Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 27-60

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Học sinh nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết ss

- Kỹ năng: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí.

 - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

- Sưu tầm tài liệu tham khảo về cắm hoa trang trí

III. Các hoạt động dạy học:

* Kiểm diện: 6A: / / 2009 Tổng số: . Vắng:

 6B: / / 2009 Tổng số: . Vắng:

1- Kiểm tra bài cũ 5’

? Nêu các loại hoa thường dùng trong trang trí nhà ở

? Nêu các vị trí trang trí hoa, với mỗi vị trí cần cắm hoa thế nào cho phù hợp.

 

doc77 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 27-60, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Ngày giảng 6A: 6B: BÀI 12: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA (Tiếp) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh hiểu được ý nghĩa của hoa trong trang trí nhà ở, một số hoa dùng trong trang trí. Biết lựa chọn được hoa phù hợp với ngôi nhà và điều kiện kinh tế của gia đình đạt yêu cầu thẩm mỹ. - Kỹ năng: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo và có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình. - Thái độ: Có hứng thú với môn học II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, tranh ảnh về hoa, mẫu hoa giả, hoa khô. - HS: Sưu tầm về các loại hoa III.Các hoạt động dạy học. * Kiểm diện: 6A: Tổng số:. Vắng: 6B: Tổng số:. Vắng: 1- Kiểm tra bài cũ 5’ ? Em hãy nêu ý nghĩa của hoa, cây cảnh trong trang trí nhà ở. ? Nêu vị trí đặt cây cảnh trong trang trí nhà ở 2- Nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu các loại hoa trong trang trí nhà ở. (35’) GV: Giới thiệu ảnh một số loại hoa tranh SGK. GV? Em hãy kể tên các loại hoa thường dùng trong trang trí HS: Hoa tươi, hoa khô, hoa giả GV: Em hãy kể tên các loại hoa tươi thông dụng? HS: Trả lời GV: Bổ sung ? Hãy nêu thêm tên các loại hoa tươi có ở địa phương em. HS: Liên hệ thực tế kể tên các loại hoa. GV: Cho học sinh xem tranh hoặc hoa khô đã chuẩn bị và hình 2.17a (SGK). HS: Chú ý quan sát. GV? Vì sao hoa khô ít được sử dụng tại Việt Nam HS: Trả lời, GV: Chốt lại (do kĩ thuật làm hoa khô phức tạp, công phu nên giá thành cao lại khó làm sạch bụi bẩn nên hoa khô chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta) GV: Cho học sinh xem một số hoa giả đã chuẩn bị và hình 2.17b (SGK). GV? Em hãy nêu các nguyên liệu làm hoa giả. HS: Trả lời GV: Ưu điểm của hoa giả? HS: Trả lời GV: Bổ sung GV?Trong gia đình em thường trang trí hoa ở những vị trí nào HS: Bàn ăn, kệ sách, Phòng khách, phòng ngủ. GV?ở mỗi nơi em vừa nêu hoa được trang trí như thế nào HS: Trả lời GV: Bổ sung, chốt lại GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.18 - SGK GV? Gia đình em thường cắm hoa vào dịp nào ? Bình hoa thường đặt ở đâu. HS: Thường xuyên vào dịp lễ tết. GV: Hướng cho HS biết không nên đặt bình hoa lên trên các đồ vật như: vô tuyến, đài, máy ổn định điện vì nếu nước từ bình cắm hoa bị đổ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và làm hỏng tài sản khi bị chập điện. II- Một số loại cây cảnh và hoa dùng trong trang trí nhà ở 2.Hoa. a) Các loại hoa dùng trong trang trí. - Hoa