Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò
Giới thiệu chương, bài mới:
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3.1/67 SGK nhận xét
Vì sao 2 em bé có thể trạng khác nhau?
GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của ăn uống hợp lí.
Giáo viên chốt lại:
Cần phải ăn uống để sống và làm việc đồng thời để có chất dinh dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt
Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu bàiCơ sở của ăn uống hợp lý để có thêm hiểu biết để biết cách ăn uống cho hợp lí.
HS: bạn nữ có thân hình cân đối, khoẻ mạnh còn bạn nam có thân hình gầy gò, ốm yếu, thiếu sức sống.
HS: Do bạn nữ ăn uống hợp lí còn bạn nam do ăn uống không hợp lý.
Hoạt động1: I. Vai trò của chất dinh dưỡng
- Trong thực tế hàng ngày con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào? kể tên các chất dinh dưỡng?
1/ Chất đạm:
Nguồn cung cấp chất đạm gồm có: động vật và thực vật.
- Đạm TV có trong loại thực phẩm nào?
- Đạm ĐV có trong loại thực phẩm nào?
- Chất đạm có vai trò gì đối với cơ thể?
Những đối tượng nào cần nhiều chất đạm ? HS: chất đạm, chất béo, chất tinh bột, chất đường, chất vitamin
HS quan sát H.3.2/67 điền vào chỗ trống trong SGK:
đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa.
đạm thực vật: đậu nành, đậu xanh, vừng.
HS quan sát H3.3 và đọc phần 1b/67 để trả lời:
- Giúp cơ thể phát triển.
- Cần thiết cho việc tái tạo tế bào
- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Những người quá gầy, ốm; trẻ em.
38 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở của ăn uống hợp lý
Tiết: 37
Ngày soạn: NG:
I/ Mục tiêu: HS nắm được:
- Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày: Chất đạm, chất béo và chất đường bột
- Vận dụng kiến thức để lựa chọn thức ăn trong bữa ăn hàng ngày
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, tạp chí về ăn uống
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại
IV/ các hoạt động dạy và học:
ổn định:
Kiểm tra: Không
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu chương, bài mới :
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3.1/67 SGK đ nhận xét
Vì sao 2 em bé có thể trạng khác nhau?
GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của ăn uống hợp lí.
Giáo viên chốt lại :
Cần phải ăn uống để sống và làm việc đồng thời để có chất dinh dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt
Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu bài Cơ sở của ăn uống hợp lý để có thêm hiểu biết để biết cách ăn uống cho hợp lí.
HS : bạn nữ có thân hình cân đối, khoẻ mạnh còn bạn nam có thân hình gầy gò, ốm yếu, thiếu sức sống.
HS : Do bạn nữ ăn uống hợp lí còn bạn nam do ăn uống không hợp lý.
Hoạt động1: I. Vai trò của chất dinh dưỡng
- Trong thực tế hàng ngày con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào? kể tên các chất dinh dưỡng?
1/ Chất đạm:
Nguồn cung cấp chất đạm gồm có: động vật và thực vật.
- Đạm TV có trong loại thực phẩm nào?
- Đạm ĐV có trong loại thực phẩm nào?
- Chất đạm có vai trò gì đối với cơ thể?
Những đối tượng nào cần nhiều chất đạm ?
HS: chất đạm, chất béo, chất tinh bột, chất đường, chất vitamin
HS quan sát H.3.2/67 đ điền vào chỗ trống trong SGK:
đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa.
đạm thực vật: đậu nành, đậu xanh, vừng.
HS quan sát H3.3 và đọc phần 1b/67 để trả lời:
- Giúp cơ thể phát triển.
- Cần thiết cho việc tái tạo tế bào
- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Những người quá gầy, ốm; trẻ em.
Tiểu kết:
1. Chất đạm:
a. Nguồn cung cấp:
+ Chất đạm động vật: thịt, cá, trứng, tôm...
