I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm bữa ăn hợp lí trong gia đình.
-Trình bày được cách phân chia số bữa ăn trong ngày.
2. Kĩ năng: Tổ chức được bữa ăn ngon, bổ và đảm bảo phân chia hợp lí các bữa ăn trong ngày.
3. Thái độ: Có ý thức quan tâm đến bữa ăn hợp lí trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, SGV, tài liệu tham khảo có liên quan.
- Bảng phụ.
2.Học sinh: Xem trước bài 21. Phần I, II. Trả lời câu hỏi: Tại sao phải phân chia số bữa ăn trong ngày.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình - Nguyễn Tín Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 54
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
BÀI 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm bữa ăn hợp lí trong gia đình.
-Trình bày được cách phân chia số bữa ăn trong ngày.
2. Kĩ năng: Tổ chức được bữa ăn ngon, bổ và đảm bảo phân chia hợp lí các bữa ăn trong ngày.
3. Thái độ: Có ý thức quan tâm đến bữa ăn hợp lí trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, SGV, tài liệu tham khảo có liên quan.
- Bảng phụ.
2.Học sinh: Xem trước bài 21. Phần I, II. Trả lời câu hỏi: Tại sao phải phân chia số bữa ăn trong ngày.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
16’
Ổn định tổ chức lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
I. Thế nào là bữa ăn hợp lí:
Bữa ăn hợp lí là sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp, đáp ứng nhu cầu sinh dưỡng của cơ thể.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo
à Giới thiệu bài mới: Ăn uống là một nhu cầu cần thiết để con người tồn tại. Tuy nhiên ăn uống như thế nào để đảm bảo phát triển toàn diện về trí tuệ và thể lực lại là vấn đề không đơn giản. Vì vậy chúng ta phải quan tâm đến vấn đề ăn uống sao cho phù hợp với sở thích, nhu cầu và điều kiện kinh tế, có nghĩa là biết tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình. Để hiểu rõ hơn hôm nay ta vào bài 21.
* Hoạt động 1
- GV cho HS quan sát và nhận xét bữa ăn thường ngày của gia đình.
- Có những loại món ăn nào?
- Có những loại chất dinh dưỡng nào?
- Có đủ dùng không? có cảm thấy ngon miệng không?
- Bữa ăn hợp lí cần những nhóm thực phẩm nào?
- GV cho ví dụ về các bữa ăn thường ngày của gia đình?
VD1:
- Thịt heo nấu canh.
- Tép rang.
- Cá chiên.
- Cơm.
VD2:
- Dưa mắm.
- Bắp cải luộc.
- Cà muối.
à Vậy bữa ăn hợp lí là như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận
- Lớp trưởng báo cáo
- Lắng nghe và suy nghĩ
- HS quan sát hình SGK và trả lời:
- Món canh và cá chiên.
- HS phân tích thành phần dinh dưỡng trong các món ăn:
à Cá, thịt: có chất đạm, khoáng, chất béo.
à Rau: vitamin
à Cơm: chất đường bột
- Đủ dùng và ngon miệng.
- Nêu đủ các thành phần dinh dưỡngà ngon miệng đủ dùng.
- Nhóm giàu đạm.
- Nhóm giàu đường bột.
- Nhóm giàu chất béo.
- Nhóm giàu vitamin và khoáng.
- HS quan sát và nhận xét
- VD 1 hợp lí.
- VD 2 chưa hợp lí( thiếu chất đạm)
- HS trả lời: phối hợp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo tỉ lệ và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Lắng nghe và ghi bài
20’
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày:
- Phân chia số bữa ăn trong ngày hợp lí để đảm bảo tốt sức khỏe và gớp phần tăng thêm tuổi thọ.
- Phân chia số bữa ăn trong ngày phù hợp là 3 bữa:
- Bữa sáng.
- Bữa trưa.
- Bữa tối.
* Hoạt động 2
- Thông thường mỗi ngày em ăn bao nhiêu bữa?
- Các em có thể phân biệt được thế nào là bữa ăn chính , bữa ăn phụ không?
à GV giảng thích thêm sự bố trí thời gian và số bữa ăn khác nhauà tùy điều kiện gia đình (Gia đình lao động, cán bộ công chức, viên chức)
- Em hãy cho biết việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lí?
- Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hóa trong mấy giờ?
- Khoảng cách giữa các bữa ăn mấy giờ là hợp lí?
-Chúng ta phân chia số bữa ăn trong ngày như thế nào là hợp lí?
- GV giải thích về bữa ăn sáng, nên ăn như thế nào?
-Có nên bỏ bữa ăn sáng không?
- Ở nhà em bữa ăn sáng là bữa ăn chính hay bữa ăn phụ?
- GV giải thích thêm về: Bữa ăn trưa, bữa ăn tối.
- Để đảm bảo sức khỏe, góp phần tăng thêm tuổi thọ ta cần làm gì?
à Hai bữa, ba bữa, nhiều bữa..
à Bữa chính: gồm cơm và nhiều thức ăn.
- Bữa phụ không nhất thiết phải có cơm (khoai, ngô, mì)
- Chú ý lắng nghe.
- Rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và nhu cầu năng lượng cho hoạt động.
à 4 giờ.
à 4- 5 giờ.
- Sáng, trưa, tối.
- Vừa phải.
- Không nên, Vì có hại cho sức khỏe, hệ tiêu hóa làm việc.
- Tùy gia đình và công việc.
- Chú ý
à. Ăn đủ bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng,
5’
4. Củng cố:
- Nội dung hoạt động 1
- Nội dung hoạt động 2
- Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?
- Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?
- Để đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày và ăn ngon hơn.
- Vì mỗi đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau: người lao động chân tay cần nhiều năng lượng,
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà học bài và tìm thực đơn cho 2 bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.
- Xem trước phần III bài 21. Trả lời câu hỏi 1 trang 108 SGK.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_bai_21_to_chuc_bua_an_hop_ly_trong_g.doc