Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Phương Hồng

I.Mục tiêu bài học:

-Học sinh biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm hoa dạng tỏa tròn, sau tiết học phải hoàn thành sản phẩm.

-Biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản một cách sáng tạo để cắm để cắm được một bình hoa hoặc một lẵng hoa dạng tỏa tròn đặt ở nơi trang trí trong nhà ở của gia đình cho phù hợp.

II.Trọng tâm bài học:

Hoàn thành một bình hoa hoặc một lẵng hoa dạng tỏa tròn.

III.Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

-Vật liệu: Hoa hồng các màu, hoa baby, lá dương xỉ, cúc kim.

-Dụng cụ: dao, kéo, mút xốp, đĩa sâu lòng hoặc lẵng hoa thấp.

-Sơ đồ cắm dạng tỏa tròn.

-Tranh, ảnh cắm hoa dạng tỏa tròn.

 

doc73 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Phương Hồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 31.THÖÏC HAØNH CAÉM HOA DAÏNG NGHIEÂNG BÌNH THAÁP I.Mục tiêu bài học: -Học sinh vận dụng các nguyên tắc để cắm được một lọ hoa dạng nghiêng bình thấp, cuối giờ phải hoàn thành sản phẩm. -Sau tiết học biết sử dụng những loại hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để trang trí nơi ở của mình. II.Trọng tâm bài học: Hoàn thành một lọ hoa dạng nghiêng bình thấp. III.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Vật liệu: 2 cành lan, 5 bông hồng. Dụng cụ: dao, kéo, bàn chông. Bình cắm: bát hoa hoặc chậu thấp h = 10 cm, D = 23 cm. Sơ đồ cắm dạng nghiêng bình thấp. IV.Tiến trình dạy và học: Nội dung ghi bảng. Hoạt động của thầy và trò. I.Dạng cơ bản: Sơ đồ cắm hoa: Quy trình cắm hoa: II.Dạng vận dụng: Ổn định lớp: -Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ: -Giáo viên có thể nhắc nhở một số sai sót trong giờ thực hành trước để rút kinh nghiệm trong giờ thực hành này, sai sót về mặt kỹ thuật. Bài mới: -Hôm nay, chúng ta tiếp tục thực hiện 1 trong nhiều dạng cắm cơ bản: cắm dạng nghiêng trong bình thấp. *Hoạt động 1: Tổ chức thực hành. -Giáo viên chia các nhóm vào từng vị trí thực hành. -Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của mỗi nhóm. -Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm. *Hoạt động 2: Thực hiện quy trình thực hành. -Giáo viên treo sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng lên bảng. -So với sơ đồ dạng thẳng, em so nhận xét gì về vị trí và góc độ cắm của các cành chính? -Ở dạng cắm này ta nên sử dụng những loại hoa, lá có dáng mềm mại. -Giáo viên hướng dẫn học sinh thay đổi góc độ cắm của các cành chính và phát biểu suy nghĩ của mình? -Giáo viên thao tác mẫu. -Học sinh quan sát. -Học sinh thao tác cắm hoa theo mẫu. -Giáo viên theo dõi và uốn nắm từng nhóm. Củng cố: -Giáo viên cho học sinh để những lọ hoa đã cắm của các em lên một bàn dài giữa lớp. -Giáo viên cho học sinh tự nhận xét đánh giá bình hoa của nhóm khác. -Giáo viên bổ xung ý kiến, cho điểm. 5.Dặn dò: -Đọc cắm hoa dạng tỏa tròn ở SGK. -Hoa: Chuẩn bị nhiều loại hoa nhiều màu sắc khác nhau. -Bình: Bình thấp miệng rộng hoặc dùng lẵng hoa thấp, mút xốp. Rút kinh nghiệm: -Phöông phaùp: -Kieán thöùc: -ÑDDH: -Hieäu quaû: -Toàn taïi: Tieát 32: THỰC HÀNH CẮM HOA DẠNG TỎA TRÒN. I.Mục tiêu bài học: -Học sinh biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm hoa dạng tỏa tròn, sau tiết học phải hoàn thành sản phẩm. -Biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản một cách sáng tạo để cắm để cắm được một bình hoa hoặc một lẵng hoa dạng tỏa tròn đặt ở nơi trang trí trong nhà ở của gia đình cho phù hợp. II.Trọng tâm bài học: Hoàn thành một bình hoa hoặc một lẵng hoa dạng tỏa tròn. III.