+ Chất đạm thực vật: Các loại đậu: đậu tương, xanh, vừng
b. Chức năng dinh dưỡng:
+ Giúp cơ thể phát triển
+ Cần thiết cho việc tái tạo tế bào
+ Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
2/ Chất đường bột:
- Chất đường bột có trong loại thực phẩm nào?
GV cung cấp thêm về một số nguồn cung cấp chất đường bột khác: Các laọi đậu, mạch nha, trái cây chín...vv
- Chức năng dinh dưỡng của chất đường bột là gì?
GV phân tích thêm: - là nguồn năng lượng chủ yếu và rẻ tiền cho cơ thể: hơn 1/2 năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày là do chất đường bột cung cấp, nguồn cung cấp chính chất đường bột là gạo
- Gluxit liên quan tới quá trình chuyển hoá prôtêin và lipit
HS quan sát H3.4và 3.5, đọc phần 2bđ trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
Nguồn cung cấp :
Nhóm đường là thành phần chính như mía, kẹo, mật ong, ...vv
Nhóm tinh bột là thành phần chính như gạo, ngô, khoai, sắn...
HS: Chức năng dinh dưỡng: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu
Có thể chuyển hoá thành chất dinh dưỡng khác: prôtein, lipit
Tiểu kết: 2. Chất đường bột:
a)Nguồn cung cấp:
- Nhóm đường là thành phần chính: mía, kẹo, mạch nha...vv
- Nhóm tinh bột là thành phần chính: gạo, ngô, khoai, sắn...vv
b) Chức năng dinh dưỡng:
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu
Có thể chuyển hoá thành chất dinh dưỡng khác: prôtein, lipit
3/ Chất béo:
Chất béo có trong loại thực phẩm nào?
Vai trò của chất béo đối với cơ thể?
GV phân tích thêm: chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Ngoài ra, là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu mỡ (VTM A, E..) , giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể đối với môi trường bên ngoài ( mùa đông).
HS quan sát h3.6/69 và 3.7, đọc phần 3b, trả lời:
* Nguồn cung cấp:
- Có trong mỡ động vật như mỡ lợn, phomat, sữa..
- Có trong dầu thực vật : dầu vừng, dầu lạc...
* Chức năng dinh dưỡng:
- Nguồn cung cấp năng lượng quan trọng
- Chuyển hoá một số vitamin cần thiết.
Tiểu kết: 3. Chất béo:
* Nguồn cung cấp:
- Có trong mỡ động vật như mỡ lợn, phomat, sữa..
- Có trong dầu thực vật : dầu vừng, dầu lạc...
* Chức năng dinh dưỡng:
- Nguồn cung cấp năng lượng quan trọng
- Là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu mỡ ( VTM A, E..)
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể đối với môi trường bên ngoài ( mùa đông)
Hoạt động 2: Tổng kết.
HS đọc 2 câu đầu phần ghi nhớ SGK
Cho biết chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột, chất béo?
Dặn dò: Quan sát tháp dinh dưỡng và đọc phần em có biết
Đọc các chất sinh tố, nước.. và giá trị dinh dưõng của các nhóm thức ăn để chuẩn bị cho tiết sau.
Chương III:NẤU ĂN TRONG GIA ĐèNH
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP Lí
Tiết: 38
Ngày soạn: NG:
I/ Mục tiêu: HS nắm được:
- Vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày: Chất vitamin, nước và chất xơ
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn.Vận dụng kiến thức để lựa chọn thức ăn trong bữa ăn hàng ngày
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, tạp chí về ăn uống ; đèn chiếu, bảng trong.
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
HS1 : Cho biết nguồn cung cấp và chức năng của chất đạm ?
HS2 : Cho biết nguồn cung cấp và chức năng của chất đường bột ?
HS3 : Cho biết nguồn cung cấp và chức năng của chất béo? Trong những loại thức ăn sau có những chất dinh dưỡng nào: Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà?
3. Bài mới:
Hoạt động1: I. Vai trò của chất dinh dưỡng
4/ Sinh tố:
- Hãy kể tên các loại vitamin mà em biết?
-Vitamin A.B,C,D có trong những loại thực phẩm nào? Chúng có vai trò gì đối với cơ thể?
