A.Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được các nhu cầu dinh dưỡng ăn uống hằng ngày của cơ thể
2) Kĩ năng: Phân biệt được sự thừa và thiếu các chất dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể. Để từ đo tự cân đối các chất dinh dưỡng của cơ thể
3) Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống gia đình.
B.Chuẩn bị:
GV: Hình 3.12; 3.13 a, b SGK; bảng phụ.
HS: Xem kỹ trước các hình trên
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1) Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2) Kiểm tra:( 5p) Nêu tên các chất dinh dưỡng? Chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất khoáng, chất sinh tố?
- Thúc ăn được chia làm mấy nhóm? Nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn?
3) Bài mới:(1p) An uống hợp lý là nhu cầu cần thiết cho mọi con người, vì vậy việc sử dụng thức ăn theo đúng nhu cầu dinh dữong của cơ thể con người rất cần thiết.Nếu thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng xấu đến cơ thể
12 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 38-42 - Nguyễn Thị Thu Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30-12-2007
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (TT)
Tiết 38:
A.Mục tiêu:
1) Kiến thức: Biết được nguồn cung cấp, chức năng dinh dưỡngcủa sinh tố, chất khoáng nướcvà giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
2) Kĩ năng: Hiểu đượccách phân loại và thay thế các thực phẩm trong cùng một nhóm để thay đổi khẩu vị trong các bữa ăn.
3) Thái độ: Thích tìm hiểu công việc nội trợ .
B.Chuẩn bị:
GV: Hình 3.7; 3.8; 3.9; 3.10; phóng to
HS: Tìm hiểu kỹ các hình ảnh trên.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1) Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2) Kiểm tra: 5p - Nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng trong chất đạm?
- “” chất đường bột
3) Bài mới:( ù2p) Ngòai chất đạm, chất đường bột, chất béo; còn có các chất nào khác cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người Chúng ta hãy tìm hiểu trong tiêùt học hôm nay sẽ rõ
Thời
lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
8ph
I.Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn cung cấpvà chức năngcủa chất sinh tố
GV giới thiệu H.3.7 SGK
-Hãy nêu các loại sinh tố mà em biết
yêu cầu các nhóm nêu tên các loại thức ăn có chứa sinh tố A, B1, B6, B12, C, D, E.
GV theo dõi các nhóm thảo luận
Sau đó bổ sungvà kết luận nêu rõ:
-Sinh tố A có trong dầu cá, gan, trứng, bơ, kem sữa tươi, rau quả.
- Sinh tố B có tronghạt ngũ cốc, sữa gan, tim bầu dục, lòng đỏ trứng.
-Sinh tố C có trong rau quả tươi
-Sinh tố D có trong dầu cá, bơ, sữa, trứng, gan
GV bổ sung: nếu thiếu sinh tố ở mỗi trường hợp. Ví dụ nếu thiếu sinh tố A thì da khô đóng vẩy, dễ nhiễm trùng mắt và bệnh quáng gà
HS các nhóm quan sát kỹ H.37 SGK ghi tên các loại thực phẩmcó chứa nhiều chất sinh tố theo yêu cầu.Ví dụ nhóm sinh tố A có trong:gan, tim, trứng, sữa,bơ, cà rốt, đu đủbổ cơ, bổ mắt, bổ phổi và dưỡng da
4/ Sinh tố (vita min):
a/Nguồn cung cấp:sữa, gan,
bơ, dầu cá, rau quả tươ, hạt ngũ cốc
b/ Chức năng dinhdưỡng:
Giúp hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,xương,
da phát triển
7ph
II.Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn gốc vàchức năng dinh dưỡng của chất khoáng
GV nêu câu hỏi:
Chất khoáng gồm những chất gì?
Sau khi HS suy nghĩ và trả lời, GV đi đến kết luận: Chất khoáng gồm:các chất Phôtpho, Iốt, Canxi, Sắt
GV yêu cầu HS quan sát kỹhình 3.8 SGK và nêu rõ các loại thực phẩm cung cấp chất khoáng
? Chức năng chính của mỗi chất
? Dấu hiệu khi thiếu
Sau khi HS trảlời GV nhận xét và kết luận
GV bổ sung: Nếu thiếu chất khoáng thì xương phát triển yếu, tuyến giáp không làm đúng chức năng, cơ thể xanh xao dễ bị mệt
HS quan sát kỹ H3.8 và trả lời: Chất khoáng gồmcác chất có tên hóa học..
