I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường xã hội.
- Biết cách phối hợp trang phục hợp lý.
2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức đã học để lựa chọn các trang phục phù hợp với công việc, hoạt động khác nhau trong đời sống. Phối hợp trang phục để có nhiều bộ trang phục đẹp hợp lý.
3. Thái độ: Có ý thức lựa chọ trang phục hợp với điều kiện, công việc.
II. CHUẨN BỊ: Một số tranh ảnh trang phục lễ hội, lễ tân.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp:
61: :62
63:
2. Bài mới:
ĐVĐ: Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên của con người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lý làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kỹ thuật để quần áo bền và đẹp hơn.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương 1: May mặc trong gia đình - Tiết 7: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:04/09/2011
ND:06/09/2011
TIẾT 7 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường xã hội.
- Biết cách phối hợp trang phục hợp lý.
2. Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức đã học để lựa chọn các trang phục phù hợp với công việc, hoạt động khác nhau trong đời sống. Phối hợp trang phục để có nhiều bộ trang phục đẹp hợp lý.
3. Thái độ: Có ý thức lựa chọ trang phục hợp với điều kiện, công việc.
II. CHUẨN BỊ: Một số tranh ảnh trang phục lễ hội, lễ tân.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp:
61: :62
63:
2. Bài mới:
ĐVĐ: Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên của con người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lý làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kỹ thuật để quần áo bền và đẹp hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng trang phục phù hợp.
- Hãy kể những hoạt động chính thường ngày của em? ( Đi học, đi lao động, đi ngủ .. .)
- Khi đi học em thường mặc loại trang phục nào? (đồng phục áo trắng , quần tay xanh)
- Trang phục này thường được may vải có chất liệu gì? hoa văn và kiểu may như thế nào? (thường được may bằng vải pha, áo có màu trắng, quần màu tối; kiểu may đơn giản và rộng)
- Khi đi lao động chúng ta nên mặc trang phục như thế nào? Tại sao? (Đi lao động nên mặc quần áo rộng rãi, màu sẫm, kiểu may đơn giản.)
- Khi đi lao động ta cần chọn thêm những vật dụng nào?
Yêu cầu HS làm bài tập SGK/19.
- Hãy mô tả trang phục lễ hội của một số dân tộc mà em biết? (áo tứ thân, áo bà ba, áo dài,)
GV nêu một số ví dụ.
- Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan em thường mặc như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu trang phục phù hợp với môi trường và công việc.
Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm “Bài học về trang phục của Bác” SGK/26.
- Qua câu chuyện trên em rút ra kết luận gì?
GV kết luận chung vấn đề, cho HS ghi bảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách phối hợp trang phục.
Yêu cầu HS quan sát hình 1.11, nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần?
Giới thiệu vòng màu trong hình 1.12.
- Em hãy nêu cách phối hợp về màu sắc giữa phần áo và phần quần trong các trường hợp ở SGK.
- Theo em các màu sắc nên phối hợp với nhau như thế nào?
I. Sử dụng trang phục:
1. Cách sử dụng trang phục:
a. Trang phục phù hợp với hoạt động.
* Trang phục đi học: Thường may bằng vải pha có màu sắc nhã nhặn, kiểu may đơn giản, dễ mặc và dễ hoạt động.
* Trang phục lao động:
- Chọn quần áo rộng rãi, màu sẫm, kiểu may đơn giản.
- Ngoài ra cần chọn những vật dụng đi kèm như: mũ, nón, dép, giày vải
* Trang phục lễ hội, lễ tân:
- Trang phục lễ hội: Mỗi dân tộc có một trang phục riêng.
- Trang phục lễ tân: Là trang phục mặc trong các buổi nghi lễ, các buổi họp trọng thể.
b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc:
Trang phục đẹp là phải phù hợp với môi trường và công việc của mình.
2. Cách phối hợp trang phục:
a. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn:
Không nên mặc áo và quần có 2 dạng hoa văn khác nhau.
b. Phối hợp màu sắc:
- Không nên mặc áo và quần có hai màu tương phản (xanh và đỏ, tím và vàng).
- Không nên mặc cả quần và áo có màu sắc quá sặc sở.
4. Củng cố:
Cho HS đọc phần “ghi nhớ” và mục “có thể em chưa biết”.
- Vì sao phải sử dụng trang phục hợp lý? Sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của con người?
5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc phần kiến thức ghi vở và phần ghi nhớ ở SGK.
- Tìm hiểu cách bảo quản trang phục: Quy trình giặc, phơi, ủi, cất giữ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_1_may_mac_trong_gia_dinh_tiet.doc