Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1: Bài mở đầu (Bản chuẩn kĩ năng)

I – Mục tiêu bài học:

 - H hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

 - Biết được mục tiêu, nội dung chương trình SGK công nghệ mới.

 - Biết được phương pháp dạy học từ thụ động sang chủ động tích cực.

 II – Chuẩn bị:

 - Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.

 - Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ T.H.C.S

 III- Tiến trình dạy học :

1. Giới thiệu bài :

- Gia đình là nền tảng xã hội , ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên , được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội .

- Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội , chương trình công nghệ 6 – phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn .

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1: Bài mở đầu (Bản chuẩn kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ I Tuần 1 Ngày soạn: 22/ 08/2008 Ngày dạy : Tiết 1 Bài mở đầu I – Mục tiêu bài học: - H hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. - Biết được mục tiêu, nội dung chương trình SGK công nghệ mới. - Biết được phương pháp dạy học từ thụ động sang chủ động tích cực. II – Chuẩn bị: - Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. - Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ T.H.C.S III- Tiến trình dạy học : Giới thiệu bài : Gia đình là nền tảng xã hội , ở đó mỗi người được sinh ra và lớn lên , được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội . Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội , chương trình công nghệ 6 – phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn . Bài mới : *) Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình . - G : ? Gia đình hiểu theo nghĩa chung là gì ? ? Nêu những vai trò quan trọng của gia đình trong đời sống và xã hội ? ? Thế nào là kinh tế gia đình ? I- Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình: a. Vai trò của gia đình : - Tạo ra nguồn thu nhập bằng tiền và hiện vật . - Sử dụng nguồn thu nhập hợp lý . - Đáp ứng các nhu cầu về vật chất , tinh thần cho con người trong xã hội chung . b. Kinh tế gia đình : Sgk . *) Hoạt động 2 : Tìm hiểu mục tiêu và nội dung tổng quát của trương chình , sgk . - G : Thông báo những ảnh hưởng của phân môn học kinh tế gia đình đối với kiến thức H tiếp thu được ? - G : Thông báo những ảnh hưởng của phân môn kinh tế gia đình đối với kỹ năng học tập . - G : yêu cầu H đọc sgk tìm hiểu : ? Nêu những ảnh hưởng của phân môn học kinh tế gia đình đối với thái độ học tập của học sinh ? II- Mục tiêu của chương trình Công Nghệ 6 – phân môn kinh tế gia đình : 1.Về kiến thức : - Biết được một số kiến thức cơ bản , thông dụng về đời sống . - Biết được các phương pháp và quy trình công nghệ tạo nên các sản phẩm đơn giản . 2. Về kỹ năng : - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào các hoạt động hàng ngày ở gia đình . 3. Về thái độ : - Tạo thói quen lao động có kế hoạch với tác phong công nghiệp . - Có ý thức tham gia lao động có ích cho địa phương . *) Hoạt động 3 : Tìm hiểu mục tiêu và nội dung tổng quát của chương trình , sgk và phương pháp học tập môn học . - G : yêu cầu H đọc sgk để tìm hiểu về phương pháp học tập bộ môn . ? Phương pháp học tập có gì mới ? III- Phương pháp học tập : - H đọc sgk và trả lời : + Qua hệ thống câu hỏi và hình ảnh , bài tập gợi mở để H tự tìm hiểu , phát hiện kiến thức và nắm kiến thức một cách chủ động , tích cực với sự dẫn dắt , gợi mở của G . + H thảo luận nhóm để lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế . *) Hoạt động 4 : Tổng