Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 28: Cắm hoa trang trí - Nguyễn Thị Kim Thoa

I. Mục tiêu: HS nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết.

II. Có ý thức vận dụng kiếu thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp phòng học của mình.

III. Chuẩn bị: vật liệu, dụng cụ, một số tranh ảnh.

IV. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1:

Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS và HS ghi bài

Ý nghĩa của hoa đối với đời sống con người?

Có mấy loại hoa?

Để có lọ hoa đẹp ta cần biết cắm hoa , hôm nay ta khảo sát về nghệ thuật cắm hoa. HS trả lời câu hỏi

Hoạt động 2:

I/ Dụng cụ và vật liệu cắm hoa:

Để có một lọ hoa đẹp. ta phải có dụng cụ và vật liệu cắm hoa , Cắm hoa có những dụng cụ nào?

Treo các lọ hoa hãy nhận xét về kích cỡ và kiểu dáng của bình hoa?

Ngoài bình và hoa, còn dụng cụ nào khác nữa không?

Hãy kể tên?

Dụng cụ giữ hoa là gì?

Yêu cầu của các dụng cụ đó là gì?

HS quan sát 1 số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật.

Người ta sử dụng các vật liệu nào để cắm hoa trên?

Nêu thêm 1 số vật liệu khác để HS thấy sự phong phú.

Nhà em nào có vườn?

Vậy trong vườn đó có những gì để làm vật liệu cắm hoa?

 a/ Dụng cụ cắm hoa: gồm có:

 Bình hoa: là dụng cụ cắm hoa và cung cấp nước dưỡng hoa.

- Hình dáng, kích thước rất đa dạng.

- Vật liệu: SGK.

 Các dụng cụ khác:

o Dụng cụ giữ hoa:bàn chông, mút xốp.

o Dụng cụ cắt tỉa hoa:dao, kéo phải sắt và có mũi nhọn.

o Dụng cụ phụ trọ: bình phun nước, dây kẽm, băng dính, đá cuội.

b/ Vật liệu cắm hoa:

 Hoa các loại: sử dụng bất kỳ loại hoa nào. Chọn hoa tươi và đẹp.

 Các loại cành: cắm xen kẻ để bình hoa sinh động.

 Các loại lá: SGK.