tươi: Hoa tươi rất đa dạng và phong phú trồng ở nước ta và hoa nhập ngoại: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, hoa cẩm chướng, hoa lys ... - Hoa khô là loại hoa do con người tạo ra từ một số loại hoa lá, hoa cỏ dại, cành tươi được làm khô, hoa khô được cắm trong bình lẵng như hoa giả. - Hoa giả. - Nguyên liệu vải lụa ni lông, giấy mỏng, nhựa. Dây kim loại phủ nhựa hoặc phủ bọc. - Hoa giả đẹp bền, dễ làm sạch như mới, phù hợp với những vùng hiếm hoa tươi. b) Các vị trí trang trí bằng hoa. - Bình hoa đặt ở phòng khách, phải cắm thấp toả tròn hoặc dạng tam giác với nhiều hoa, lá để có thể nhìn thấy từ mọi hướng. - Bình hoa trang trí tủ, kệ thường sử dụng bình cao, ít hoa, lá cắm thẳng hoặc nghiêng. 3- Củng cố: 2/ GV: Hệ thống lại kiến thức toàn bài GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK để củng cố bài học. - Đọc phần có thể em chưa biết SGK. 4- Hướng dẫn học ở nhà 1/: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 13- Cắm hoa trang trí - Sưu tầm các tranh ảnh mẫu cắm hoa, vật liệu và dụng cụ cắm hoa, tranh ảnh nghệ thuật cắm hoa. Tiết 28 Ngày giảng 6A: 6B: BÀI 13: CẮM HOA TRANG TRÍ I. Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết ss - Kỹ năng: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình II.Chuẩn bị của thầy và trò: - Sưu tầm tài liệu tham khảo về cắm hoa trang trí III. Các hoạt động dạy học: * Kiểm diện: 6A: / / 2009 Tổng số:. Vắng: 6B: / / 2009 Tổng số:. Vắng: 1- Kiểm tra bài cũ 5’ ? Nêu các loại hoa thường dùng trong trang trí nhà ở ? Nêu các vị trí trang trí hoa, với mỗi vị trí cần cắm hoa thế nào cho phù hợp. 2- Nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ cắm hoa. (15/) GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.19- sgk GV? Bình cắm hoa thường có hình dáng như thế nào, chất liệu ra sao. HS: Bát, lãng hoa cao thấp khác nhau. GV: Bổ sung. GV: Người ta thường dùng những dụng cụ nào để giữ hoa HS: Bàn chông, mút GV: Bổ sung GV: Để cắt cuống hoa và sửa cánh hoa người ta thường dùng những dụng cụ nào? HS: Trả lời GV: Nhận xét bổ sung GV? Hãy kể những dụng cụ cắm hoa thường sử dụng tại gia đình. HS: Liên hệ trả lời. GV: Cho học sinh xem một số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật. GV? Có thể dùng những vật liệu nào để cắm hoa. HS: Hoa, cành, lá GV thông báo: có thể dùng một số loại quả kết hợp trang trí cùng với hoa, lá Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc cắm hoa cơ bản. (20/) GV? Đưa ra một số cánh cắm hoa không hợp lý và hợp lý GV? Cách cắm hoa nào hợp lý hơn HS: Các nhóm thảo luận đại diện nhóm trả lời câu hỏi. HS: Nhận xét chéo GV: bổ sung GV: Cho học sinh xem hình 2.20 SGK. HS: Chú ý quan sát. GV: Đưa ra một số cách phối màu hoa và lọ GV: Cách chọn màu hoa và bình hợp lý chưa? HS: Trả lời. GV? Quan sát ngoài thiên nhiên các em thấy vị trí các bông hoa nở như thế nào HS: Bông thấp, bông cao GV: Cho học sinh xem tranh ảnh, cách cắm hoa. GV?Vị trí các bông hoa phụ thuộc vào độ nở như thế nào HS: Trả lời. GV? Xác định tỷ lệ đó như thế nào HS: Trả lời GV: Bổ sụng đưa ra hình vẽ và giải thích. GV: Cho học sinh quan sát hình 2.22 GV? Vị trí đặt bình hoa có phù hợp không, giải thích HS: Phù hợp. GV: Phân tích vì