A.Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng như: chất đạm, đường, chất bột, chất béo chức năng dinh dưỡng của chúng với cơ thể con người
2) Kĩ năng: Phân biệt được vai trò của từng chất dinh dưỡng đối với nhu cầu của cơ thể
3) Thái độ: Biết thay thế các loại thực phẩm trong cùng một nhóm thức ăn để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng
B.Chuẩn bị:
- GV: hình phóng to 3.1 – 3.6 Sgk, bảng phụ
- HS: xem kĩ các hình vẽ trên để rút ra kiến thức cần nắm; bảng nhóm
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1) Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2) Kiểm tra: Nhận xét và rút kinh nghiệm bài kiểm tra học kỳ I
3) Bài mới: Tại sao chúng ta cần phải ăn uống? (HS trả lời) An uống để sống và làm việc và học tập, bồi dưỡng cơ thể khỏe mạnh; nhằm phát triển tốt sức khỏe và hiệu quả nhữung việc trên phần lớn phụ thuộc vào loại và lượmg thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì vậy ta cần hiểu rõ cơ sở của ăn uống hợp lý
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 37: Cơ sở ăn uống hợp lý - Huỳnh Thị Thúy Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13 – 01 – 2007 Ngày dạy: 15 – 01 - 2007
Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ
Tiết 37:
A.Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò của các chất dinh dưỡng như: chất đạm, đường, chất bột, chất béo chức năng dinh dưỡng của chúng với cơ thể con người
2) Kĩ năng: Phân biệt được vai trò của từng chất dinh dưỡng đối với nhu cầu của cơ thể
3) Thái độ: Biết thay thế các loại thực phẩm trong cùng một nhóm thức ăn để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng
B.Chuẩn bị:
- GV: hình phóng to 3.1 – 3.6 Sgk, bảng phụ
- HS: xem kĩ các hình vẽ trên để rút ra kiến thức cần nắm; bảng nhóm
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1) Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2) Kiểm tra: Nhận xét và rút kinh nghiệm bài kiểm tra học kỳ I
3) Bài mới: Tại sao chúng ta cần phải ăn uống? (HS trả lời) Aên uống để sống và làm việc và học tập, bồi dưỡng cơ thể khỏe mạnh; nhằm phát triển tốt sức khỏe và hiệu quả nhữung việc trên phần lớn phụ thuộc vào loại và lượmg thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Chính vì vậy ta cần hiểu rõ cơ sở của ăn uống hợp lý
Thời
lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
I.Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng:
GV :Em hãy nhớ lại kiến thức về dinh dưỡng đã học ở tiểu họcvà nêu tên các chất dinh dưỡngcần thiết cho cơ thể con người, yêu cầu HS quan sát hình 3.1 a), b) Sgk. Đưa ra câu hỏi:
Quan sát các hình vẽ trên, em có nhận xét về hai bạn đó?
Giáo viên theo dõi các nhóm thảo luận và phát biểu
Giáo viên theo dõi và kết luận
Chất dinh dưỡng được tạo ra bằng những loại thức ăn nào?
Những loại thức ăn nào hằng ngày em thường sử dụng; những loại nào có chứa chất đạm? Có mấy loại đạm nhiều nhất trong các loại thức ăn nào?
Chất đạm giúp cho cơ thể con người với các chức năng dinh dưỡng nào?
Dấu hiệu khi thiếu chất đạm:Chậm lớn, suy nhược, thiếu máu, da có quầng thâm, gan lớn, ăn không ngon, hay giận dữ
HS quan sát hình vẽ suy nghĩ và rút ra nhận xét ghi nội dung trả lời vào bảng nhóm
HS các nhóm tiếp tục thảo luận rút ra kết luận ghi vào bảng nhóm. Trong đó cần ghi rõ :
Đạm động vật.
Đạm thực vật
Chức năng dinh dưỡng của chất đạm
I-Vai trò của các chất dinh dưỡng:
1/Chất đạm: (protein)
a)Nguồn cung cấp:
-Từ độïng vật, sữa trúng, tôm cua, thịt cá, sò, ốc, mực, cua
-Từ thực vật: các loại đậu hạt(sen, điều , dưa)
b)Chức năng: Chất quan trọng nhất để cấu thành cơ
thể giúp cho sự tăng trưởng về thể chất và trí tuệ
-Tái tạo các mô, tăng khả năng đề khángđối với bệnh tật và cung cấp năng lượng cho cơ thể
II.Hoạt động 2: Nguồn dinh dưỡng và chức năng của chất làm bột
GV yêu cầu HS quan sát hình 3.4 Sgk kể tên các nguồn thực phẩm cung cấp chất đường bột.
? Tinh bột là thành phần chính trong các loại thực phẩm nào.
? Đường là thành phần chính trong các loại thực phẩm nào
? Yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 3.5 để trả lời được chức năng của chất đường bột
GV phân tích chất đường bột chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.
GV bổ sung và kết luận:
-Nếu thiếu dễ bị mệt ốm yếu và đói,
HS quan sát kĩ hình 3.4 kể tên các loại thực phẩm cung cấp chất bột như ngũ cốc, các sdản phẩm ngũ cốc, các loại củ quả
Chất đường có trong trái cây tươi hoặc khô, mật ong, sữa, mía, kẹo, mạch nha
HS chú ý lắng ngh và đưa ra thắc mắc nếu có
2.Chất đường bột: (glu xít)
a)Nguồn cung cấp: trong ngũ cốc (gạo nếp, ngô, lúa mì, lúa mạch) rau củ quả các loại khoai, đậu
b)Chức năng: cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, chuyển háo các chất dinh dưỡng khác
III.Hoạt động 3: Tìm hiểu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất béo
Dựa vào gợi ý ở hình 3.6 GV yêu cầu HS kể tên các loại thực phẩm và sản phẩm chế biến cung cấp:
Chất béo động vật có từ các loại thực phẩm nào
Chất béo thực vật có từ các nguồn thực phẩm nào
GV bổ sung nếu thiếu chất béo cỏ thể sốm yếu, lở ngoài da, sưng thận dễ bị mệt
HS quan sát hình vẽ đòng thời liên hệ thực tế để trả lời các loại chất béo:
Chất béo động vật có từ các loại thịt: heo, cừu, bò, bơ
Chất béo thực vật có từ các loại
3.Chất béo: (lipít)
a)Nguồn cung cấp :
Chất béo động vật: thịt mỡ
Chất béo thực vật, dừa, bơ, mè, đậu phộng
b) Chức năng: Cung cấp năng lượng và các axit béo cho cơ thể
IV.Hoạt động 4: Tổng kết và củng cố
GV yêu cầu HS điền vào khoản trống: Chất đạm có trong các loại thực phẩm động vật, thực vật
-Chất đường bột chức năng
HS điền vào khoảng trống
4) Dặn dò bài tập ở nhà:
Tìm hiểu chức năng nguồn cung cấp sinh tố khoáng nước, xem kĩ các hình 37, 38, 39.
Học thuộc bài học trên để trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 75 Sgk.
D.Rút kinh nghiệm, bổ sung:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_37_co_so_an_uong_hop_ly_huynh_t.doc