 Các loại quả: có màu sắc, hình dáng đẹp: nho, ớt.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 28: Cắm hoa trang trí - Nguyễn Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày 01 / 12 / 2008 Tiết 28 CẮM HOA TRANG TRÍ. Mục tiêu: HS nắm được nguyên tắc cắm hoa cơ bản, dụng cụ, vật liệu cần thiết. Có ý thức vận dụng kiếu thức đã học vào việc cắm hoa trang trí làm đẹp nhà ở hoặc ít nhất là làm đẹp phòng học của mình. Chuẩn bị: vật liệu, dụng cụ, một số tranh ảnh. Hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV Hoạt động của HS và HS ghi bài Ý nghĩa của hoa đối với đời sống con người? Có mấy loại hoa? Để có lọ hoa đẹp ta cần biết cắm hoa , hôm nay ta khảo sát về nghệ thuật cắm hoa. HS trả lời câu hỏi Hoạt động 2: I/ Dụng cụ và vật liệu cắm hoa: Để có một lọ hoa đẹp. ta phải có dụng cụ và vật liệu cắm hoa , Cắm hoa có những dụng cụ nào? Treo các lọ hoa hãy nhận xét về kích cỡ và kiểu dáng của bình hoa? Ngoài bình và hoa, còn dụng cụ nào khác nữa không? Hãy kể tên? Dụng cụ giữ hoa là gì? Yêu cầu của các dụng cụ đó là gì? HS quan sát 1 số tranh ảnh cắm hoa nghệ thuật. Người ta sử dụng các vật liệu nào để cắm hoa trên? Nêu thêm 1 số vật liệu khác để HS thấy sự phong phú. Nhà em nào có vườn? Vậy trong vườn đó có những gì để làm vật liệu cắm hoa? a/ Dụng cụ cắm hoa: gồm có: Bình hoa: là dụng cụ cắm hoa và cung cấp nước dưỡng hoa. - Hình dáng, kích thước rất đa dạng. - Vật liệu: SGK. Các dụng cụ khác: Dụng cụ giữ hoa:bàn chông, mút xốp. Dụng cụ cắt tỉa hoa:dao, kéo phải sắt và có mũi nhọn. Dụng cụ phụ trọ: bình phun nước, dây kẽm, băng dính, đá cuội. b/ Vật liệu cắm hoa: Hoa các loại: sử dụng bất kỳ loại hoa nào. Chọn hoa tươi và đẹp. Các loại cành: cắm xen kẻ để bình hoa sinh động. Các loại lá: SGK. Các loại quả: có màu sắc, hình dáng đẹp: nho, ớt. Hoạt động 3: II.Nguyên tắc cắm hoa cơ bản: Muốn có bình hoa đẹp phải nắm được nguyên tắc cơ bản để vận dụng sáng tạo. Ví dụ hoa có dáng cao, vươn thẳng huệ cắm vào bình thấp, và hoa có cấu tạo vòng nở lớn như cúc đại đoá cắm vào bình cao có hợp lý không? HS quan sát hình 2.20 SGK . Có nhận xét gì về màu sắc của hoa, của bình cắm? Chọn màu hoa cắm xen lẫn nhau? Chọn màu hoa với màu bình? Quan sát trong thiên nhiên, các em thấy vị trí các bông hoa nở trên cây như thế nào? Vậy thì khi đưa hoa vào bình cắm, cũng phải tạo nên sự chênh lệch về độ dài của các bông hoa tạo vẻ sống động. Quan sát tranh ảnh cắm hoa yêu cầu HS phát hiện vị trí các hoa phụ thuộc vào độ nở của hoa như thế nào? Hoa và bình phải có một tỷ lệ cân đối về độ dài mới bảo đảm tính thẩm mỹ, vậy xác định tỷ lệ cân đối đó như thế nào? GV cho HS tập đo độ dài các cành chính ở các lọ hoa. Quan sát hình 2.22 em có nhận xét gì về cách đặt bình hoa ở các vị trí đó? Có phù hợp không? Phù hợp ở chỗ nào? a/ Chọn bình và hoa phù hợp với màu sắc, hình dáng: Ví dụ: -Hoa huệ, hoa layơn: bình cao. -Hoa cúc, hoa súng, sen: bình thấp. Màu sắc: -Trong 1 bình có thể dùng 1 hay nhiều loại hoa. - Bình và hoa có màu tương phản. Ví dụ: - Hoa có màu sặc sỡ, bình có màu tối. Bình sáng: hoa đỏ, trắng, vàng. Bình sáng: 1 loại đỏ hoặc tím. Bình tối: hoa tím + hông + vàng. Bình tối: 1 loại hoa trắng hoặc vàng. b/ Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm: Có bông nằm trên cao. Có bông dưới thấp. Càng nở càng sát miệng bình. Những bông có cấu tạo hoa vươn thẳng hoặc nụ càng xa miệng bình. Bông nở lớn, độ dài ngắn và ngược lại. Ký hiệu cành chính 1 = 1,5 à 2 (D+h). Ký hiệu cành chính 2 = 2/3 cành 1. Ký hiệu cành chính 3 = 2/3 cành 2. Ký hiệu phụ T < cành chính. D là đường kính lớn nhất của bình. h là chiều cao của bình. c/Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí:Phù hợp. Vì : Ở bàn ăn bình hoa phải thấp, nếu cao sẽ che khuất mặt người ngồi đối diện. Góc nhỏ: lọ cao, nhỏ, ít bông. Bàn ăn, bình hoa thấp, vừa. Hoạt động 4: Củng cố: Khi cắm hoa, cần có những vật gì? Nêu nguyên tắc cắm hoa cơ bản? HS trả lời câu hỏi Hoạt động 5: Dặn dò: Học bài, và soạn câu hỏi 3/ 56/ SGK. Nêu có điều kiện, ở nhà thực hành vận dụng tìm hiểu các cành hoa trong lọ có phù hợp không?

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_28_cam_hoa_trang_tri_nguyen_thi.doc