- Thiếu vitamin A thường mắc những bệnh gì?
- Nếu thiếu vitamin C thường có hiện tượng gì xảy ra?
- Đối với trẻ em thiếu vitamin D sẽ bị bệnh gì?
GV bổ sung và chốt lại (vừa giàng, vừa chiếu bảng sau cho HS chép và vở):
Vitamin nhóm A, B, C, D, E, PP, K...vv
HS quan sát H.3.7 /69 đ trả lời câu hỏi :
Có chủ yếu trong các loại trái cây và gan, trứng, ...vv Vai trò : ngừa một sô loại bệnh (như SGK nêu)
Thiếu vitamin A: Bệnh quáng gà.
Thiếu vitamin C: bệnh hoại huyết
Thiếu vitamin D: còi xương
Tiểu kết: 4. Chất sinh tố ( Vitamin )
Vitamin
Nguồn cung cấp
Chức năng dinh dưỡng:
A
Các loại rau quả màu đỏ:(cà chua, bí đỏ, cà rốt, rau dền) gan, lòng đỏ trứng
Giúp cơ thể tăng trưởng, bảo vệ đôi mắt Giúp cấu tạo răng đều, xương nở, bắp thịt phát triển, da hồng hào.Tăng sức đề kháng, tăng khả năng tiết sữa
B
Cám gạo, thịt lợn nạc, tim, gan, thịt gà, rau muống
Điều hoà hệ thần kinh, chống phù thủng, giúp tiêu hoá tốt
C
Các loại rau, cam, chanh
Giúp cơ thể phòng chống bệnh, lở mồm, viêm lợi...
D
bơ,dầu gan cá thu, ánh năng mặt trời...
Giúp cơ thể chuyển hoá các chất: vôi, can xi, giúp hệ xương phát triển tốt
5/ Chất khoáng:
GV yêu cầu HS quan sát hình 3.8 SGK/ 70
Chất khoáng gồm những chất gì?
- Canxi và phôtpho có trong thực phẩm nào? vai trò của nó đối với cơ thể?
GV bổ sung : Nếu thiếu, xương phát triển yếu, dễ bị gãy, trẻ em bị còi xương, răng lâu mọc..
- Iôt có trong loại thực phẩm nào?
Vai trò của Iôt đối với cơ thể? Thiếu Iôt thường mắc bệnh gì?
- Những loại thực phẩm có chứa chất sắt? Vai trò của nó đối với cơ thể?
GV chốt lại, cho HS ghi
HS quan sát H3.8`đtrao đổi nhóm thống nhất câu trả lời: Gồm chủ yếu là photpho, Iôt, canxi, sắt.
Canxi và Phôtpho: Có trong cá, sữa, đậu, tôm, cua...đ giúp xương, răng phát triển tốt, giúp đông máu.
Có trong rong biển, sò biển, các loại sữa..
Nếu thiếu gây mệt mỏi, dễ cáu gắt, mắc bệnh bướu cổ.
có trong gan tim, cật, thịt nạc.. Sắt tạo máu.Nếu thiếu, người xanh xao, yếu mệt.
Tiểu kết:
5/ Chất khoáng:
Gồm: phốtpho, iôt, canxi, sắt..
a) Canxi và Phôtpho: Có trong cá, sữa, đậu, tôm, cua...đ giúp xương, răng phát triển tốt, giúp đông máu. Nếu thiếu xương phát triển yếu, dễ bị gãy, trẻ em thì bị còi xương, răng lâu mọc..
b)Iôt: Có trong rong biển, sò biển, các loại sữa..đTạo hoocmon điều khiển sự sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu gây mệt mỏi, dễ cáu gắt, mắc bệnh bướu cổ.
c) Chất sắt: có trong gan tim, cật, thịt nạc..đ tạo máu.Nếu thiếu người xanh xao, yếu mệt
6/ Nước:
Nước cần thiết cho cơ thể như thế nào?
Ngoài nước uống còn nguồn nào cung cấp cho cơ thể nữa không?