ở bàn ăn bình hoa phải thấp, nếu cao sẽ che khuất mặt người ngồi ăn đối diện I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa. 1.Dụng cụ cắm hoa. - Bình cắm hoa hình dáng kích cỡ đa dạng, bát lãng chất liệu gốm sứ, thuỷ tinh, tre, trúc, nhựa... * Dụng cụ giữ hoa. - Mút xốp hoặc bàn chông, lưới thép ... *Dụng cụ để cắt tỉa hoa. - Dao, kéo sắc, mũi nhọn. - Bình phun nước, dây kẽm uốn cành lá băng dính. 2.Vật liệu cắm hoa. - Hoa tươi, hoa khô, hoa giả. - Nên chọn những bông hoa tươi và đẹp nhất làm cành chính. - Các loại cành: Mi mô sa, thuỳ trúc, mai.. các loại lá. II. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản. 1.Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng màu sắc. - Hoa súng hợp với bình thấp. - Hoa huệ, hoa lay ơn : Bình cao. - Trong một bình có thể cắm nhiều loại hoa. -Bình cắm và hoa có mầu tương phản sẽ làm tôn vẻ đẹp của bình hoa, bình có mầu đen, nâu, xám... thích hợp với nhiều loại hoa. 2.Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. - Hoa nở bông thấp, bông cao. - Bông càng nở cắm sát miệng bình, những bông có cấu tạo hoa vươn thẳng hoặc nụ thì cắm cao hơn. - Độ dài cành. - Cành chính 1. - Cành chính 2. - Cành phụ T. 3.Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí. - Góc nhỏ: Lọ cao. - Bàn ăn: Bình hoa thấp, vừa. 3- Củng cố: 4’ GV: Hệ thống lại kiến thức ? Em hãy nêu vật liệu và dụng cụ cắm hoa. ? Khi cắm hoa cần tuân theo những nguyên tắc nào. 4- Hướng dẫn học ở nhà : 1’ - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị dụng cụ, dao, kéo, bàn chông, bình. - Hoa, lá, cành. - Đọc trước mục III- Quy trình cắm hoa. Tiết 29 Ngày giảng 6A: 6B: BÀI 13: CẮM HOA TRANG TRÍ ( Tiếp ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết và quy trình cắm hoa. - Kỹ năng: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Sưu tầm, tham khảo tài liệu về cắm hoa trang trí - HS: Vật liệu và dụng cụ cắm hoa. III. Các hoạt động dạy học: * Kiểm diện: 6A: / / 2009 Tổng số:. Vắng: 6B: / / 2009 Tổng số:. Vắng: 1- Kiểm tra bài cũ 7’ ? Nêu dụng cụ và vật liệu để cắm hoa. ? Khi cắm hoa phải tuân theo những nguyên tắc nào. 2- Nội dung bài mới: Giới thiệu bài Đã từ lâu hoa trở thành người bạn không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Hoa có mặt trong ngày sinh nhật, trong mỗi cuộc vui họp mạt ban bè hoa gợi nhớ tới những ngày tươi đẹp, hoa còn chia sẻ với chúng ta những mất mát đau thương. Với sự sáng tạo óc thẩm mỹ cùng với đôi bàn tay khéo léo chúng ta sẽ thực hiện được những bình hoa đơn giản nhưng đẹp để trang trí cho ngôi nhà của chúng mình. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuẩn bị của HS (15’) GV? Muốn cắm một bình hoa cần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ gì HS: Dao, kéo, bình hoa, lá cành. GV: Giới thiệu về các loại bình cắm ( bình thấp, bình cao, vỏ chai, vỏ lon bia, giỏ, lẵng, ống tre, đĩa...) GV: Lưu ý đã có hoa cần chọn bình phù hợp, khi có bình cần chọn hoa phù hợp GV? Em hãy trình bày cách bảo quản và giữ cho hoa tươi lâu. HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung. GV: Chốt lại ý đúng. GV thông báo: phương pháp cắt cuống hoa dưới nước được áp dụng cho các loại hoa, trừ hoa sống dưới nước như hoa súng, hoa sen. GV: Xử lý nước áp dụng cho những loại hoa có cấu tạo thân nhỏ cứng như: mẫu đơn, cành liễu GV: Phương pháp này áp dụng với: hoa đào, hoa hồng, hoa trạng nguyên. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hiện. (18’) GV: Khi cắm một bình hoan cần cắm theo quy trình thì sẽ đạt được hiệu quả. GV: Gọi 2 học sinh đọc mục 2 phần III. HS: Đọc bài. GV: Thao tác mẫu, cắm một bình hoa theo quy trình, sau mỗi thao tác đều dừng lại để khắc sâu lý thuyết. HS: Quan sát GV Lưu ý một số thao tác kĩ thuật: +Khi cắt tỉa cần tránh dập nát + Cách đo cành chính 1 và các cành chính 2,3 GV: Củng cố chốt lại vấn đề. HS: Ghi vở. GV lưu ý: có thể cắm cành phụ trước rồi cắm cành chính sau III. Quy trình cắm hoa. 1.Chuẩn bị. - Bình cắm hoa, dụng cụ cắm và hoa - Giai đoạn trước khi cắm: cắt hoa vào lúc sáng sớm, tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ 0,5 cm, cho tất cả hoa vào xô nước sạch ngập đến nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa ở nơi mát mẻ - Giai đoạn trong và sau khi cắm: + Cắt dưới nước nhúng phần gốc của hoa vào trong nước, cắt ở trong nước nhiều lần từ gốc trở lên đến độ dài cần sử dụng thì thôi. Phương pháp này sẽ tạo sức ép cho nước hút lên giúp hoa tươi lâu. + Xử lý nước: nhúng vết cắt cuối cùng của hoa vào nước nóng 1- 2 phút rồi nhúng ngay vào nước lạnh + Đốt cháy phần gốc trên lửa, sau đó nhúng ngay vào nước lạnh + Phương pháp hoá học: nhúng phần cuống vào dấm, muối , phèn hoặc thả vào bình hoa vài viên B1, C... + Thay nước thường xuyên mỗi ngày 2.Quy trình thực hiện. - Cần lựa chọn hoa, lá bình cắm phù hợp với dạng cắm. - Cắt cành và cắm các cành chính trước. - Cắt cành phụ cắm xen vào cành chính (độ dài cành phụ ngắn hơn cành chính đứng cạnh), điểm thêm lá. - Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. 4.Củng cố: 3’ - GV Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK ? Cần làm gì để giữ cho hoa tười ? Nêu quy trình cắm hoa. 5.Hướng dẫn học ở nhà : 2’ - Học thuộc ghi nhớ sgk/56 - Trả lời câu hỏi SGK đọc - Chuẩn bị bài sau: + Tìm hiểu một số mẫu cắm hoa + Chuẩn bị dụng cụ cắm, các loại hoa theo mẫu lựa chọn (theo 4 tổ). Tiết 30 Ngày giảng 6A: 6B: THỰC HÀNH CẮM HOA TRANG TRÍ I. Mục tiêu: - Kiến thức: Vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ dạng thẳng, bình cao, cuối giờ hoàn thành sản phẩm. - Kĩ năng: Biết sử dụng những loại hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để trang trí nơi ở của mình. Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. - Thái độ: Có thái độ yêu thích bộ môn. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Dao, kéo, đế chông, một số loại bình cắm hoa. - Trò: Vật liệu và dụng cụ cắm hoa, đọc phần cắm hoa dạng thẳng. III. Các hoạt động dạy học: * Kiểm diện: 6A: / / 2009 Tổng số:. Vắng: 6B: / / 2009 Tổng số:. Vắng: 1- Kiểm tra bài cũ 7’ ? Nêu quy trình thực hiện cắm hoa. ? Nêu nguyên tắc cơ bản để cắm hoa 2- Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: 4’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về dụng cụ, hoa, bình cắm GV: Chia lớp thực hành theo 4 nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong nhóm (Lưu ý các em có óc thẩm mỹ cao và khéo léo cho phụ trách phần kĩ thuật tạo