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Vật liệu: Hoa hồng các màu, hoa baby, lá dương xỉ, cúc kim. -Dụng cụ: dao, kéo, mút xốp, đĩa sâu lòng hoặc lẵng hoa thấp. -Sơ đồ cắm dạng tỏa tròn. -Tranh, ảnh cắm hoa dạng tỏa tròn. IV.Tiến trình dạy và học: Nội dung ghi bảng. Hoạt động của thầy và trò. I.Sơ đồ cắm hoa: II.Quy trình cắm: -Cách cắm: Ổn định lớp: -Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ: -Giáo viên nhắc nhở một số sai sót của học sinh ở tiết trước. -Rút kinh nghiệm về mặt kỹ thuật. Bài mới: -Hai dạng cắm hoa trước cô đã hướng dẫn là cắm theo trường phái Á Đông. Hôm nay cô hướng dẫn các em cắm một dạng khác theo trường phái Tây, đó là dạng tỏa tròn. -Khi cắm dạng này các em cần chú ý: -Chọn màu của hoa phải hợp nhau hoặc đối nhau. Thường ta hay chọn những loại hoa khác nhau trong một bình cắm. -Chọn màu của bình: nên chọn màu của bình giống màu của 1 trong 2 màu chủ đạo của hoa hoặc nhạt hơn. *Hoạt động 1: Tổ chức thực hành. -Chia nhóm học sinh thực hành. -Kiểm tra phần chuẩn bị thực hành của các em. -Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. *Hoạt động 2: Thực hiện quy trình thực hành. -Giáo viên treo sơ đồ dạng cắm tỏa tròn lên bảng. -So với dạng cắm nghiêng, em có nhận xét gì về độ dài của các cành chính? Vị trí của các bông hoa? -Độ dài của cành bằng nhau,các bông hoa nằm tỏa đều xung quanh. -Giáo viên bày phần chuẩn bị dụng cụ và vật liệu lên bàn. -Giáo viên hướng dẫn cách cắm hoa,thao tác mẫu, học sinh quan sát. -Cho học sinh xem ảnh minh họa dạng cắm tỏa tròn. -Học sinh thao tác cắm hoa theo mẫu. -Giáo viên theo dõi và uốn nắn cho từng nhóm. -Thay đổi độ dài của 2 cành bên phải và trái => ta tạo được dạng cắm hình bán nguyệt. -Thay đổi độ dài của cành chính giữa => tạo được hình tam giác. Củng cố: -Học sinh bày bình hoa của mình lên bàn. -Giáo viên cho học sinh tự đánh giá bình hoa của nhóm khác. -Giáo viên bổ xung và cho điểm. -Học sinh thu dọn chỗ thực hành. Dặn dò: -Xem lại các dạng cắm, có thể tự sáng tạo mẫu cắm mới. -Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu theo đúng mẫu cắm của mình để tiết sau thực hành cắm theo dạng tự do. Rút kinh nghiệm: -Phöông phaùp: -Kieán thöùc: -ÑDDH: -Hieäu quaû: -Toàn taïi: Tieát 33: THỰC HÀNH CẮM HOA DẠNG TỰ DO. I.Mục tiêu bài học: -Học sinh biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản của cắm hoa và phối hợp các dạng cắm để cắm được một lọ hoa theo ý thích của mình. Sau tiết học hoàn thành sản phẩm. -Ứng dụng để cắm một lọ hoa trang trí cho nhà ở thêm đẹp. II.Trọng tâm bài học: -Hoàn thành một bình hoa hoặc một lẵng hoa theo sự sáng tạo của bản thân. III.