HS: là thành phần chủ yếu của cơ thể, môi trường cho mọi sự chuyển hoávà trao đổi chất của cơ thể, điều hoà thân nhiệt
HS: thức ăn, đặc biệt là trái cây và rau.
Tiểu kết:
6/Nước: - thành phần chủ yếu của cơ thể,
- môi trường cho mọi sự chuyển hoávà trao đổi chất của cơ thể
- Điều hoà thân nhiệt
7/ Chất xơ:
Chất xơ không phải là chất dinh dưỡng nhưng là thành phần không thể thiếu được, vì sao?
Chất xơ có trong loại thực phẩm nào?
Vậy để có sức khoẻ tốt cần đảm bảo điều gì?
GV chốt lại vai trò của các chất dinh dưỡng
HS : giúp ngăn ngừa bệnh táo bón, làm cho chất thải mềm để dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.
HS: Rau, trái cây chứa nhiều chất xơ.
HS: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không được ăn thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng nào.
Tiểu kết:
7/ Chất xơ:
Có trong rau xanh, trái cây..đ giúp ngăn ngừa bệnh táo bón
Kết luận: Mỗi chất dinh dưỡng có 1 chức năng khác nhau
ị Cần ăn uống đủ các thức ăn và uống nhiều nước mỗi ngàyđ sẽ có sức khoẻ tốt
Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn
1/ Phân nhóm thức ăn
- Căn cứ vào đâu để phân nhóm thức ăn?
- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của các chất chia thức ăn thành mấy nhóm?
- Việc phân nhóm thức ăn có ý nghĩa như thế nàođối với việc tổ chức bữa ăn hàng ngày?
- ở gia đình em hàng ngày có ăn đủ 4 nhóm thức ăn không?
2/ Cách thay thế:
- Vì sao phải thay thế thức ăn?
GV đưa ví dụ: Có các loại thức ăn: thịt lợn, rau muống, trứng được thay thế bởi cá, thịt bò và đậu phụ
- Em có nhận xét gì về cách thay thế trên?
- Vậy nên thay thế bằng như thế nào, nếu thức ăn không cùng trong 1 nhóm sẽ dẫn đến tác hại gì?
yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK/72
- ở nhà mẹ thường thay đổi món ăn trong từng bữa ăn như thế nào?
Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng.
HS quan sát H 3.9/71 SGK trả lời câu hỏi: Thành 4 nhóm: nhóm giàu chất đạm, nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu vitamin và muối khoáng
HS: giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết, thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị đảm bảo được dinh
dưỡng
HS liên thực tế ở gia đình, kể các loại thức ăn và tự nhận xét
HS: thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, đảm bảo được dinh dưỡng.
HS đọc thông tin SGK đ thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Không được vì cách sau không có rau, thiếu vitamin và chất xơ.
Phải thay thế thức ăn trong cùng 1 nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi.
HS đọc ví dụ SGK
HS liên hệ và nhận xét ở gia đình
Tiểu kết: II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
1. Phân nhóm thức ăn:
a) Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng của các chất người ta chia thức ăn làm 4 nhóm
Nhóm giàu chất đường bột
Nhóm giàu chất đạm
Nhóm giàu chất béo
Nhóm giàu vitamin và muối khoáng
b) ý nghĩa: giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết, thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị đảm bảo được dinh dưỡng
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
Cần phải thường xuyên thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị. Nên thay thế thức ăn trong cùng 1 nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không bị thay đổi
Hoạt động 3: Tổng kết: Có mấy nhóm thức ăn ? giá trị dinh dưỡng của từng nhóm?
Vì sao phải thay thế thức ăn ? thay bằng cách nào?
Dặn dò: Đọc bài mới Phần III: Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP Lí (T3)
Tiết: 39
Ngày soạn: NG:
I/ Mục tiêu: HS nắm được:
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đối với từng chất
Biết được tác hại của sự thừa thiếu các chất gây ra
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, tạp chí về ăn uống, tranh vẽ H3.13a, 3.13b
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
HS1 : Cho biết nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của các vitamin A, B, C, D ?
