn, đánh tơi để tạo xơ bông, kéo thành sợi dệt vải và qua quá trình dệt tạo thành vải sợi bông. ? Em hãy nêu quy trình sx vải tơ tằm? - GV: Từ con tằm cho kén tằm và từ kén tằm cho sợi tơ tằm sau 1 quá trình ươm tơ: Ta đem kén tằm nấu trong nước sôi làm cho keo tơ tan ra 1 phần, kén tơ trở nên mềm ra, dễ dàng rút thành sợi, sợi tơ rút ra từ kén còn ướt (kén đang ở trong nồi nước nóng) được chập lại thành sợi tơ mộc, từ sợi tơ dệt được vải tơ tằm. ? Qua quan sát sơ đồ em cho biết thời gian tạo thành nguyên liệu dệt vải? - Cho HS QS mẫu vải để giới thiệu PP dệt vải. Vải có thể dệt bằng pp thủ công hoặc bằng máy: dệt thoi hoặc dệt kim. c/ Tính chất vải thiên nhiên: - GV làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước để HS qs và nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên? - GV : Ngày nay đã có công nghệ xử lí đặc biệt làm cho vải sợi bông, vải tơ tằm không bị nhàu, tăng giá trị của vải nhưng giá thành cao. a/ Nguồn gốc: - Gợi ý cho HS QS h1.2 SGK. ? Nêu nguồn gốc của vải sợi hóa học? Nhân tạo - Vải sợi HH Tổng hợp ? Qua QS sơ đồ em cho biết tóm tắt quy trình sx vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp? - GV : Khi giặt phải ủi, không nên giặt nhiều vào mùa đông. ? Tìm nội dung ở sơ đồ 1.2 SGK điền vào chỗ trống? - Vải sợi hỗn hợp sản xuất nhanh nhờ máy móc hiện đại, NL nhiều à Rẻ à Sử dụng nhiều. b/ Tính chất: - GV làm thử nghiệm vò vải , đốt sợi vải , nhúng vải vào nướcà HS QS. + Sản xuất sợi hóa học nhờ máy móc hiện đại nên rất nhanh chóng. + Về nguyên liệu sx vải sợi hóa học dồi dào và giá rẻ vì vậy được sử dụng nhiều trong may mặc. ? Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc? I . Nguồn gốc,tính chất của các loại vải 1. Vải sợi thiên nhiên a . Nguồn gốc . - HS quan sát hình. - HS trả lời theo nd SGK. Vải sợi TN được dệt từ các dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên . b . Quy trình sản xuất - Quan sát hình 1.1a Cây bông à Quả bông à Xơ bông à Sợi dệt à Vải sợi bông. - Quan sát hình 1.1b Con tằm à Kén tằm ƯƠM TƠ Sợi tơ tằmà Sợi dệt à vải tơ tằm . - HS nghe giảng. - 2 hoặc 3 HS trả lời. - Thời gian tạo thành nguyên liệu lâu vì cần có thời gian từ khi cây con sinh ra đến khi cho thu hoạch. c. Tính chất - HS quan sát. - 1 HS đọc mục 1b tr7. - Độ hút ẩm cao , lâu khô - Dễ nhàu - Tro bóp dễ tan 2. Vải sợi hoá học a. Nguồn gốc - HS QS hình 1.2 - Vải sợi hoá học được dệt từ các dạng sợi do con người tạo ra từ một số chất hoá học lấy từ gỗ , tre nứa , dầu mỏõ - HS QS sơ đồ và nêu được quy trình. - Đáp án: + Vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp. + Sợi visco, axetat; gỗ, tre, nứa. + Sợi nilon, sợi polyeste; dầu mỏ, than đá. b. Tính chất - HS QS và nhận xét . - Vải sợi nhân tạo: Độ hút ẩm cao, ít nhàu, cứng khi ở trong nước , tro bóp dể tan . - Vải sợi tổng hợp bền, đẹp, dễ giặt, nhưng ít thấm mồ hôi. - Yêu cầu: Vải sợi hoá học phong phú, đa dạng, bền, đẹp, giặt mau khô, ít bị nhàu, giá thành rẻ. * TỔNG KẾT: - GV nêu câu hỏi củng cố bài. - Mỗi HS chuẩn bị sẵn các mẫu vải, sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn, bao diêm để tiết sau thử nghiệm phân loại vải. TIẾT 3 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học? 2. Bài mới: HĐ CUẢ GV HĐ CUẢ HS HĐ 1: TÌM HIỂU VỀ VẢI SỢI PHA: a. Nguồn gốc: - Cho HS xem 1 số mẫu vải có ghi thành phần sợi pha. - GV: Để hợp được những ưu điểm của sợi thiên nhiên và sợi hóa học, đồng thời khắc phục nhược điểm của 2 loại sợi này, người ta pha trộn các loại sợi theo tỉ lệ nhất định tạo thành sợi pha để dệt vải. b/ Tính chất: - Yêu cầu HS đọc