kết – Dặn dò . ? Như vậy thông qua bài học em hiểu gia đình có vai trò như thế nào ? ? Kinh tế gia đình là gì ? Có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội nói chung ? *) Dặn dò : - Về nhà đọc trước bài 1 , chuẩn bị 1 số mẫu các loại vải thường dùng . - Cho 1 ,2 H trả lời mỗi câu hỏi . IV- Rút kinh nghiệm : Tuần 1 Ngày soạn: Ngày dạy : Chương II: May mặc trong gia đình Tiết 2 các loại vải thường dùng trong may mặc I – Mục tiêu bài học: - Học sinh biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học. - Biết phân biệt bằng trực quan 1 số loại vải thông thường. II – Chuẩn bị: - Tranh quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học - Mẫu các loại vải để quan sát nhận biết. - Một số băng vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt dính trên quần áo may sẵn - Bát đựng nước để thử nghiệm, chứng minh độ thám nước của vải. III – Tổ chức hoạt động dạy học: *) Hoạt động 1: Khởi động . 1- Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình? ? Nêu mục tiêu môn học? Phương pháp học tập bộ môn? - Gọi 2 H lên bảng trả lời. - Các H khác theo dõi, nhận xét? 2 – Giới thiệu bài mới: - Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm quần áo dùng hàng ngày đều được may từ các loại vải, còn các loại vải đó có nguồn gốc từ đâu, được tạo ra như thế nào và có đặc điểm gì thì các em chưa biết. - Bài đầu tiên trong chương I sẽ giúp các em hiểu được nguồn gốc tính chất của các loại vải và cách phân biệt các loại vải đó. I- Nguồn gốc, tính chất của các loại vải: *) Hoạt động 2: Tìm hiểu về vải sợi thiên nhiên - G treo tranh và hướng dẫn H quan sát hình 11- sgk ? Tên cây trồng vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải? - G: + Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc thực vật như: sợi bông thu từ quả cây bông; sợi đay, gai, lanh thu từ thân cây đay, gai, lanh. + Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật như: Sợi len từ lông cừu, lông vịt... sợi tơ tằm từ kén tằm. + Sợi bông, đay, lanh, tơ tằm, len là dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên qua quá trình sản xuất, sợi dệt có thành phần và tính chất của nguiyên liệu ban đầu. - G treo tranh và hướng dẫn H quan sát hình 11a. ? Nêu quy trình sản xuất vải sợi bông? - G bổ xung: Cây bông ra hoa, kết trái cho quả bông> Quả bông sau khi thu hoạch được giũ sạch hạt, loại bỏ các chất bẩn rồi đánh tơi để tạo xơ bông, từ xơ bông kéo thành sợi qua quá trình dệt tạo thành vải sợi bông. ? Quy trình sản xuất vải sợi tơ tằm? - G bổ xung: Từ con tằm cho kén tằm, từ kén tằm cho sợi tơ tằm sau một quá trình ươm tơ: kén tằm nấu trong nước sôi cho keo tơ tan bớt ra, kén mềm dễ dàng rút thành sợi chập lại thành sợi tơ mộc đem dệt thành vải tơ tằm. ? quan sát sơ đồ cho biết thời gian tạo thành nguyên liệu dệt vải? - G cho H quan sát mẫu vải và giới thiệu phương pháp dệt vải: Dệt thủ công( dệt thoi) và dệt máy ( dệt kim). ? Dệt thoi và dệt kim là dệt như thế nào? - G: + Thực hiện thao tác làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước để H quan sát và nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên. + Yêu cầu H đọc sgk. ? Tính chất vải thiên nhiên ? - G bổ sung : 1 số nhược điểm của vải thiên nhiên là dễ bị nhăn nhưng ngày nay đã có công nghệ xử lý đặc biệt làm cho vải sợi bông , vải tơ tằm không bị nhăn , tăng giá trị của vải nhưng giá thành cao . 