HS2 : Thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Cơ sở khoa học và ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn ?
HS3 : Vì sao phải thay thế thức ăn lẫn nhau ? Cách thay thế thức ăn lẫn nhau ?
3.Bài mới: Nêu vấn đề : Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể , nhưng theo các em có nên ăn thật nhiều không? Tại sao ?
Hoạt động1: III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1/ Chất đạm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ
-Em có nhận xét gì? người trong hình vẽ có phát triển bình thường không ? Tại sao ?
GV : Hãy bổ sung tác hại của việc thiếu chất đạm trầm trọng ?
GV: Tại sao?
GV : Nếu ăn nhiều chất đạm sẽ gây tác hại gì?
GV bổ sung đặc biệt bệnh về thận và đưa nhu cầu đạm cần thiết cho mỗi người : 0,5g/ kg thể trọng
HS : người đó bị suy dinh dưỡng, do ăn uống thiếu chất đạm.
HS: Cơ thể sẽ chậm lớn, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ. Trẻ em dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn.
HS dựa vào chức năng dinh dưỡng của chất đạm để trả lời.
HS: Nếu thừa: gây nên 1 số bệnh nguy hiểm béo phì, tim mạch
Tiểu kết:
1. Chất đạm:
- Nếu thiếu: Cơ thể sẽ chậm lớn, suy nhược, chậm phát triển trí tuệ
- Nếu thừa: gây nên 1 số bệnh nguy hiểm béo phì, tim mạch đặc biệt bệnh về thận
- Nhu cầu cơ thể: 0,5g/ kg thể trọng
2/ Chất đường bột
GV : Em sẽ khuyên cậu bé trong hình 3.12/sgk/73 điều gì?
GV : Từ đó, hãy nêu nguy cơ khi ăn quá nhiều chất đường bột ?
-Tại sao 1 số bạn lúc nào cũng có vẻ mệt mỏi, không nhanh nhẹn?
GV : Từ đó, hãy nêu nguy cơ khi ăn thiếu chất đường bột ?
GV: Tại sao mắc bệnh sâu răng?
GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
Gv nêu nhu cầu của cơ thể: Người lớn: 6-8g/ kg thể trọng,trẻ em : 6-10g/ kg thể trọng
HS: ăn ít chất đạm và đường bột.
HS: Nếu thừa cơ thể phát triển không cân đối, béo phì.
HS: Vì thiếu chất đường bột.
Nếu thiếu cơ thể sẽ ốm yếu, mệt mỏi.
Do ăn kẹo nhiều.
HS: Chất đường bột: Nếu thiếu cơ thể sẽ ốm yếu, mệt mỏi. Nếu thừa cơ thể phát triển không cân đối, béo phì.
Tiểu kết: 2/ Chất đường bột
Nếu thiếu cơ thể sẽ ốm yếu, mệt mỏi. Nếu thừa cơ thể phát triển không cân đối, béo phì. Nhu cầu: Người lớn: 6-8g/ kg thể trọng,trẻ em : 6-10g/ kg thể trọng
3/ Chất béo:
Hàng ngày nếu ăn nhiều hoặc ít chất béo quá thì gây ra tác hại gì?
Ngoài 3 loại chất chính cơ thể còn cần những chất nào nữa?
Vậy, muốn cơ thể phát triển tốt,cần ăn uống như thế nào?
Yêu cầu HS nghiên cứu hình 3.13a và 3.13b để hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
GV chốt lai, cho HS ghi bài.
HS: thừa chất béo: Cơ thể tăng trọng quá mức (béo phì) bụng to, tim nhiều mỡ dễ bị nhồi máu cơ tim. Thiếu chất béo: Không đủ năng lượng cho cơ thể, khả năng kháng bệnh kém.
HS: Vitamin. Chất xơ, nước.
Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không thừa, không thiếu.