nd SGK. ? Nhắc lại tính chất của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học và dự đoán tính chất của 1 số mẫu vải pha dựa vào vd về vải sợi bông pha sợi tổng hợp (PECO) đã nêu ở SGK. - GV: + Cotton+ polyeste(PECO): hút ẩm nhanh, thoáng mát, không nhàu, giặt chóng khô, bền, đẹp. + Polyeste+ visco(PEVI): tương tự vải PECO. + Polyeste+ len: bóng, đẹp, mặc ấm, giữ nhiệt tốt, ít bị côn trùng cắn thủng, dễ giặt. HĐ 2: THỬ NGHIỆM ĐỂ PHÂN BIỆT 1 SỐ LOẠI VẢI: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - GV lưu ý đến vấn đề an toàn khi thử nghiệm đốt vải. 3. Vải sợi pha: a. Nguồn gốc: - HS qs mẫu vải ® rút ra kết luận nguồn gốc vải sợi pha. Kết hợp 2 hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành sợi pha để dệt vải. b/ Tính chất: - HS đọc mục 3b tr8. - Làm việc theo nhóm, xem mẫu vải rút ra kết luận. Vải sợi pha thường có những ưu điểm của các loại sợi thành phần: Bền, đẹp, dễ nhuộm màu, ít nhàu nát, mặc thoáng mát, giặt chóng sạch, mau khô, ít phải làVải được sử dụng rộng rãi để may quần áo và các sản phẩm khác. II. Thử nghiệm để phân biệt 1 số loại vải: - HS làm việc theo nhóm- tiến hành vò vải, nhúng nước, đốt vải. + Khi làm thử nghiệm các em ghi lại nhận xét và điền nd vào bảng 1 SGK. + Thử nghiệm vò vải và đốt sợi vải để phân loại các mẫu vải hiện có: Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha. - HS đọc thành phần sợi vải trong các khung h1.3 SGK và các băng vải nhỏ do GV và HS chuẩn bị. 3. Tổng kết - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Cho HS đọc mục “ Có thể em chưa biết”. 4. Dặn dò: - Đọc trước bài 2. - Sưu tầm 1 số mẫu trang phục. - Làm bài tập trong vở bàt tập. Tuần 2 +3 Ngày dạy: Tiết 4 + 5: LỰA CHỌN TRANG PHỤC ( 2 tiết) I. Mục tiêu . - Học sinh biết được khái niệm trang phục , các loại trang phục , chức năng của trang phục , cách lựa chọn trang phục . - Vận dụng được các kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình . II . Chuẩn bị Tranh vẽ : - Một số loại trang phục , cách chọn vải màu sắc, hoa văn phù hợp với cơ thể. - Có thể chuẩn bị một số loại quần áo . III . Hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Vì sao vải sợi pha được phổ biến trong may mặc hiện nay? - Làm thế nào để phân biệt vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học? 3. Bài mới Giới thiệu bài: Mặc là 1 trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng điều cần thiết là mỗi chúng ta phải biết cách lựa chọn vải may mặc có màu sắc, hoa văn và kiểu may ntn để có được bộ trang phục phù hợp, đẹp và hợp thời trang làm tôn vẻ đẹp của mỗi người. TIẾT 4 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: TRANG PHỤC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRANG PHỤC - Cho HS quan sát một số trang phục. ? Trang phục là gì ? - Tuỳ theo thời đại, trình độ khác nhau mà ta có những bộ trang phục khác nhau. - GV hướng dẫn hS qs h1.4 SGK. ? Nêu tên và công dụng của từng loại trang phục trong hình? ? Em có thể kể tên các bộ môn thể thao khác và trang phục đặc trưng cho từng bộ môn đó mà em biết ? - GV gợi ý : Các môn thể thao như đá bóng, võ thuật, bơi lội từng bộ môn thể thao có những yêu cầu khác nhau về trang phục. ? Mô tả trang phục lao động trong hình 1.4c? ? Mô tả trang phục của 1 số ngành nghề khác như: ngành y, nấu ăn, công nhân ngành môi trường? ? Kể những trang phục, quần áo mặc về mùa lạnh? ? Em hãy kể những trang phục mùa nóng? ? GV cho HS rút ra kết luận? ? Em đã biết trang phục là gì, và các loại trang phục, hãy nói những hiểu biết của mình về trang phục? - Gợi ý: Những người sống ở