Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 16, Bài 6: Thực hành cắt khâu bao tay trẻ em sơ sinh

I/ Mục tiêu.

1. Kiến thức: Luồn được chun vào cổ bao tay đúng yêu cầu kỹ thuật

2. Kĩ năng: Biết cách trang trí bao tay trẻ sơ sinh hợp lý

3. Thái độ: Có tính cẩn thận, chính xác, đúng kỹ thuật cắt may đơn giản.

II/ Chuẩn bị.

1.Chuẩn bị của giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, hình vẽ, vật mẫu, kéo, phấn mầu, thước. Mẫu bao tay trẻ sơ sinh.

2.Chuẩn bị của học sinh: Theo phần dặn dò đã dặn ở giờ trước

 III/ Tiến trình bài dạy.

1.Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của HS

2.Bài mới:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 16, Bài 6: Thực hành cắt khâu bao tay trẻ em sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: 6A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Lớp dạy: 6B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Tiết 16. Bài 6: Thực hành CẮT KHÂU BAO TAY TRẺ EM SƠ SINH I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Luồn được chun vào cổ bao tay đúng yêu cầu kỹ thuật 2. Kĩ năng: Biết cách trang trí bao tay trẻ sơ sinh hợp lý 3. Thái độ: Có tính cẩn thận, chính xác, đúng kỹ thuật cắt may đơn giản. II/ Chuẩn bị. 1.Chuẩn bị của giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, hình vẽ, vật mẫu, kéo, phấn mầu, thước. Mẫu bao tay trẻ sơ sinh.... 2.Chuẩn bị của học sinh: Theo phần dặn dò đã dặn ở giờ trước III/ Tiến trình bài dạy. 1.Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của HS 2.Bài mới: HĐ1: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học, nêu nguyên tắc an toàn lao động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Dùng vật mẫu giới thiệu các dụng cụ, vật liệu cần cho giờ thực hành - Nghe, quan sát. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu của cá nhân I. Chuẩn bị: Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình thực hiện - Dùng hình vẽ, vật mẫu. Phân tích cho học sinh các bước tiến hành khâu và yêu cầu kĩ thuật khi khâu - Thao tác mẫu đồng thời chỉ ra các sai lầm hư hỏng khi thực hiện - Đưa ra một số vật mẫu cho HS quan sát. - Chỉ ra các điểm chú ý khi trang trí - Quan sát hình vẽ, nắm vững các bước khâu và yêu cầu kỹ thuật của từng bước - Quan sát nắm vững các thao tác sai hỏng khi thực hiện - Quan sát hình dung nội dung và yêu cầu cần trang trí II. Quy trình thực hiện: 1. Khâu viền mép vòng cổ tay và luồn chun. - Gấp mép vải ra ngoài 1 cm - Khâu các mép o,3 cm ( để lại khoảng 1 cm) - Luồn chun, khâu nốt phần để lại. 2. Trang trí bao tay. Tuỳ theo ý thích. Chú ý: Hoa văn trang trí có mầu sắc tươi sáng, bố cục cân đối hài hoà Hoạt động 4: Thực hành - Giao nội dung TH cho HS - Phân công vị trí TH - Cho HS thực hành GV quan sát uấn nắn - Nhận nội dung TH - Nhận vị trí TH - Tiến hành TH III. Thực hành TH theo 2 nội dung trên (cá nhân TH đơn lẻ) Hoạt động 5: Tổng kết - Thu sản phẩm thực hành của HS - Nhận xét chung về giờ TH: thao động tác, ý thức, sự chuẩn bị... - Cho HS thu dọn vệ sinh khu vực thực hành - Nộp sản phẩm TH cho GV - Nghe, quan sát rút kinh nghiệm - HS thu dọn vệ sinh khu vực thực hành IV. Tổng kết bài TH 3. Củng cố: - Nhận xét chung về giờ TH: thao động tác, ý thức, sự chuẩn bị... 4. Dặn dò - Yêu cầu về thực hiện thêm ở gia đình sản phẩm khác cho đẹp hơn - Chuẩn bị cho giờ thực hành khâu sau 1 HS: 2 miếng bìa, 2 miếng vải rộng 18 cm dài 25 cm, kéo, thước phấn mầu, tìm hiểu bài 7 Lớp dạy: 6A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Lớp dạy: 6B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Tiết 17. ÔN TẬP I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về các loại vải thường dung trong may mặc. Biết lựa chọn màu vải may mặc, bảo quản trang phục 2. Kĩ năng: Vận dụng được một số kiến thức và kỹ năng đã học vào việc tham gia may mặc. 3. Thái độ: Tiết kiệm biết ăn mặc lịch sự gọn gàng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. II/ Chuẩn bị. 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, vật mẫu. 2. HS Tìm hiểu nội dung chương I, làm đề cương, ôn tập III/ Tiến trình bài dạy. 1.Kiểm tra bài cũ: Không 2.Bài mới: HĐ1: Thông báo kết quả thực hành. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung ôn tập - Dùng bảng phụ giói thiệu những kiến thức và kỹ năng cần đạt được ở chương I - Nghe, quan sát. Hoạt động 3: Tìm hiểu và trả lời một số câu hỏi ôn tập - GV dùng bảng phụ giới thiệu hệ thống câu hỏi cần thảo luận. Câu 1: Nguồn gốc, tính chất các loại vải thường dùng trong may mặc ? Câu 2: Nêu cách phân biệt một số loại vải. Câu 3: Lựa chọn trang phục căn cứ vào yếu tố nào Câu 4: Nêu cách sử dụng trang phục và bảo quản trang phục . Lấy ví dụ về sử dụng trang phục Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thảo luận làm đề cương ôn tập - GV: Yêu cầu thảo luận nguồn gốc tính chất các loại vải - Nguồn gốc vải sợi thiên nhiên - Tính chất của vải sợi thiên nhiên - Nguồn gốc tính chất của vải sợi hóa học, sợi pha - Thảo luận nguồn gốc, các loại vải - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác NX bổ sung - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác NX bổ sung I- Các loại vải sợi: * Vải sợi thiên nhiên - Từ thực vật: bông, lanh, đay, gai.... - Từ động vật: tơ tằm, lông gà, vịt..... * Tính chất - Độ thoáng mát, hút ẩm, độ nhàu, độ bền....... * H: nêu nguồn gốc, tính chất vải sợi hoá học, sợi pha - Sợi hoá học gồm sợi nhân tạo và sợi tổng hợp - Nhân tạo: từ xenlulo của gỗ, tre, nứa - Tổng hợp: từ than đá, dầu mỏ ....cộng chất phụ gia - Sợi pha: kết hợp nhiều loại sợi để dệt thành vải * Tính chất sợi hoá học, sợi pha. - Sợi nhân tạo: Độ hút ẩm, độ nhàu, độ bền...... - Sợi tổng hợp: Độ hút ẩm, độ nhàu, độ bền...... Sợi pha: Độ hút ẩm, độ nhàu, độ bền...... Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh lựa chọn trang phuc - GV yêu cầu HS thảo luận lựa chọn trang phục G: Cho học sinh quan sát tranh một số mẫu mốt ăn mặc của học sinh (?): Để có được trang phục đẹp cần chú ý đến những đặc điểm gì? (?): Cách sử dụng trang phục hợp lý là như thế nào? Thảo luận lựa chọn trang phục II- Lựa chọn trang phuc: Phù hợp với vóc dáng cơ thể............ Kiểu may phù hợp với lứa tuổi......... Kết hợp với vật dụng đi kèm............ Tạo sự đồng bộ của trang phục Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh cách khâu 3 mũi khâu cơ bản - GV yêu cầu HS lấy vải, kim, chỉ, kéo để tực hiện lại các thao tác khâu - Khâu mũi tới - Khâu mũi đột mau Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV III – Các mũi khâu cơ bản 3. Củng cố: - Nhận xét chung giờ ôn tập 4. Dặn dò: - Dặn HS về nhà hoàn thành đề cương theo các câu hỏi. - Ôn tập tiết 18 kiểm tra 45 phút Lớp dạy: 6A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Lớp dạy: 6B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Tiết 18. KIỂM TRA THỰC HÀNH I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về các loại vải thường dung trong may mặc. Biết lựa chọn màu vải may mặc, bảo quản trang phục 2. Kĩ năng: Vận dụng được một số kiến thức và kỹ năng đã học vào việc tham gia may mặc. 3. Thái độ: Tiết kiệm biết ăn mặc lịch sự gọn gàng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. II/ Chuẩn bị. 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, vật mẫu. 2. HS Tìm hiểu nội dung chương I, làm đề cương, ôn tập III/ Tiến trình bài dạy. 1.Kiểm tra bài cũ: Không 2.Bài kiểm tra: CÂU HỎI I – Trắc nghiệm (2 điểm): Câu 1( 1 điểm): Điền từ đúng (Đ) hoặc (S) vào ô vuông cho thích hợp Nội dung 1. Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật và thực vật 2. Vải sợi pha dùng để may quần áo mùa đông 3. Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và tôn lên vẻ đẹp của con người 4. Chọn vải may phù hợp với công việc hoạt động Câu 2( 1 điểm): Khi đi lao động như trồng cây, dọn vệ sinh .., mồ hôi ra nhiều lại dễ lấm bẩn, em mặc như thế nào? Hãy chọn từ trong ngoặc, điền vào khoảng trống (.) cuối mỗi câu sau để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích: - Chất liệu vải: (vải sợi bông/ vải tổng hợp) - Màu sắc: (màu sáng/màu sẫm) - Kiểu may: ..(cầu kì, sát người/ đơn giản,rộng) - Giày, dép:.(dép thấp, giày ba ta/giày, dép cao gót, giày da đắt tiền) II- Tự luận ( 8 điểm): Câu 1( 3 điểm): Có 3 mảnh vải: Biết 1 trong 3 mảnh đó có nguồn gốc (thiên nhiên, tổng *hợp, nhân tạo) làm thế nào để phân biệt một cách chính xác nguồn gốc của 3 mảnh vải trên? Em hãy nêu cách tiến hành thực hành để phân biệt? Câu 2( 3 điểm): Hãy thực hành khâu 2 mũi khâu cơ bản (mũi tới, mũi đột mau) * Yêu cầu: khâu trên một mảnh vải dài 15 cm; rộng 10 cm - Khâu 1 đoạn mũi tới dài 10 cm - Khâu 1 đoạn mũi đột mau dài 10 cm Câu 3( 2 điểm): Trang phục là gì? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I – Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25đ Câu 1( 1 điểm): Điền từ đúng (Đ) hoặc (S) vào ô vuông cho thích hợp 1 - Đ ; 2 – S ; 3 - Đ ; 4 - Đ ; Câu 2( 1 điểm): Khi đi lao động như trồng cây, dọn vệ sinh .., mồ hôi ra nhiều lại dễ lấm bẩn, em mặc như thế nào? Hãy chọn từ trong ngoặc, điền vào khoảng trống (.) cuối mỗi câu sau để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích: - Chất liệu vải: vải sợi bông - Màu sắc: màu sẫm - Kiểu may: đơn giản,rộng - Giày, dép: dép thấp, giày ba ta II- Tự luận ( 8 điểm): Câu 1( 3 điểm): Ta phân biệt bằng cách sau: - Ta tiến hành vò với cả 3 mảnh vải trên ta thấy mảnh nào nhàu nhất thì mảnh đó là có nguồn gốc là thiên nhiên; - 2 mảnh còn lại là không nhàu hoặc ít nhàu ta tiến hành dùng kéo cắt lấy 1 ít vải trên 2 mảnh vải đó rồi đem đốt nếu mảnh nào tro bóp dễ tan thì mảnh đó có nguồn gốc là nhân tạo, mảnh nào tro bóp vón cục không tan thì mảnh đó có nguồn gốc là tổng hợp. Câu 2( 3 điểm): - Khâu 1 đoạn mũi tới dài 10 cm: Yêu cầu đường chỉ phải đẹp, thẳng, khoảng cách các mũi đều nhau: đạt 1,5đ - Khâu 1 đoạn mũi đột mau dài 10 cm: Yêu cầu đường chỉ phải đẹp, thẳng, khoảng cách các mũi đều nhau: đạt 1,5đ Câu 3( 2 điểm): Trang phục là bao gồm các loại áo, quần và các vật dụng khác đi kèm như: giày, tất, mũ, khăn quàng ..trong đó áo, quần là quan trọng nhất. Lớp dạy: 6A Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Lớp dạy: 6B Tiết: .Ngày dạy:sĩ số: .Vắng:.. Chương II: Trang trí nhà ở Tiết 19. Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở ( Tiết 1) I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Xác định được vai trò quan trọng của nhà ở đối với đời sống con người. - Biết được sự cần thiết của việc phân chia các khu vực sinh hoạt chung trong nhà ở và sắp xếp đồ đạc từng khu vực cho hợp lý, tạo sự thoải mái, hài lòng cho các thành viên trong gia đình. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng hợp lý sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình. II/ Chuẩn bị. 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, tranh ảnh về nhà ở. 2. HS: SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình. III/ Tiến trình bài dạy: 1.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2.Bài mới: HĐ1: GVgiới thiệu bài, nêu mục tiên bài học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người - Yêu cầu quan sát hình 2.1, thảo luận tìm hiểu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người -Lần lượt gọi các nhóm nêu vai trò của nhà ở trong từng hình vẽ, HS nhóm khác nhận xét, - GV bổ sung, giải thích -Thảo luận nhóm, tổng hợp ý kiến vào bảng nhóm - Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét - Nghe, quan sát, ghi vở I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người - Nhà ở là nơi trú ngụ của con người. Bảo vệ con người tránh những tác hại của thời tiết. Đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà - Cho HS thảo luận liên hệ thực tế nêu các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình: - Lần lượt gọi các nhóm nêu các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình: + Gv ghi bảng, bổ sung. ? Chỗ sinh hoạt chung có đặc điểm gì. ? Chỗ thờ cúng có đặc điểm gì. ? Chỗ ngủ nghỉ có đặc điểm gì. ? Chỗ ăn uống có đặc điểm gì. ? Khu vực bếp ? Khu vực vệ sinh có đặc điểm gì. - HS thảo luận liên hệ thực tế nêu các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình: - Đại diện các nhóm nêu các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình - Nghe, quan sát, ghi vở - Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi - Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi - Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi - Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi - Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi - Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi II. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà: 1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình: - Chỗ sinh hoạt chung - Chỗ thờ cúng - Chỗ ngủ nghỉ - Chỗ ăn uống - Khu vực bếp - Khu vực vệ sinh 3. Củng cố: - Hướng dẫn HS hệ thống lại nội dung tiết dạy dựa vào các đề mục trên bảng - GV nhận xét chung về giờ học. 4. Dặn dò: - Dặn dò HS về học bài và tìm hiểu phần còn lại

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_16_bai_6_thuc_hanh_cat_khau_bao.doc