Tiểu kết: 3/ Chất béo
Nếu thiếu : Không đủ năng lượng cho cơ thể, khả năng chống bệnh kém
Nếu thừa: Cơ thể tăng trọng quá mức (béo phì) bụng to, tim nhiều mỡ dễ bị nhồi máu cơ tim
Nhu cầu : phụ thuộc vào tuổi, khí hậu
Kết luận: Ngoài ra cơ thể còn cần cung cấp đầy đủ các chất sinh tố, chất khoáng, nước, chất xơ: rau quả
Hoạt động 2: Tổng kết:
HS đọc phần ghi nhớ, em có biết
Có nên ăn nhiều kẹo bánh không? Vì sao?
Yêu cầu HS quan sát tháp dinh dưỡng H 3.13a, 3.13b
Dặn dò: Học bài, xem trước bài an toàn thực phẩm
Tiết: 40
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Ngày soạn: NG:
I/ Mục tiêu:
Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. Phân biệt thực phẩm bị nhiễm trùng nhiễm độc. Biết được 1 số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm trong gia đình.
Có ý thức giư gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh khi chế biến
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, báo vè tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
HS1 : Vai trò chất đường bột đối với cơ thể? Việc thừa, thiếu các chất này trên gây ra tác hại gì?
HS2 : Vai trò chất đạm, đối với cơ thể? Việc thừa, thiếu chất này trên gây ra tác hại gì?
HS3 : Vai trò chất béo đối với cơ thể? Việc thừa, thiếu các chất này trên gây ra tác hại gì?
3.Bài mới:
Hoạt động1: Tìm hiểu vệ sinh thực phẩm
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV nêu câu hỏi:
- Vệ sinh thực phẩm là gì?
GV bổ sung và chốt lại
HS: Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây ngộ độc thức ăn.
Tiểu kết: I. Vệ sinh thực phẩm: Là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, gây ngộ độc thức ăn
1. Nhiễm trùng thực phẩm:
GV: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm, nhiễm độc thực phẩm?
GV bổ sung: Thực phẩm bị nhiễm chất độc : thuốc trừ sâu, hoặc thực phẩm có sẵn chất độc
GV: Hãy nêu 1 số loại thực phẩm dễ bị hư hỏng, giải thích tại sao?
GV: Thức ăn bị nhiễm trùng, nhiễm độc gây ra tác hại gì?
GV nhận xét và chốt lại, cho HS ghi bài.
HS: Sự nhiễm trùng thực phẩm: là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm
Sự nhiễm độc thực phẩm: là sự xâm nhập chất độc vào thực phẩm
HS: Trái cây, rau, thít,cá, trứng...vv Vì do vi khuẩn xâm nhập hoặc bị chuyển hoá thành chất có hại.
HS: dẫn đến ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá...vv
Tiểu kết: 1. Nhiễm trùng thực phẩm:
- Sự nhiễm trùng thực phẩm: là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm
- Sự nhiễm độc thực phẩm: là sự xâm nhập chất độc vào thực phẩm (Thực phẩm bị nhiễm chất độc : thuốc trừ sâu, hoặc thực phẩm có sẵn chất độc)
ị dẫn đến ngộ độc và rối loạn tiêu hoá
2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
GV: ở nhiệt độ nào thì hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn?
GV: ở nhiệt độ nào thì vi khuẩn không phát triển?
GV: ở nhiệt độ nào thì an toàn cho thực phẩm?
GV: ở nhiệt độ nào thì gây nguy hiểm cho thực phẩm?
GV: Rút ra kết luận về biện pháp an toàn cho thực phẩm?
GV chốt lại, cho HS ghi bài.
HS đọc nội dung trong hình 3.14 /77 SGKđ trả lời:
Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm: 100°C - 115°C
Nhiệt độ gây nguy hiểm cho thực phẩm: 0°C -37°C
HS: Cần ăn chín uống sôi, chỉ nên dùng thực phẩm trong ngày, không để thực phẩm, thức ăn quá lâu
Tiểu kết: 2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn
Nhiệt độ an toàn cho thực phẩm: 100°C - 115°C
Nhiệt độ gây nguy hiểm cho thực phẩm: 0°C -37°C
ị Cần ăn chín uống sôi, chỉ nên dùng thực phẩm trong ngày, không để thực phẩm, thức ăn quá lâu
3. Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà
GV: Cần phải làm gì để tránh nhiễm trùng thực phẩm ?