vùng Bắc cực, vùng xích đạo mặc ntn? - GV: Thời nguyên thủy áo quần chỉ là những mảnh vỏ cây, lá cây ghép lại hay tấm da thú khoác lên người 1 cách đơn sơ cốt để che thân và bảo vệ cơ thể. Ngày nay xh loài người ngày 1 phát triển, áo quần ngày càng đa dạng, phong phú, mỗi người cần biết cách chọn trang phục phù hợp để làm đẹp cho mình. - Hướng dẫn HS cùng thảo luận về cái đẹp trong may mặc. ? Em hiểu thế nào là mặc đẹp? - Nhận xét. I. Trang phục và chức năng của trang phục : - HS quan sát một số trang phục. 1. Trang phục là gì ? Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số loại vật dụng khác đi kèm như ; mũ , giầy , tất , khăn quàng 2. Các loại trang phục: - HS quan sát hình - Yêu cầu nêu được: + H1.4a: Trang phục trẻ em, màu sắc tươi sáng, rực rỡ. + H1.4b: Trang phục thể thao - Dựa vào sự gợi ý của GV mà HS nêu được trang phục của các bộ môn thể thao khác nhau . + H1.4c : Trang phục lao động. - Yêu cầu : Đây là trang phục bảo hộ Lđ của công nhân lâm trường cao su, làm việc ở lâm trường quần áo phải may rộng thoải mái, thấm mồ hôi, về màu sắc phải may màu sẫm. - Ngành y: Trang phục quần áo màu trắng, ngoài ra quần áo của bác sĩ phòng mổ có kiểu may và màu khác như xanh nhạt, xanh sẫm, khác với quần áo bác sĩ phòng khám nói chung. - Trang phục của ngành môi trường: Aùo bảo hộ Lđ, găng tay, ủng cao su, mũ phù hợp với công việc hàng ngày quét dọn vệ sinh cống rãnh. - HS thảo luận nhóm- đại diện trình bày, bổ sung. +Trang phục mùa lạnh: Aùo len, áo bông, giầy, tất len + Mùa nóng yêu cầu mặc thoáng mát nên quần áo rộng, vải may đảm bảo thấm mồ hôi. 3. Chức năng của trang phục: a/ Bảo vệ cơ thể: - 2 hoặc 3 HS nêu hiểu biết của mình về chức năng của trang phục. b/ Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động: - HS thảo luận về cái đẹp trong may mặc. - Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày. * Tóm lại: Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. Trang phục thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc. 4. Tổng kết: - Trang phục là gì? - Các loại trang phục? - Chức năng của trang phục? 5. Dặn dò: Đọc phần II SGK. TIẾT 5 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho biết công dụng của từng loại trang phục mà em đã học? - Chức năng của trang phục? 2. Bài mới: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU CÁCH LỰA CHỌN TRANG PHỤC - GV: Muốn có được trang phục đẹp, cần phải xđ được vóc dáng, lứa tuổi, đk và hoàn cảnh sử dụng trang phục đó để có thể lựa chọn vải và lựa chọn kiểu may cho phù hợp. - GV đặt vấn đề về sự đa dạng của vóc dáng cơ thể và sự cần thiết phải lựa chọn vải và kiểu may phù hợp. ? Nhận xét vd h1.5 SGK? - Yêu cầu HS đọc n.dung bảng 3, QS h1.6 và nhận xét ảnh hưởng của kiểu may? ? Từ những kiến thức đã học các em hãy lựa chọn vải may mặc cho từng dáng người trong h1.7 SGK? _ GV: Muốn có bộ trang phục đẹp mỗi người cần biết rõ đặc điểm của bản thân để chọn chất liệu vải, màu sắc hoa văn cũng như kiểu may cho phù hợp với vóc dáng để khắc phục bớt khuyết nhược điểm của cơ thể. ? Vì sao cần chọn vải may mặc và hàng may sẵn phù hợp với lứa tuổi? - GV bổ sung: + Tuổi hồn nhiên, trẻ mẫu giáo khi mặc quần áo may vải dày, cứng, màu sắc tối sẫm sẽ làm cho trẻ già đi. + Người già 60-70 tuổi mặc trang phục may quá cầu kì, diêm dúa màu sắc loè loẹt sẽ gây cảm giác lố lăng, khong phù hợp. - Hướng dẫn HS QS h1.8 SGK . ? Nêu nhận xét sự đồng bộ của trang phục? ? Nêu những vật dụng thường đi với áo quần và sự cần thiết phải chọn các vật dụng đi kèm phù hợp với nhiều loại áo quần. II . Lựa chọn trang phục 1. Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể: a/ Lựa chọn vải may: - HS đọc n.dung bảng 2 SGK – và nhận xét được vd h1.5. b/ Lựa chọn kiểu may: - HS đọc nd bảng 3, QS h1.6- nhận xét được ảnh hưởng của kiểu may. - Yêu cầu: + Người cân đối: Thích hợp với nhiều loại trang phục, cần chọn màu sắc, hoa văn và kiểu may phù hợp với lứa tuổi. + Người cao, gầy: Chọn vải màu sáng, hoa to, chất liệu vải thô xốp, kiểu tay bồng. + Người thấp, bé: mặc vải màu sáng, may vừa người tạo dáng cân đối, có cảm giác hơi béo ra. + Người béo, lùn: Chọn vải trơn màu tối hay hoa nhỏ, vải kẻ sọc, kiểu may có đường nét dọc. 2 . Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi: - HS trả lời theo hiểu biết của mình về sự cần thiết và cách chọn vải may mặc cho 3 lứa tuổi chính như SGK. + Tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. + Tuổi thanh, thiếu niên. + Người đứng tuổi. 3. Sự đồng bộ của trang phục: - Quan sát h1.8 SGK – và nêu được sự đồng bộ của trang phục. - Yêu cầu: Sẽ tạo nên sự đồng bộ của trang phục, làm cho người mặc thêm duyên dáng, lịch sự, tiết kiệm tiền mua sắm 4. Tổng kết: - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Vì sao phải chọn vải may và kiểu may phù hợp với lứa tuổi? - Những vật dụng đi kèm với áo quần? 5. Dặn dò: - Đọc mục “Có thể em chưa biết” - Chuẩn bị bài 3. Tuần 3 Ngày dạy: Tiết 6: THỰC HÀNH LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. Mục tiêu . - Học sinh nắm vững hơn những kiến thức đã học về lựa chọn trang phục. - Lựa chọn được vải , kiểu may phù hợp , đạt yêu cầu thẩm mĩ và chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp. II . Chuẩn bị . Sưu tầm một số tranh vẽ về trang phục. III . Hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu mốt và giá tiền trang phục không ? tại sao? - Màu sắc hoa văn có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? VD? 3. Bài mới - Qua bài học trước các em đã biết cách lựa chọn vải cũng như chọn kiểu may trang phục ntn cho phù hợp với vóc dáng, lựa chọn vật dụng đi kèm với trang phục sao cho vừa hợp với trang phục lại tiết kiệm được chi phí. - Để vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống, tiết học này sẽ giúp các em nắm vững hơn những kiến thức đã học nhằm lựa chọn trang phục cho chính bản thân mình. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS - GV nêu yêu cầu của bài thực hành và kết luận để chọn được bộ trang phục đẹp cần có yêu cầu . - Xác định vóc dáng - Xác định kiểu - Xác định vải - Lựa chọn vật dụng ? Để có được bộ trang phục đẹp và hợp lí ta cần phải chú ý đến những điểm nào? HOẠT ĐỘNG 1: LÀM VIỆC CÁ NHÂN - GV Hướng dẫn học sinh dựa vào vóc dáng của cơ thể để chọn: + Chọn vải + Kiểu may - GV nhận xét . HOẠT ĐỘNG 2: THẢO LUẬN TRONG TỔ - GV theo dõi các tổ thảo luận. HOẠT ĐỘNG 3: GIÁO VIÊN NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH - GV nhận xét . + Tinh thần làm việc. + Kết quả đạt được. - GV thu các bài viết của HS để chấm. -1 HS trả lời, yêu cầu: + Chọn vải phù hợp với vóc dáng cơ thể. + Aûnh hưởng của màu sắc, hoa văn, kiểu may đến vóc dáng của người mặc (gầy đi, béo ra, cao lên hoặc thấp xuống). - 1 HS đọc phần chuẩn bị SGK tr17. - Hoc sinh ghi vào giấy đ.điểm vóc dáng của bản thân® Chọn kiểu áo quần định may, chọn vải. - Chọn 1 số vật dụng đi kèm (nếu cần). - Một số học sinh lên trình bày. - Học sinh thảo luận theo nhóm , chọn một bộ trang phục cho bạn mình . 4. Củng cố 5. Dặn dò - Sưu tầm một số mẫu trang phục. - Học bài cu.õ - Xem trước bài 4. 