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa dạng cắm tự do. -Vật thật: một bình hoa. IV.Tiến trình dạy và học: Nội dung ghi bảng. Hoạt động của thầy và trò. I.Vật liệu, dụng cụ: -Tùy chọn theo ý thích. -Số lượng hoa không giới hạn. II.Cách cắm: -Linh hoạt vận dụng các cách cắm cơ bản. III.Thực hành: Ổn định lớp: -Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ: -Nhắc lại những sai sót ở tiết học trước. -Rút kinh nghiệm về mặt kỹ thuật của bài thực hành trước. Bài mới: -Để có một bình hoa đẹp cần phải sáng tạo trên cơ sở tổng hợp và biến hóa các thế cắm căn bản để mỗi bình hoa mang một sắc thái riêng. *Hoạt động 1: Tổ chức thực hành. -Chia các nhóm vào vị trí thực hành. -Khuyến khích cá nhân làm bài thực hành riêng. -Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của nhóm và cá nhân. *Hoạt động 2: Thực hiện quy trình thực hành. -Giáo viên giơi thiệu một số tranh ảnh về cắm hoa nghệ thuật. -Không nhất thiết tuân theo đầy đủ nguyên tắc cơ bản mà có thể biến tấu. -Ví dụ: Có thể kết hợp dạng thẳng đứng với dạng nghiêng. -Học sinh thao tác cắm hoa theo mẫu sáng tạo của mình. -Giáo viên tìm hiểu ý tưởng sáng tạo của các em để cố vấn, góp ý cho các em về bố cục, cách phối màu. Củng cố: -Học sinh trình bày hoa lên bàn. -Giáo viên cho học sinh tự nhận xét, đánh giá bình hoa của nhóm khác. -Giáo viên bổ xung và cho điểm. -Học sinh thu dọn vệ sinh. Dặn dò: -Xem lại các bài đã học ở chương II: Trang trí nhà ở. -Xem trước bài ôn tập SGK/65. Rút kinh nghiệm: -Phöông phaùp: -Kieán thöùc: -ÑDDH: -Hieäu quaû: -Toàn taïi: Tieát 34,35. OÂN TAÄP CHÖÔNG II I.Mục tiêu bài học: Nắm vững kiến thức và kỹ năng về vai trò của nhà ở đối với đời sống con người, sắp xếp nhà ở hợp lý, thuận tiện cho sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và một số hình thức trang trí làm đẹp nhà ở. II.Trọng tâm bài học: -Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở,giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp,trang trí nhà ở bằng đồ vật, cây cảnh, hoa,cắm hoa trang trí. III.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Tranh, ảnh, mẫu vật, kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết ôn tập. IV.Tiến trình dạy và học: Nội dung ghi bảng. Hoạt động của thầy và trò. *Câu hỏi thảo luận: 1)Nhà ở có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người? 2)Cần phải làm gì để nhà ở gọn gàng, ngăn nắp? 3)Cần phải làm gì cho nhà ở luôn sạch, đẹp? Ổn định lớp: -Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: *Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động nhóm. -Giáo viên chia lớp thành các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. -Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. *Hoạt động 2: Phân công nội dung ôn tập cho từng nhóm. *Hoạt động 3: Yêu cầu các nhóm thảo luận về vấn đề được phân công. -Thư ký ghi lại ý kiến của các bạn. Nhóm trưởng tóm tắt các ý chính trong nhóm và ghi vào giấy để trình bày. *Hoạt động 4: Ñại diện các nhóm trình bày. Củng cố: -Nhận xét thái độ học tập của từng nhóm. -Kết quả thu được. Dặn dò: -Học bài. -Xem lại câu hỏi ở SGK và câu hỏi đã thảo luận. -Chuẩn bị bài mới: “Kiểm tra 1 tiết”. Rút kinh nghiệm: -Phöông phaùp: -Kieán thöùc: -ÑDDH: -Hieäu quaû: -Toàn taïi: I.Mục đích yêu cầu: -Thông qua bài kiểm tra, đánh giá được kết quả học tập của học sinh trong HK I. Từ đó giáo viên rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và giúp học sinh cải tiến cách học theo định hướng tích cực hóa người học. -Đánh giá được một số kỹ năng thao tác thực hành ứng dụng của học sinh. -Định hướng ý thức trách nhiệm của các em đối với cuộc sống. II.Trọng tâm bài học: -Kiến thức chương II: “Trang trí nhà ở”. III.Nội dung kiểm tra: Lý thuyết: Câu 1: Em hãy tìm từ để điền vào chỗ trồng cho đủ nghĩa những câu sau đây: Nhà ở là tổ ấm gia đình, là nơi thỏa mãn các nhu cầu của con người về... và. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo .. cho các thành viên trong gia đình .. thời gian dọn dẹp, tìm một vật dụng cần thiết và.. cho nhà ở. Ngoài công dụng đểvà..gương còn tạo cảm giác làm căn phòng..và..thêm. Những màu .có thể làm cho căn phòng nhỏ hẹp có vẻ rộng hơn. Khi trang trí một lọ hoa cần chú ý chọn hoa và bình cắm hài hòa về và.. Câu 2: Hãy trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào cột Đ (đúng) và S (sai). Câu hỏi Đ S Nếu sai tại sao? Chỗ ngủ, nghỉ thường bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh. Nhà ở chật, một phòng không thể bố trí gọn gàng thuận tiện được. Cây cảnh và hoa đem lại vẻ đẹp dễ thương cho căn phòng. Để cắm một bình hoa đẹp, không cần chú ý về sự cân đối, về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi để dễ dàng đi lại. .. .. . .. .. . .. .. . .. . Thực hành: - Hãy hoàn thành một sản phẩm mũi khâu thường 10 cm. IV.Đáp án: Câu 1: Vật chất – tinh thần. Sức khỏe – tiết kiệm – tăng vẻ đẹp. Soi – trang trí – sáng sủa – rộng rãi. Sáng. Hình dáng – màu sắc. Câu 2: Câu b) Sai. Vì có thể sống thoải mái trong căn hộ một phòng nếu biết bố trí các khu vực và kê đồ đạc hợp lý trong từng khu vực. Rút kinh nghiệm: -Phöông phaùp: -Kieán thöùc: -ÑDDH: -Hieäu quaû: -Toàn taïi: Tieát 37.CÔ SÔÛ AÊN UOÁNG HÔÏP LÍ I. Mục đích yêu cầu: - Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày - Mục tiêu dinh dưỡng của cơ thể - Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng thích hợp với từng mùa. II. Trọng tâm bài học: Vai trò của các chất dinh dưỡng: Chất đạm, đường, chất béo III. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Các mẫu hình vẽ phóng to theo yêu cầu - Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức IV. Tiến trình bài dạy: Nội dung ghi bảng Hoạt động của thầy và trò I.Vai trò của các chất dinh dưỡng: 1.Chất đạm (protein) a)Nguồn cung cấp -Động vật: Thịt, trứng, cá -Thực vật: Các loại đậu, vừng, hạt sen, hạt điều b)Chức năng dinh dưỡng - Tham gia vào chức năng tạo hình, là nguyên liệu chính cấu tạo nên tổ chức của cơ thể. - Cấu tạo các men tiêu hóa, các chất của tuyến nội tiết - Tu bổ những hao mòn của cơ thể, thay thế những tế bào bị hủy hoại - Cung cấp năng lượng cho cơ thể. 2.Chất đường bột (Gluxit) a) Nguồn cung cấp - Chất đường: Kẹo, mía, mạch nha. -Chất bột: Các loại ngũ cốc, gạo, ngô, khoai, sắn, chuối. b) Chức năng dinh dưỡng: - Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và rẻ tiền cho cơ thể. 3. Chất béo (lipit) a) Nguồn cung cấp: -Chất béo động vật: Mỡ lợn, phomat, sữa, bơ. -Chất béo thực vật: Vừng, lạc, ôliu b) Chức năng dinh dưỡng: - Lipit là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. - Là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, E. - Tăng sức đề kháng cho cơ thể đối với môi trường bên ngoài. 1. Ổn định lớp Kiểm diện học sinh 2.Kiểm tra bài cũ Sửa bài kiểm tra học kỳ 3.Bài mới -Nguồn thức ăn nào cung cấp cho con người chất dinh dưỡng ? -Trong quá trình ăn uống, chúng ta không thể ăn uống tùy tiện mà cần phải biết ăn uống một cách hợp lý. Các chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào ? Và cơ thể con người cần bao nhiêu thì đủ ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng. *Hoạt động 1: Vai trò của chất đạm (protein) -Trong thực tế hàng ngày, con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào? Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng ? -Chất đạm có nguồn gốc từ đâu ? -Đạm động vật có trong thực phẩm nào ? (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, sò, ốc, mực, lươn .) -Đạm thực vật có trong thực phẩm nào ? ( Các loại đậu: Đậu tương, đậu đen, xanh, trắng, lạc, vừng, hạt sen, hạt điều .) -Đậu tương chế biến thành sữa đậu nành mùa hè uống rất mát, bổ. Người mắc bệnh béo phì hoặc huyết áp cao uống rất tốt. -Trong thực tế hàng ngày nên sử dụng chất đạm như thế nào cho hợp lý ? -Giáo viên cho học sinh quan sát thực tế một học sinh trong lớp phát triển tốt về chiều cao, cân nặng. Từ đó em thấy được chất đạm có vai trò như thế nào đối với cơ thể ? -Theo Ang.ghen “Sự sống là khả năng tồn tại của vật thể protein” -Vậy protein quan trọng ở chỗ nào ? -Theo em những đối tượng nào cần chất đạm ? *Hoạt động 2: Vai trò của chất đường bột (gluxit) -Quan sát hình 3.4 SGK / 68 -Chất đường bột có trong các thực phẩm nào ? -Chất lượng bột có vai trò như thế nào đối với cơ thể ? -Hơn ½ năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày là do chất đường bột cung cấp. -Nguồn lương thực chính cung cấp chất đường bột cho cơ thể - Gluxit liên quan tới quá trình là gì? Chuyển hóa protein và lipit *Hoạt động 3: Vai trò của chất béo. -Quan sát hình 3.6 và cho biết chất béo thường có trong các thực phẩm nào? -Chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể? 4.Củng cố -Chất đạm ,chất bột đường ,chất béo có trong các thực phẩm nào? -Hãy so sánh chức năng của 3 loại chất dinh dưỡng trên. 5.Dặn dò -Học bài -Chuẩn bị bài mới: “Cơ sở ăn uống hợp lý” (tt):chât vitamin,chất khoáng,nước,chất xơ -Gía trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. Rút kinh nghiệm: -Phöông phaùp: -Kieán thöùc: -ÑDDH: -Hieäu quaû: -Toàn taïi: Ngày dạy:. I.Mục tiêu bài học: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng. II.Trọng tâm bài học: Vai trò của các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, nước và chất khô. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. III.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Các mẫu hình vẽ phóng to theo yêu cầu Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức. IV.Tiến trình dạy và học: Nội dung ghi bảng. Hoạt động của thầy và trò. 4. Các loại Vitamin. a). Vitamin A: -Có trong các loại quả màu đỏ như cà chua, cà rốt, xoài, đu đủ. -Giúp cơ thể tăng trưởng, bảo vệ đôi mắt. -Giúp cấu tạo bộ răng đều, xương nở, bắp thịt phát triển hoàn toàn, da dẻ hông hào -Tăng sức đề kháng, tăng khả năng cung cấp sữa cho các bà mẹ. b). Vitamin B: - Vitamin B1 có trong cám gạo, men bia, thịt lợn nạc, tim gan, thịt gà, vịt. - B1 có tác dụng điều hòa hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh phù thũng, giúp tiêu hóa thức ăn. c). Vitamin C - Vitamin C có trong quả tươi như bưởi, cam, rau ngót, bắp cải, su hào. - Giúp cơ thể phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh về da, cúng cố thành mạch máu, chống lở mồm, viêm lợi, chảy máu chân răng. d). Vitamin D: - Vitamin D có trong bơ, dầu, gan, cá thu, lòng đỏ trứng, dầu dừa, tôm, cua, ánh nắng mặt trời - Vitamin D giúp cơ thể chuyển hóa chất vôi, chất lân, giúp bộ xương răng phát triển tốt. 5. Chất khoáng