GV cho HS liên hệ thực tế: ở nhà, em đã thực hiện các việc trên tốt chưa?
GV kết luận, cho HS ghi bài.
HS quan sát hình 3.15/77 SGKđ nêu các biện pháp (6 biện pháp).
HS liên hệ thực tế tại gia đình.
Tiểu kết: 3. Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà
Để tránh nhiễm trùng thực phẩm cần:
Vệ sinh trong ăn uống: rửa tay trước khi ăn
Vệ sinh nơi chế biến: vệ sinh nhà bếp luôn sạch sẽ
Vệ sinh khi chế biến: rửa sạch thực phẩm
Thực phẩm phải được nấu chín
Thức ăn phải được đậy kín , cẩn thận , bảo quản chu đáo( Thức ăn đã và chưa chế biến)
- Mua rau quả tươi, tránh dập nát, dụng cụ nấu sạch sẽ
Kết luận: Việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là điều cần thiết và phải thực hiện để đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm được chi phí cho gia đình và xã hội
Hoạt động 2: Tổng kết.
Phân biệt thực phẩm bị nhiễm trùng và thực phẩm bị nhiễm độc? Nguyên nhân nào làm cho thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc?
Dặn dò: Quan sát việc thực hiện an toàn thực phẩm ở gia đình
Đọc tiếp phần II, III/ 77-79
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (TT)
Tiết: 41
Ngày soạn: NG:
I/ Mục tiêu:
Thế nào là an toàn thực phẩm. Biết được 1 số biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, khi chế biến, bảo quản thực phẩm
Có ý thức giư gìn vệ sinh ăn uống và vệ sinh khi chế biến
II/ Chuẩn bị: SGK, các tài liệu, báo vè tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
HS1 : Nhiễm trùng thực phẩm là gì ? Nêu nhiệt độ an toàn và nhiệt độ nguy hiểm đối với thực phẩm ?
HS2 : Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà ?
3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động1: Tìm hiểu an toàn thực phẩm.
HS: Là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
HS: do dư thừa thuốc trừ sâu, hoá chất trong sản xuất và trong chế biến
GV: An toàn thực phẩm là gì?
GV: Nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thức ăn như hiện nay?
GV bổ sung tình trạng ngộ độc thức ăn hiện nay đang gia tăng: lượng người nhập viện vì ngộ độc thức ăn rất cao trong kh đó, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tràn lảntên thị trường.
GV chốt lại, cho HS ghi bài.
Tiểu kết:
II. An toàn thực phẩm: Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất
Hiện nay ngộ độc thức ăn đang gia tăng nguyên nhân là do dư thừa thuốc trừ sâu, hoá chất trong sản xuất và trong chế biếnđngười sử dụng cần biết cách lựa chọn, xử lí thực phẩm một cách đúng đắn hợp vệ sinh
An toàn thực phẩm khi mua sắm:
-Hãy kể những loại thực phẩm thường mua sắm?
- Biện pháp để đảm bảo cho an toàn thực phẩm?
GV bổ sung và chốt lại, cho HS ghi bài.
HS: thịt, cá, rau, trái cây, đồ hộp...vv
HS: Trả lời, có phân loại: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng hộp.
Tiểu kết:
An toàn thực phẩm khi mua sắm:
Thực phẩm tươi sống( thịt, cá,..) : chọn thực phẩm tươi ngon, không bị ôi ươn, ẩm mốc, được bảo quản ướp lạnh
thực phẩm đóng hộp: không quá hạn sử dụng
không để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín
An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản:
- Thực phẩm thường được chế biến tại đâu?
- Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm?
- Vi khuẩn xâm nhập vào trong thức ăn bằng con đường nào?
- Cách bảo quản các loại thực phẩm đã chế biến, đồ khô, đồ hộp?
GV yêu cầu HS chốt lai, cho HS ghi bài.
HS: tại nhà bếp
HS: do vi khuẩn xâm nhập.