1- Vải sợi thiên nhiên: a, Nguồn gốc: - H quan sát tranh và trả lời: Cây bông, đay, lanh, gai, con tằm, cừu. - H quan sát tranh, suy nghĩ để trả lời: Cây bông =>Quả bông => Xơ bông=> Sợi dệt => Vải sợi bông. - H trả lời: Con tằm => kén tằm => Sợi tơ tằm => Sợi dệt => vải sợi tơ tằm. - H trả lời: Thời gian tạo thành nguyên liệu lâu vì cần có thời gian từ khi cây con sinh ra cho đến khi thu hoạch. + Dệt thoi: Từ các loại sợi dệt tạo thành sản phẩm mà trong đó có ít nhất là 2 hệ sợi đan vuông góc với nhau. + Dệt kim: Từ 1 hoặc một hệ thống sợi dệt đem uốn cong thành vòng làm cho chúng luồn vào nhau để tạo thành vải dệt kim hoặc các sản phẩm cụ thể . Loại này co dãn dễ dàng và sử dụng thuận tiện. b, Tính chất vải sợi thiên nhiên: - H quan sát, đọc sgk để trả lời: + Vải sợi bông dễ hút ẩm, thoáng hơi, chịu nhiệt tốt. Nhưng có nhược điểm dễ bị co, dễ bị nhàu. Khi đốt lượng cho ít dễ vỡ có màu trắng. + Tơ tằm : mềm mại , bóng mịn , nhẹ xốp , cách nhiệt tốt . Khi đốt cháy chậm , múi khét như sừng cháy , tàn tro đen , vón cục , dễ vỡ . + Vải len dạ : nhẹ xốp , độ bền cao , giữ nhiệt tốt , ít co giãn , ít hút nước . Nhược điểm : dễ bị giãn nhấm , cắn thủng . *) Hoạt động 3 : Tìm hiểu về vải sợi hoá học . - G : yêu cầu H quan sát h 1.2 – sgk . ? Nguồn gốc của vải sợi hoá học . - G : Căn cứ vào nguyên liệu ban đầu và nguyên liệu không có dạng sợi mà phải qua qua trình , phương pháp sản xuất người ta chia sợi hoá học thành 2 loại tạo sợi là sợi nhân tạo và sợi tổng hợp . ? Tóm tắt quy trình sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp ? - G bổ sung : + Sợi nhân tạo : nguyên liệu chính là tre , nứa gỗ có hàm lượng xenlulo cao qua xử lý bằng những chất hoá học như xút để kéo thanhd sợi visco , axetat ... dùng để dệt vải nhân tạo . . (Xa tanh , tơ lụa nhân tạo , dệt một số mặt hàng mỏng , nhẹ may áo phụ nữ , khăn quàng .) + Sợi tổng hợp : là loại sợi chế tạo từ 1 số chất hoá học lấy từ than đá , dầu mỏ qua quá trình biến đổi hoá học phức tạp tạo thành nguyên liệu để sản xuất sợi tổng hợp có thành phần và tính chất khác hẳn nguyên liệu ban đầu (sợi nilon , polyeste , lụa nilon ...) + Sản xuất sợi hoá học nhờ máy móc hiện đại nên rất nhanh chóng . + Nguyên liệu sản xuất vả hoá học dồi dào và giá rẻ vì vậy vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc . - G yêu cầu H nghiên cứu h 1.2-sgk tìm nội dung điền vào bài tập ở sgk vào vở . + Họi 1 H trình bày . - G : + Làm thử nghiệm chứng minh ( đốt vải , vò vải ). H quan sát kết quả , rút ra nhận xét . + Gọi 1 H nêu tính chất của vại sợi hoá học ? ? Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc ? *) Dặn dò : - Học thuộc nguồn gốc , tính chất của các loại vải . - Mối H chuẩn bị sẵn các mẫu vải , sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn , bao diêm để bài sau thử nghiêm phân loại vải . 2. Vải sợi hoá học : a. Nguồn gốc : H nêu : - Nguồn gốc vải sợi hoá học là từ chất xenlulo của gỗ , tre , nứa và từ một số chất hoá học lấy từ than đá , dầu mỡ , khí tự nhiên ... - H nêu tóm tắt quá trình sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp như sgk . - H hoàn thành bài tập sgk : + Vải sợi nhân tạo , vải sợi tổng hợp . + Sợi visco , axetat : gỗ , tre , nứa ... + Sợi nilon , polyeste : dầu mỏ , than đá . b. Tính chất vải sợi hoá học : - H quan sát , trả lời : + Vải dệt bằng sợi nhân tạo mềm mại , hút ẩm , nhưng độ bền kém , ít nhàu hơn sợi bông và bị cứng lại trong nước. Khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan . + Vải dệt bằng sợi tổng hợp độ hút ẩm kém nên ít thấm mồ hôi , bền , đẹp , giặt mau khô và không bị nhàu . Khi đốt sợi vải tro vón cục , bóp không tan. - H trả lời : Vải sợi hoá học phong phú , đa dạng , bền , đẹp , giặt mau khô , ít bị nhàu , giá thành rẻ . IV- Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_1_bai_mo_dau_ban_chuan_ki_nang.doc