a). Canxi và Photpho - Có trong cá, sữa, đậu, tôm, cua, trứng. - Giúp xương và răng phát triển tốt, giúp đông máu. b). Chất Iốt - Có trong rong biển, cá, tôm, sò biển, các loại sữa - Giúp tuyến giáp tạo hocmôn điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. c). Chất sắt - Có trong các loại gan, tim, cật, thịt nạc, đậu nành, rau muống, mật mía. - Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, giúp da dẻ hồng hào. Nếu thiếu người xanh xao, yếu mệt hay chóng mặt, ngất xỉu. 6. Nước - Là thành phần chủ yếu của cơ thể - Là môi trường cho mọi sự chuyển hóa và trao đổi chất cơ thể. - Điều hòa thân nhiệt. 7. Chất xơ - Có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên chất. II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. Phân nhóm thức ăn. -Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của các chất người ta chia thức ăn làm 4 nhóm: a) Cơ sở khoa học: + Nhóm giàu chất đạm + Nhóm giàu chất đường bột + Nhóm giàu chất béo. + Nhóm giàu Vitamin và muối khoáng. Ý nghĩa: SGK / 71 2.Cách thay thế thức ăn lẫn nhau. -Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị -Nên thay thế thức ăn trong cùng một nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi. 4.Củng cố: -GV đặt câu hỏi. 5.Dặn dò: Ổn định lớp: -Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ: -Chất đạm có nhiều trong các thực phẩm nào? -Chất đường bột có nhiều trong các thực phẩm nào? -Chất béo có nhiều trong thực phẩm nào? -Cho biết vài trò của chất đạm, đường bột, béo ? Bài mới: -Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu ba chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cơ thể. Theo em ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng trên, cơ thể con người cần những chất dinh dưỡng nào khác nữa? *Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, chức năng của các loại Vitamin. -Hãy kể tên các loại Vitamin mà em biết? -Vitamin A có trong thực phẩm nào trong thực đơn của gia đình em? -Vai trò của Vitamin A đối với cơ thể như thế nào? *Hoạt động 2: Vai trò của Vitamin B -Nhóm Vitamin B này rất phong phú B1, B2, B6, B12.. -Vitamin B1: Thường có trong thực phẩm nào? -Tác dụng của nó đối với cơ thể? -Còn các Vitamin B khác thì sao? -Vitamin C có tác dụng gì đối với cơ thể? -Vitamin D có trong thực phẩm nào? -Vai trò của vitamin D đối với cơ thể như thế nào? *Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của chất khoáng. -Chất khoáng gồm những chất gì? -Canxi và photpho có trong thực phẩm nào? -Vai trò của Ca và P đối với cơ thể? -Nếu cơ thể thiếu hai chất khoáng này thì có ảnh hưởng gì đến cơ thể? -Iốt có trong thực phẩm nào? -Iốt có vai trò gì đối với cơ thể? -Nếu cơ thể thiếu Iốt thì có ảnh hưởng gì đến cơ thể? -Chất sắt có vai trò như thế nào đối với cơ thể? -Chất sắt có vai trò như thế nào đối với cơ thể? *Hoạt động 4: Vai trò của nước -Nước có phải là chất dinh dưỡng không? -Nước có cần thiết cho cơ thể không? Vì sao? -Ngòai nước uống còn nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể? -Chất xơ cũng không phải là chất dinh dưỡng nhưng chất xơ là phần thực phẩm không thể thiếu mặc dù cơ thể không tiêu hóa được. *Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của chất xơ -Chất xơ có trong thực phẩm nào? -Mỗi loại chất dinh dưỡng có những đặc tính và chức năng khác nhau. Sự phối hợp các chất