HS: do tay bẩn, do chưa rửa kỹ thực phảm, dụng cụ...vv
HS lần lượt trả lời câu hỏi, có sự phân loại đối với từng loại thực phẩm.
HS tự rút ra kết luận
Tiểu kết:
An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản
a). Trong quá trình chế biến:
Cần phải nấu chín thực phẩm, bảo đảm vệ sinh trong khi chế biến.
b. Bảo quản thực phẩm
- Thực phẩm đã chế biến: để tủ lạnh ( với thời gian ngắn), đậy kín thức ăn.
- Thực phẩm đóng hộp: để tủ lạnh, nên mua vừa đủ dùng
- Thực phẩm khô: Phơi khô, cho vào lọ kín
Hoạt động2: Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
- Nguyên nhân nào làm cho thức ăn bị ngộ độc?
GV phân tích bổ sung.
GV yêu cầu HS nêu ví dụ
Sau đó, GV nhận xét, chốt lại và cho HS ghi bài
HS: Do thức ăn bị vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật, do thức ăn bị biến chất, bản thân thức ăn có sẵn chất độc, do thức ăn bị nhiễm chất độc hoá học, chất bảo vệ thực vật, chất phụ gia..
HS cho ví dụ theo hiểu biết.
Tiểu kết:
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
Do thức ăn bị vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
Do thức ăn bị biến chất
Bản thân thức ăn có sẵn chất độc
Do thức ăn bị nhiễm chất độc hoá học, chất bảo vệ thực vật, chất phụ gia..
2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn
- Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn ?
GV nhận xét, bổ sung.
- Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn cần xử lý như thế nào?
HS tổng kết được những biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn dựa vào kiến thức đã được học.
HS: cần tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà có biẹn pháp phù hợp. Nếu chưa rõ nguyên nhân thì đưa đi cấp cứu.
Tiểu kết:
2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn
- Chọn thực phẩm tươi ngon, không bầm dập
Sử dụng nước sạch để chế biến
Chế biến, làm chín thực phẩm
Rửa sạch dụng cụ ăn uống, vệ sinh nhà bếp
Cất giữ thực phẩm nơi an toàn, tránh xa chất độc hại..
Bảo quản thực phẩm chu đáo, tránh côn trùng xâm nhập
Rửa kỹ rau qủa ăn sống
Không dùng thực phẩm có chất độc
Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng
Hoạt động 3: Tổng kết
HS đọc ghi nhớ SGK/80
Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm? Biện pháp cơ bảnđể đảm bảo an toàn thực phẩm?
Dặn dò: Học bài , trả lời câu hỏi cuói bài
Đọc phần em có biết
Chuẩn bị bài mới: bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến thức ăn
Tiết: 42
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MểN ĂN
Ngày soạn: NG:
I/ Mục tiêu: HS hiểu được :
- Sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡngtrong khi chế biến món ăn
- Cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
II/ Chuẩn bị: SGK, SGV
Tranh vẽ phóng to hình 3.17, 3.18, 3.19SGK
III/ Phương pháp: Quan sát - đàm thoại
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2.Kiểm tra:
HS1: Tại sao phải giữ vệ sinh thực phẩm? Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm cần lưu ý những yếu tố nào?
HS2: Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản cần lưu ý những yếu tố nào?
HS3: Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
3. Bài mới:
Hoạt động1: Tìm hiểu bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Tại sao phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn?
-Những loại thực phẩm nào dễ bị mất chất dinh dưỡngkhi chuẩn bị chế biến?
1/ Thịt cá:
GV:Trong thịt cá có ngững chất dinh dưỡng nào?
-GV: Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong thịt cá là gì?
GV:Tại sao thịt cá khi đã thái không nên rửa lại?
GV chốt lai, cho HS ghi bài.
HS : Vì khi chuẩn bị và trong quá trình chế biến, chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi ít nhièu.
HS: thịt, cá, rau, ...vv
HS: chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin
HS: Không ngâm rửa thịt cá sau khi cắt thái vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi. Không nên đ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nguyen_thi_thu.doc