6. Rút kinh nghiệm. Tuần 4 Ngày dạy: Tiết 7+8: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC I . Mục tiêu - Học sinh biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hạot động với mội trường và công việc , biết cách phối hợp và bảo quản trang phục . - Sử dụng trang phục hợp lí , bảo quản trang phục đúng kĩ thuật . II. Chuẩn bị - Tranh ảnh trang phục . - Bảng kí hiệu bảo quản trang phục III . Hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới ĐVĐ: Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của con người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lí làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kĩ thuật để giữ được vẻ đẹp và độ bền của quần áo. Nói đến đây, nghĩ tới câu nói đã có từ xa xưa mà ở nhà chắc các em đều đã được nghe ông bà, bố mẹ mỗi khi nhắc nhở các em giữ gìn đồ dùng trong nhà:”Của bền tại người”. Câu nói thật có ý nghĩa với nội dung bài học hôm nay. TIẾT 7 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS HOẠT ĐỘNG:TÌM HIỂU CÁCH SỬ DỤNG TRANG PHỤC - GV đưa ra 1 tình huống về cách sử dụng trang phục chưa hợp lí: + Khi đi lao động, em mặc 1 chiếc áo trắng. + Khi đến dự 1 đám tang, em mặc váy ngắn hoa văn loè loẹt. ®Những trang phục trên không phù hợp với hoạt động và hoàn cảnh. - GV nêu sự cần thiết của việc sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động. ? Em hiểu thế nào là lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động? ? Em hãy kể những hoạt động thường ngày của các em? ? Khi đi học các em mặc ntn? - GV: Trang phục đi học các em mặc đồng phục của trường theo mùa và những ngày qui định, đồng phục được may rộng thoải mái để HS dễ vận động. ? Khi đi lao động ta nên mặc ntn? Tại sao? - Ngoài ra, khi đi lao động cần chọn các vật dụng phù hợp đi kèm như mũ, dép, giầy vải ? Yêu cầu HS làm bài tập điền từ? -GV nhận xét. ? Hãy mô tả trang phục lễ hội của dân tộc mà em biết? - GV: Trang phục lễ hội của VN tiêu biểu là chiếc áo dài dân tộc. Ngoài ra từng dân tộc từng vùng miền đều có trang phục lễ hội riêng: ở vùng Kinh Bắc có áo dài tứ thân, lễ phục của mỗi dân tộc 1 khác (dân tộc Tày, Nùng); Trang phục lễ tân (còn gọi là lễ phục) là loại trang phục được mặc trong các buổi nghi lễ, các cuộc họp trọng thể. ? Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dïư liên hoanem thường mặc ntn? - GV: Khi được mời đi dự buổi mít tinh, lễ hội quan trọng thì các em phải mặc ntn để thể hiện mình là con người có văn hoá, lịch sự, đồng thời thể hiện sự tôn trọng người khác cũng chính là để người khác tôn trọng mình. - Khi đi chơi với bạn thì các em nên mặc giản dị không nên mặc qúa diện để hoà đồng cùng các bạn, tránh gây mặc cảm cho bạn. -Yêu cầu 1 HS đọc “Bài học về trang phục của Bác” tr26 SGK. - Gợi ý cho HS suy nghĩ và thảo luận bài đọc. ? Khi đi thăm đề Đô năm 1946, Bác Hồ mặc ntn? ? Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại “bắt các đồng chí cùng đi phải về mặc comlê, carvat nghiêm chỉnh? ? Khi đón Bác về thăm đền Đô, bác Ngô Từ Vân mặc ntn? ? Vì sao Bác đã nhắc nhở bác Vân “Từ nay chỉ nâu sồng thôi nhé”? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. I - SỬ DỤNG TRANG PHỤC 1 – Cách sử dụng trang phục a/ Trang phục phù hợp với hoạt động -Yêu cầu nêu được: + Hợp với hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt. + HS kể được các hoạt động của mình ở nhà và ở trường. * Trang phục đi học - HS kể được đồng phục đi học. - HS QS h1.9 SGK ® Trang phục mùa nóng và mùa lạnh. * Trang phục lao động - Yêu cầu nêu được: Mặc quần áo màu sẫm, rộng thoải mái. Đáp án: - Vải sợi

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_1_14_ban_hay.doc