dinh dưỡng sẽ: + Tạo ra các tế bào mới + Cung cấp năng lượng để hoạt động và lao động. + Bổ sung những hao hụt mất mát hàng ngày + Điều hòa mọi hoạt động sinh lý. *Hoạt động 6: Nghiên cứu cách phân loại thức ăn. -Người ta dựa vào đâu để phân nhóm thức ăn? -Phân làm mấy nhóm? -Việc phân chia các nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nào đối với việc tổ chức bữa ăn hàng ngày của chúng ta? -Quan sát thực tế hàng ngày bữa ăn của gia đình em có đầy đủ 4 nhóm thức ăn không? *Hoạt động 7: Tìm hiểu cách thay thế các nhóm thức ăn -Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào?Em hãy cho ví dụ -Ở nhà, mẹ em thường thay đổi món ăn trong từng bữa ăn như thế nào? -Hãy so sánh chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng? -Nước vào chất xơ có vai trò như thế nào đối với cơ thể? -Thức ăn có thể chia thành mấy nhóm? Hãy kể tên -Hãy cho ví dụ cách thay thế thức ăn có giá trị tương đương. *-Học bài -Ứng dụng bài học vào việc thay thế các nhóm thức ăn lẫn nhau. -Chuẩn bị bài mới: Cơ sở của ăn uống hợp lý (tt) Đọc phần III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Rút kinh nghiệm: -Phöông phaùp: -Kieán thöùc: -ÑDDH: -Hieäu quaû: -Toàn taïi: Ngày dạy: I.Mục tiêu bài học: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày Mục tiêu dinh dưỡng của cơ thể Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất thích hợp với từng mùa. II.Trọng tâm bài học: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể III.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Các mẫu hình 3.11 ; 3.12 ; 3.13a.b phóng to Tranh ảnh có liên quan đến bài dạy để mở rộng và khắc sâu kiến thức. IV.Tiến trình dạy và học: Nội dung ghi bảng. Hoạt động của thầy và trò. III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 1. Chất đạm - Thiếu đạm: Cơ thể chậm lớn, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ. - Thừa đạm: Gây một số bệnh nguy hiểm (béo phì, bệnh huyết áp, tim mạch.) đặc biệt thận hư. 2. Chất bột đường. - Thiếu chất bột, đường dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu thiếu năng lượng để hoạt động. -Thừa chất bột, đường: Sẽ làm tăng trọng và béo phì, dễ làm hỏng men răng và răng bị sâu. 3.Chất béo -Thiếu chất béo: Không đủ năng lượng cho cơ thể, khả năng chống đỡ bệnh tật kém. -Thừa chất béo: Tăng trọng nhanh, bụng to, tim có mỡ bao quanh dễ bị bệnh nhồi máu cơ tim. Ổn định lớp: -Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ: -Có mấy nhóm thức ăn? -Hãy cho biết giá trị dinh dưỡng của từng nhóm. Bài mới: -Các nhóm dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể nhưng theo các em có nên ăn quá nhiều không? Tại sao? *Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm đối với cơ thể. -Học sinh quan sát hình 3.11. Nhận xét xem người trong ảnh có phát triển bình thường không? Tại sao? -Nếu ăn thừa chất đạm thì sẽ có tác hại như thế nào? -Vậy nhu cầu cơ thể cần bao nhiêu đạm ? (0,5g/kg thể trọng). *Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu chất bột đường -Tại sao trong lớp học có những bạn trông không nhanh nhẹn, vẻ mệt mỏi hiện ra trên nét mặt? -Trong lớp có bao nhiêu bạn quá béo? Tại sao?Có bạn nào bị sâu răng không? Tại sao? -Nếu ăn quá nhiều chất đường bột có tốt cho cơ thể không? -Em hãy khuyên cậu bé hình 3.12 của SGK như thế nào để gầy bớt đi. + Giảm chất đường, bột