Sau đó các nhóm thảo luận để trả lời để trả lời nguồn gốc củacác loại thực phẩm cung cấp chất khoáng như :
Cámòi, tôm cua, sữa đậu, rau cải, gan trứng..
HS có thể dựa vào hình vẽ trả lời phần chức năng chính: giúp cho sự phát triểncủa xương, hoạt động của cơ bắptổ chức hệ thần kinh cấu tạo hồng cầu
5/Chất khoáng:
Gồm: Phôtpho, Iốt,
Canxi, Sắt
a/ Nguồn gốc:
Canxi và Phospho có trong cá mòi, sữ,đậu.Iốt có trong rong biển cá tôm.Sắt có trong rau cải,gan trứng
b/Chức năng dinh dững
5ph
III.Hoạt động 3:Tìm hiểu nguồn gốc, chức năng dinh dưỡng của nước và chất xơ
GV nêu câu hỏi: ngoài nước còn có nguồn nào cung cấpnước cho cơ thể?
Yêu cầu HS trả lời và nêu ví dụ
-Nước lấy từ thức uống
-Nước trong thức ăn hàng ngày
-Nước có vai trò quan trọng trong đời sống con người
Sau khi nêu tác dụng của chất xơ: tác dụng chống táo bón,GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ: Chất xơ có trong các loại thực phẩm nào? Sau khi HS trả lờiGVcó kết luận chung như SGV
HS trả lời các câu hỏi theo các yêu cầu của GV
6/ Nước:
Thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp cơ thể trao đổi chất,và điều hòa thân nhiệt.
7/ Chất xơ:
Ngăn ngừa bệnh táo bón
Làm mềm các chất thải
12ph
IV.Hoạt động 4:Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
GV treo tranh vẽ 3.9 SGK và đưa ra câu hỏi: có thể chia ra các nhómthức ăn nào, nêu tên một số thực phẩm điển hình cho từng nhóm
GV theo dõi các nhóm thảo luận và góp ýkết luận như SGK
?Nếu các món ăn cứlặp lại thì bữa ăn sẽ như thế nào
GVhướng dẫn cho HS cách thay thế các nhóm thức ănđể đảm bảo chất dinh dưỡng và cảm thấy ngon miệng
GV có thể đưa ra các câu củng cố thông qua các câu hỏi ở cuối bài học
HS chú ý quan sátvà trả lời theo yêu cầu của GV
Cần phải thay đổi thường xuyên các món ăn
Các nhóm có thể thảo luận để đuă ra một ssố thực phẩm có thể thay thế mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng
II-Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn:
Chia thành 4 nhóm
-Nhóm giàu chất đạm
-Nhóm giàu chất béo.
-Nhóm giàu chất bột đường
-Nhóm giàu chất khoángvà vitamin
4) Dăn dò học ở nhà:5p Liên hệ thực tế để thay thế các nhóm thức ăn, trả lời câu hỏi:
Hằng ngày gia đình em thường sử dụng các thức ăn nào, thuộc nhóm gì,Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lí
Xem kĩ H. 13a, bđể tiết sau học phần III “cơ sở của bữa ăn hợp lí’”
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
....
..
===================
Ngày soạn: 17-01-2007 Ngày dạy: 2-01-2007
CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ
Tiết 39:
A.Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được các nhu cầu dinh dưỡng ăn uống hằng ngày của cơ thể
2) Kĩ năng: Phân biệt được sự thừa và thiếu các chất dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể. Để từ đo ùtự cân đối các chất dinh dưỡng của cơ thể
3) Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống gia đình.
B.Chuẩn bị:
GV: Hình 3.12; 3.13 a, b SGK; bảng phụ.
HS: Xem kỹ trước các hình trên
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1) Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2) Kiểm tra:( 5p) Nêu tên các chất dinh dưỡng? Chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất khoáng, chất sinh tố?
- Thúc ăn được chia làm mấy nhóm? Nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn?
3) Bài mới:(1p) Aên uống hợp lý là nhu cầu cần thiết cho mọi con người, vì vậy việc sử dụng thức ăn theo đúng nhu cầu dinh dữong của cơ thể con người rất cần thiết.Nếu thừa hoặc thiếu đều ảnh hưởng xấu đến cơ thể
Thời
lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
7p
I.Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầudinh dưỡng của cơ thể: Chất đạm
GV yêu cầu HS quan sát H.3.11 SGK
? Em hãy nhận xét về thể trạng của cậu bé trong hình, và cho biết em đó đang mắc bêïnh gì? Do nguyên nhân nào?