hình) Hoạt động 2: 26’ Tìm hiểu cách cắm hoa dạng thẳng đứng hình 2.24. HS: Chú ý quan sát. GV: Giới thiệu về góc độ cắm. HS: Quan sát ghi vở GV: Góc độ cắm của 3 cành chính. HS: Chú ý quan sát. GV: Giới thiệu dạng cắm này thường sử dụng với những loại hoa có dáng vươn thẳng. GV: Hướng dẫn HS quy trình cắm HS: Lắng nghe, ghi bài GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.26- sgk ? Nhận xét góc độ các cành chính so với dạng cơ bản ? Vật liệu và dụng cụ cắm hoa ? Có thể thay bằng những hoa lá nào ở địa phương em. ? Sự thay đổi số lượng cành chính, cành phụ ? Hãy dự kiến về sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cắm hoa theo sơ đồ hình 2.27 HS: Quan sát, nhận xét GV: Thao tác mẫu. HS: Quan sát. HS: Thao tác cắm hoa theo mẫu từng nhóm. GV: Đi từng nhóm hướn dẫn, uốn nắn HS: Chú ý áp dụng nguyên tắc cắm hoa cơ bản. HS: Nhận xét chéo về cách cắm hoa của các nhóm. GV: Bổ sung góp ý. I- Chuẩn bị II- Cắm hoa dạng thẳng đứng. 1- Dạng cơ bản. a) Sơ đồ cắm hoa. + Quy ước góc độ cắm. - Cành thẳng đứng là 0o - Cành ngang miệng bình về 2 phía là 90o - Cành chính thứ nhất nghiêng 10-15o hoặc thẳng đứng - Cành chính thứ hai nghiêng 45o - Cành chính thứ 3 nghiêng 75o về phía đối diện cành với cành chính thứ 2. b) Quy trình cắm hoa. - Hình 2.25 a,b,c,d. + Cành chính thứ nhất = 1,5(D+ h) nghiêng 150 về trái + Cành chính thứ 2 = 2/3 cành chính thứ nhất nghiêng 450 hơi ngả sau + Cành chính thứ 3 nghiêng 750 về phía phải hơi chếch về phía trước + Cành lá phụ xen vào cành chính và che kín miệng bình. 2- Dạng vận dụng: a - Thay đổi góc độ các cành chính Hình 2.26. - Cành chính thứ nhất nghiêng 00 Cành chính thứ 2 nghiêng 100 Cành chính thứ 3 nghiêng 50 - Bố cục gọn, lọ hoa sinh động thay đổi góc độ cành chính, thay đổi vật liệu cắm. b- Bỏ bớt một hoặc 2 cành chính 3- Củng cố: 7’ - GV Chấm điểm bài của các nhóm. - Nhận xét quá trình tham gia thực hành của cả lớp. 4- Hướng dẫn học ở nhà : 1’ - Sưu tầm một số loại hoa ở địa phương em để cắm hoa ở nhà. - Đọc cách cắm hoa dạng nghiêng- sgk/59. - Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ để tiết sau thực hành cắm dạng nghiêng - GV gợi ý HS chuẩn bị vật liệu: hoa, lá có dạng mềm mại như hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền, hoa lan, hồng, lá măng, lá thuỷ tiên, lá địa lan, lá cau cảnh... Tiết 31 Ngày giảng 6A: 6B: THỰC HÀNH CẮM HOA TRANG TRÍ ( Tiếp ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ hoa dạng nghiêng cuối giờ hoàn thành sản phẩm. - Kĩ năng: Biết sử dụng những loại hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để trang trí nơi ở của mình. Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. - Thái độ: Có thái độ yêu thích bộ môn. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Dao, kéo, đế chông, một số loại bình cắm hoa. - Trò: Vật liệu, 5 bông hoa hồng và dụng cụ cắm hoa, đọc phần cắm hoa dạng nghiêng. III. Các hoạt động dạy học: * Kiểm diện: 6A: Tổng số:. Vắng: 6B: Tổng số:. Vắng: 1- Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 2- Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: 4’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về dụng cụ, hoa, bình cắm GV: Chia lớp thực hành theo 4 nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong nhóm (Lưu ý các em có óc thẩm mỹ cao và khéo léo cho phụ trách phần kĩ thuật tạo hình) Hoạt động 2: 7’ Tìm hiểu sơ đồ cắm hoa dạng cơ bản. GV: Treo sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng lên bảng. GV: Em có nhận xét gì về vị trí và góc độ cắm của các cành chính? HS: Ví trí các bông hoa trải rộng và thấp so với miệng bình, bình hoa có dạng nghiêng về một phía nhiều hơn GV: Đưa ra góc độ của các cành. HS: Quan sát ghi vở GV: Đưa phần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ lên bàn hướng dẫn học sinh cắm. Hoạt động 3: 26’ Tìm hiểu sơ đồ cắm hoa dạng vận dụng. GV: Cho học sinh quan sát hình 2.30 Nêu góc độ của cành chính so với dạng cơ bản? HS: Trả lời. GV: Qua cách thay đổi trên em có nhận xét gì? HS: Bố cục thay đổi, dáng vẻ bình hoa mềm mại hơn. Tạo thêm 1 mẫu mới GV: Cho học sinh quan sát hình 2.31. ? Nêu góc độ của cành chính so với dạng cơ bản. ? Nêu số lượng cành chính so với dạn cơ bản. HS: Trả lời. GV: Cho học sinh xem tranh minh hoạ dạng cắm hoa nghiêng và thao tác mẫu. GV: Lưu ý vì cành hoa hay lá lúc đầu không có nhiều đường nét như mong muốn, vì vậy phải uốn cành hoa hay lá để tạo dáng vẻ mềm mại tư nhiên cho bình hoa. HS: Thao tác cắm hoa theo mẫu. GV: Đi từng nhóm uốn nắn. I- Chuẩn bị II. Cắm hoa dạng nghiêng. 1- Dạng cơ bản. a- Sơ đồ cắm hoa. - Sơ đồ cắm hoa hình 2.28. - Góc độ của 3 cành chính: Cành chính thứ nhất nghiêng 45o Cành chính thứ hai nghiêng 10 - 15o. Cành chính thứ ba nghiêng 75o b- Quy trình cắm hoa. - Đặt bàn chông ở bên phải góc trong của bình cắm. - Cắm hoa cành chính1 = 1,5 (D+h) ngả sang trái 45o. - Cắm hoa cành chính 2 vào giữa bình ngả ra sau nghiêng 10-15o. - Cắm hoa cành chính 3 nghiêng phải 75o. - Lá phụ nghiêng trước hoa nhỏ sau bông chính. 2- Dạng vận dụng. a- Thay đổi góc độ của cành chính. - Cành chính 1 nghiêng 75o - Cành chính 2 nghiêng 45o. - Cành chính 3 nghiêng 2-3o. b- Bỏ bớt một hoặc hai cành chính thay đổi độ dài cành chính. - Cành chính 1 nghiêng 75o. - Cành chính 2 nghiêng 45o. - Lá phụ che kín miệng bình. 3- Củng cố: 7’ - GV: Để lọ hoa của các nhóm lên bàn, yêu cầu học sinh nhận xét chéo. - HS: Tự đánh giá nhận xét. - GV: Bổ sung cho điểm để đánh giá kết quả các nhóm 4- Hướng dẫn về nhà: 1’ - Về nhà tự sưu tầm hoa để cắm - Học thuộc quy trình cắm hoa dạng cơ bản và dạng vận dụng - Học sinh đọc trước phần III cắm hoa dạng toả tròn, mỗi nhóm chuẩn bị hoa với nhiều mầu sắc khác nhau, chuẩn bị bình thấp miệng rộng hoặc dùng lẵng hoa thấp, mút xốp Tiết 32 Ngày giảng 6A: 6B: THỰC HÀNH CẮM HOA TRANG TRÍ ( Tiếp ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau khi học song, học sinh vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ dạng toả tròn, cuối giờ hoàn thành sản phẩm. - Kĩ năng: Biết sử dụng những loại hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để trang trí nơi ở của mình. Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. - Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp cho phòng học của mình. Có thái độ yêu thích bộ môn. II.Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Dao, kéo, lọ hoa thấp, miệng rộng. - HS: Vật liệu, hoa cúc, dụng cụ cắm hoa, đọc phần cắm hoa dạng toả tròn. III. Các hoạt động dạy học: * Kiểm diện: 6A: Tổng số:. Vắng: 6B: Tổng số:. Vắng: 1- Kiểm tra bài cũ 5’ ? Nêu quy trình cắm hoa dạng nghiêng. 2- Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: 4’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về dụng cụ, hoa, bình cắm GV: Chia lớp thực hành theo 4 nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong nhóm (Lưu ý các em có óc thẩm mỹ cao và khéo léo cho phụ trách phần kĩ thuật tạo hình) GV Lưu ý cho HS: Hai màu hoa có vị trí cạnh nhau trong bảng màu tạo cho bình hoa có vẻ trang nhã lịch sự. Hai màu đối nhau tạo dáng vẻ lich sự, rực rỡ, vui tươi. Nên chọn những loại hoa khác nhau trong cùng một bình cắm. - Chọn màu bình: nên chọn màu bình giống màu của một trong hai màu hoa hoặc nhạt hơn. Hoạt động 2: 6’ Tìm hiểu sơ đồ cắm hoa. GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ cắm hoa dạng toả tròn. ?Em có nhận xét gì về độ dài các cành chính. ? Nhận xét về vị trí các bông hoa. HS: Độ dài các cành bằng nhau, các bông hoa nằm toả đều xung quanh. GV: Bổ sung, phân tích sơ đồ cắm hoa. Hoạt động 3: 22’ Tìm hiểu quy trình cắm hoa. GV: Bày dụng cụ và vật liệu lên bàn: Hoa lá, bình thấp. Hướng dẫn học sinh cắm theo quy trình. HS: Quan sát ghi vào vở GV: Cho học sinh xem ảnh cắm hoa dạng toả tròn HS: Chú ý quan sát. GV: Thao tác mẫu, học sinh quan sát HS: Thao tác cắm hoa theo mẫu GV: Quan sát uốn nắn từng nhóm học sinh cách sắp xếp bố cục và cách phối mầu. GV Mở rộng vấn đề: thay đổi độ dài của 2 cành hoa bên phải và trái sẽ tạo được một dạng cắm mới hình bán nguyệt. - Thay đổi độ dài của cành chính giữa tạo được hình tam giác I- Chuẩn bị II- Cắm hoa dạng toả tròn. 1-Sơ đồ cắm hoa (hình 32 a). - Độ dài các cành bằng nhau - Các bông hoa nằm toả đều xung quanh. 2- Quy trình cắm hoa. - Cắm 1 cành cúc mầu vàng nhạt làm cành chính thứ 3 chính giữa bình có chiều dàu = D - Cắm 4 cành cúc mầu sẫm làm cành chính thứ nhất có chiều dài = D, chia bình làm 4 phần. - Cắm 4 cành cúc mầu nhạt làm cành chính thứ 2, có chiều dài = D xen giữa cành cúc mầu sẫm. - Cắm các cành cúc mầu trắng xen kẽ mầu vàng sẫm và vàng nhạt xung quanh bình. - Cắm thêm lá dương xỉ, hoa cúc kim vào khoảng trống giữa hoa và lá toả ra xung quanh * Chú ý: - Bố cục - Phối màu hoa. 3- Củng cố: 7’ - HS bày bình hoa lên bàn - GV gọi đại diện nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau - GV bổ sung ý kiến, cho điểm. - Yêu cầu HS dọn vệ sinh. 4- Hướng dẫn học ở nhà : 1’ - Về nhà xem lại các dạng cắm hoa đã học, tự sáng tác mẫu cắm hoa mới để trang trí cho nhà ở của mình. - Mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ và vật liệu theo đúng mẫu cắm của mình để tiết sau thực hành cắm theo dạng tự do Tiết 33 Ngày giảng 6A: 6B: THỰC HÀNH CẮM HOA TRANG TRÍ ( Tiếp ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh vận dụng được nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ hoa theo ý thích của mình. Sau tiết học hoàn thành sản phẩm 2. Kỹ năng: Rèn luyện tính kiên trì, óc sáng tạo trong cắm hoa trang trí. Ứng dụng để cắm một lọ hoa trang trí cho nhà ở thêm đẹp 3.Thái độ: Có thái độ yêu thích bộ môn. II.Chuẩn bị của GV và HS: Sưu tầm các mẫu cắm hoa dạng tự