và chất béo, tăng rau xanh và hoa quả + Tăng cường vận động + Nhu cầu: Người lớn 6 – 8 g/1kg +Trẻ em 6 – 10 g/kg thể trọng. *Hoạt động 3: Tìm hiểu nhu cầu của chất béo đối với cơ thể -Nếu hàng ngày em ăn qúa nhiều hoặc quá ít chất béo, cơ thể em có được bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì? -Để tránh việc sử dụng thiếu, thừa chất béo thì ta cần sử dụng với nhu cầu là bao nhiêu? + Phụ thuộc vào lứa tuổi: Tuổi nhỏ tăng, tuổi già giảm,vào mùa: Mùa hè thì giảm, mùa đông tăng. -Sau khi nắm được nhu cầu cần thiết của các chất dinh dưỡng em có kết luận gì? -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 3.13a, b để phân tích và hiểu thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho học sinh mỗi ngày. Củng cố: -Cho học sinh ghi nhớ SGK -Hàng ngày gia đình em thường sử dụng những thức ăn gì cho các bữa ăn? Sử dụng như vậy đã đủ chưa? -Giáo viên cho học sinh đọc mục: Có thể em chưa biết. Dặn dò: -Học bài và vận dụng kiến thức đã học vào việc sử dụng chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. -Xem trước bài: Vệ sinh an toàn thực phẩm. Rút kinh nghiệm: -Phöông phaùp: -Kieán thöùc: -ÑDDH: -Hieäu quaû: -Toàn taïi: I.Mục tiêu bài học: Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm,biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm,cách lựa chọn thực phẩm phù hợp Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. II.Trọng tâm bài học: Vệ sinh thực phẩm III.Chuẩn bị đồ dùng dạy học: -Tranh vẽ phóng to hình 3.14, 3.15, 3.16 SGK -Tranh ảnh, mẫu vật sưu tầm để minh họa cho bài giảng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. IV.Tiến trình dạy và học: Nội dung ghi bảng. Hoạt động của thầy và trò. I/Vệ sinh an toàn thực phẩm 1.Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? -Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm được gọi là nhiễm trùng thực phẩm. -Sự xâm nhập của chất độc (độc tố có sẵn trong động thực vật như cá nóc.) vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm. 2.Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. 3.Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. -Để tránh nhiễm trùng thực phẩm cần: + Giữ vệ sinh ăn uống, nơi chế biến, giữ vệ sinh khi chế biến + Thực phẩm phải được nấu chín + Thức ăn phải được đậy cẩn thận + Thức ăn phải được bảo quản chu đáo + Mua rau quả chọn lựa loại tươi ngon + Mua thực phẩm thịt cá có màu tươi. + Dụng cụ nấu bếp luôn sạch. 1.Ổn định lớp: -Kiểm diện học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ: -Em hãy nêu vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày? -Em hãy cho biết chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường, bột.? 3.Bài mới: -Giáo viên giới thiệu bài: *Hoạt động 1: Tìm hiểu vệ sinh thực phẩm -Em cho biết vệ sinh thực phẩm là gì? -Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? -Em hãy nêu một số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và giải thích tại sao? -Em cho biết thực phẩm để tủ lạnh có đảm bảo an toàn không? Tại sao? VD: Thịt con cóc ở một số bộ phận trong cơ thể như gan, mật, ruôt cũng có nhiều độc tố nguy hiểm nên cần lưu ý khi chế biến. *Hoạt động 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. -Học sinh quan sát hình 3.14 SGK -Em cho biết ở nhiệt độ

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nguyen_phuong.doc