Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (Tiếp theo) - Nguyễn Tín Nhiệm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được cách bảo quản các chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm khi chế biến món ăn.

- Vận dụng được kiến thức đã học để bảo quản thực phẩm va chế biến món ăn trong gia đình.

2. Kĩ năng: Hạn chế được hao hụt chất dinh dưỡng trong khi bảo quản chất dinh dưỡng trước và sau khi chế biến món ăn.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng trước và trong khi chế biến món ăn, tránh được sự hao phí các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

- Thực hiện và nhắc nhở gia đình bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên :

- Nghiên cứu kĩ SGK, SGV tài liệu có liên quan.

- Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên.

2. Học sinh: Xem trước bài 17 phần II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn (Tiếp theo) - Nguyễn Tín Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Tiết 44 Ngày soạn: Ngày dạy:.. BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (Tiếp theo) MỤC TIÊU: Kiến thức: - Nêu được cách bảo quản các chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm khi chế biến món ăn. - Vận dụng được kiến thức đã học để bảo quản thực phẩm va chế biến món ăn trong gia đình. Kĩ năng: Hạn chế được hao hụt chất dinh dưỡng trong khi bảo quản chất dinh dưỡng trước và sau khi chế biến món ăn. Thái độ: - Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng trước và trong khi chế biến món ăn, tránh được sự hao phí các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. - Thực hiện và nhắc nhở gia đình bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : - Nghiên cứu kĩ SGK, SGV tài liệu có liên quan. - Tham khảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ, sách giáo viên. 2. Học sinh: Xem trước bài 17 phần II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 15’ 17’ Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra bài cũ : Bài mới : II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến: 1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến? - Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố (sinh tố tan trong nước như sinh tố B, C, PP. - Rán lâu sẽ mất nhiều chất sinh tố, nhất là sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K. - Những điểm cần lưu ý khi chê biến món ăn: + Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi + Khi nấu tránh khuấy nhiều + Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần + Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo gạo kĩ khi nấu cơm. + Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ với thành phần dinh dưỡng: a. Chất đạm: Khi đun nấu ở nhiệt độ quá cao giá trị dinh dưỡng sẽ bị mất đi. b. Chất béo: Đun nóng nhiều, sinh tố A trong chất béo sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất. c. Chất đường bột: - Chất đường bột khi dun nấu ở 180 o C có màu nâu, vị đắng. - Chất tinh bột ở nhiệt độ cao sẽ bị cháy đen, chất dinh dưỡng bị tiêu hủy hoàn toàn. d. Chất khoáng: Khi đun nấu lâu một phần chất khoáng sẽ hòa tan vào trong nước. e. Sinh tố : Khi chế biến các sinh tố tan trong nước dễ bị mất đi. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo Nêu cách bảo quản thịt cá khi chuẩn bị chế biến? Rau củ, quả, đậu hạt tươi khi chế biến phải qua thao tác gì? à Giới thiệu bài mới: Tiết trước các em đã học xong phần bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến hôm nay ta tiếp tục học cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. * Hoạt động 1 - GV cho HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi - Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? - Khi chế biến món ăn cần lưu ý điều gì? - Yêu cầu 2-3 học sinh nhắc lại các điều cần lưu ý. -GV chốt ý, ghi bảng * Hoạt động 2 * GV đặt vấn đề: trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dễ bị biến chất hoặc tiêu hủy, do dó chúng ta cần quan tâm sử dụng nhiệt hợp lí trong chế biến thức ăn, giữ cho thức ăn có giá trị sử dụng tốt. - Chất đạm khi đun nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ có ảnh hưởng gì? - Yêu cầu HS tìm ví dụ minh họa - Chất béo khi đun nấu quá lâu có ảnh hưởng gì? - Khi rán có nên lửa to quá không? - Các món ăn như tàu hủ chiên, khoai chiên, được chiên với lượng dầu được sử dụng nhiều. Vậy dầu có bị biến chất không? Có nên ăn không. - Tại sao chưng đường (thắng nước màu) để ướp cá, thịt đường bị biến màu? - Chất đường bột khi dun nấu quá lâu có ảnh hưởng gì? - Chất khoáng khi đun nấu lâu có ảnh hưởng gì? - Gv chú ý: các món luộc nên được sử dụng - Sinh tố có mất đi trong quá trình chế biến không? - Em hãy nhắc lại các sinh tố tan trong nước, chất béo - Vậy khi ta biết vitamin tan trong môi trường nào thì ta có biết cách bảo quản được không? * GV kết luận : Cần áp dụng hợp lí các quy trình kĩ thuật trong chế biến món ăn để hạn chế phần nào mất sinh tố. - Gọi HS nhắc lại kiến thức, ghi bảng - Lớp trưởng báo cáo - HS trả lời - Lắng nghe suy nghĩ - HS đọc thông tin suy nghĩ và trả lời: -Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố ( sinh tố tan trong nước như sinh tố B, C, PP. - Rán lâu sẽ mất nhiều chất sinh tố tan trong nước như sinh tố A,D, E, K. - HS trả lời theo thông tin SGK. + Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. + Khi nấu tránh khuấy nhiều. + Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. + Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo gạo kĩ khi nấu cơm. + Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1. - Nhắc lại các điều cần lưu ý - Chú ý ghi bài - HS dựa vào thông tin SGK trả lời, kết hợp với liên hệ thực tế. - Giá trị dinh dưỡng sẽ giảm. - HS tìm ví dụ minh họa - VA trong chất béo sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ biến chất. -Khi rán không để lửa quá to. - Có. Không nên ăn. -Đường đun ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu nâu đen, có vị đắng. - Chất đường bột khi đun nấu ở 180o C có màu nâu, vị đắng, Chất tinh bột ở nhiệt độ cao sẽ bị cháy đen, chất dinh dưỡng bị tiêu hủy hoàn toàn. - Một phần chất dinh dưỡng sẽ tan vào nước. - Chú ý lắng nghe - Có - Sinh tố tan trong nước: C, B, PP,.. - Sinh tố tan trong chất béo: A - Tùy vào vitamin tan trong chất nào mà ta có cách bảo quản tốt hơn. - Chú ý lắng nghe. - HS nhắc lại và ghi bài. 5’ Củng cố: - Nội dung hoạt động 1 - Nội dung hoạt động 2 - Những sinh tố nào tan trong nước, trong chất béo? - Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến chất béo, đạm, đường bột, - Gọi 1 HS vẽ sơ đồ tư duy - HS trả lời nội dung hoạt động 1 - HS trả lời nội dung hoạt động 2 - HS vẽ sơ đồ tư duy 5. Dặn dò: ( 1 phút ) - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. Đọc phần có thể em chưa biết. - Xem trước bài 18 phần I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_bai_17_bao_quan_chat_dinh_duong_tron.doc
Giáo án liên quan