do. Nghiên cứu các hình ảnh sgk - tr 63, 64. Hoa, bình cắm theo mẫu chọn trước. III. Các hoạt động dạy học: * Kiểm diện: 6A: Tổng số:. Vắng: 6B: Tổng số:. Vắng: 1- Kiểm tra bài cũ: Không 2- Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: 7’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về dụng cụ, hoa, bình cắm GV: Chia lớp thực hành theo 4 nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong nhóm Hoạt động 2: 27’ Tìm hiểu cách cắm hoa dạng tự do. GV: Giới thiệu một số tranh ảnh nghệ thuật. GV: Lưu ý HS khi cắm không nhất thiết phải tuân theo nguyên tắc cắm hoa cơ bản mà có thể bớt một số cành chính, thay đổi độ dài, góc độ cắm của cành .... HS: Quan sát tham khảo. GV: Lấy ví dụ về sự vận dụng các cách cắm hoa cơ bả HS: Thao tác cắm hoa theo mẫu sáng tạo GV: Quan sát các nhóm thực hành, tìm hiểu về ý tưởng sáng tác để từ đó cố vấn, góp ý thêm, lưu ý cho HS một số điểm: - Khi cắm hoa vào bàn chông, cần chọn một phần bàn chông để cắm, không cắm rải rác khắp bàn chông. - Những cành to nhưng xốp hoặc rỗng không thể giữ vững ở bàn chông, sẽ được cắm vào đầu nhọn của một cành chắc đã được cắm vào bàn chông. - Những cành cứng nhưng quá nhỏ, không thể giữ vững ở bàn chông sẽ được buộc hoặc cắm vào giữa một cành to hơn để cắm vào bàn chông. - Những cành to nhưng quá cứng, không thể cắm vào bàn chông, cần được tách đôi hoặc tách 4 ở vết cắt, rồi ấn vào bàn chông, lắc đi lắc lại khi ấn. - Cành quá nhỏ có thể bẻ gập phần cuối thân để giữ vững ở bàn chông. HS: Dựa vào những điểm GV tư vấn để hoàn thành sản phẩm, cử đại diện nêu ý tưởng theo mẫu cắm. I- Chuẩn bị II- Cắm hoa dạng tự do. * Quy trình thực hành. Bước 1: - Vật liệu, dụng cụ không hạn chế - Vận dụng linh hoạt các cách cắm hoa cơ bản. VD: Người ta có thể kết hợp dạng thẳng đứng với dạng nghiêng. Bước 2: - Học sinh thực hành theo nhóm 3- Củng cố-luyện tập : 10’ - Các nhóm bày hoa của mình lên bàn. - GV cho học sinh tự nhận xét đánh giá bình hoa của các nhóm khác. - GV bổ sung ý kiến, cho điểm những bài có ý tưởng độc đáo - Hướng dẫn HS thu dọn chỗ thực hành. - Nhận xét giờ thực hành 4- Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Về nhà tự cắm hoa theo ý thích của mình. - Yêu cầu HS ôn lại tất cả các bài đã học ở chương II - Trả lời câu hỏi ở cuối mỗi bài. Tiết 34 Ngày giảng 6A: 6B: ÔN TẬP CHƯƠNG II I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung chính đã học - Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở, - Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp. - Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa. - Cắm hoa trang trí. - Hiểu được bổn phận và trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sông gia đình. 2. Kĩ năng: - Nâng cao kỹ năng việc thực hiện các công việc góp phần giữ gìn nhà ở sạch, đẹp ngăn nắp. 3. Thái độ: Rèn luyện ý thức trách nhiệm của cá nhân. II.Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập. - HS: Đọc lại các bài ở chương II. - Trả lời câu hỏi ở cuối mỗi bài. III. Các hoạt động dạy học: * Kiểm diện: 6A: Tổng số:. Vắng: 6B: Tổng số:. Vắng: 1- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2- Nội dung bài mới: Hoạt độn

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_27_60.doc