? Nếu cơ thể thiếu trầm trọng chất đạm sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
GV yêu cầu các nhóm thảo luậnvà ghi vào bảng nhóm.
? Thừa chất đạm sẽ gây ra các hiện tượng nào.
GV bổ sung và đi đến kết luận
HS quan sát và rút ra nhận xét: em bé bị suy dinh dưỡng bụng to, tay chân khẳng khiu tóc mọc lưa thưa, dễ mắc bệnh, trí tuệ kém phát triển.
Nguyên nhân mắc bệnh là do thiếu chất đạm trầm trọng
HS suy nghĩ và trả lời
HS khắc sâu các ý trên
III-Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:
1.Chất đạm:
Rất cần thiết cho cơ thể, nếu thiếu gây còi xương chậm lớn, trí tuệ kém phát triển; nếu thừa sẽ gây bệnh béo phì, huyết áp, tim mạch
7p
II.Hoạt động 2:Tìm hiểu chất đường bột
GV: Trứơc mặt cậu bé là những thức ăn gì?
Vì sao cậu bé đó mắc bệnh béo phì?
Em có lời khuyên nào cho cậu bé, để có thể gầy bớt đi?
Nế thiếu chất đường bột sẽ gây cho cơ thể những điều gì?
HS nêu tên các loại thức ăn và nêu rõ các thức ăn đó có nhiều chất đường bột
2.Chất đường bột:Aên nhiều đường bột, sẽ tăng trọng lượng cơ thể, dễ mắc bệnh béo phì.
Nếu thiếu chất đường bột, cơ thể ốm đói dễ bị mệt
10p
III.Hoạt động 3:Tìm hiểu sự thừa và thiếu chất béo đối với cơ thể
GV đưa ra hệ thống câu hỏi:
-Nếu hằng ngày emăn quá nhiều chất béo, cơ thể có bình thường không? Em sẽ bị hiện tượng gì?
-Thừa chất béo thì cơ thể sẽ như thế nào?
-Hãy nêu lại chức năng của chất béo?
-Nếu cơ thể thiếu chất béo sẽ có những biểu hiện gì?
GV yêu cầu HS thảo luận và ghi vaò bảng nhóm các ý trên.
Sau đó GV: Hằng ngày chúng ta cần ăn uống đủ các chất dinh dưỡng nào?
GV yêu cầu HS quan sát hình 3.13a để biết được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ the åmột HS mỗi ngày và H3.13b để hiểu thêm về tháp dinh dưỡng cân đối
HS liên hệ những ngày ăn cỗ để trả lời: bụng bị mệt, đôi lúc bị tiêu chảy.
Thừa chất béo cơ thể sẽ mắc bệnh béo phì.
HS nêu chức năng dinh dưỡng của chất béo:
Cung cấp năng lượng cho cơ thể,tích trữ dưới da một lượng mỡ giúp bảo vệ cơ thể, chuyển hóa vitamin cho cơ thể
3. Chất béo:
Thừa làm cơ thể béo phì; thiếu chất béo sẽ làm cơ thể thiếu năng lượng, dễ mệt và đói
8ph
IV.Hoạt động 4: Kết luận và củng cố
GV đưa ra hệ thống câu hỏi:
Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể chúng ta?
Chức năng của chất đạm, chất béo, chất đường bột?
Mục đích của việc phân nhóm thức ăn? Kể tên các nhóm thúc ăn?
Muốn đầy đủ chất dinh dưỡng cần có một bữa ăn như thế nào?
HS suy nghĩ và trả lời theo cá nhân
IV-Kết luận:
Cơ thể luôn đòi hỏi đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển, mọi sự thừa thiếu đều có hại cho cơ thể
4) Dặn dò học ở nhà:(5p ) Đọc và học thuộc phầøn ghi nhớ
-Đọc thêm phần có thể em chưa biết, và tự kiểm tra qua phần trả lời các câu hỏi trong SGK
Xem bài “Vệ sinh an toàn thực phẩm”, các hình 3.14; 3.5/trang 77 SGK
D.Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Ngày soạn:17-01-2007 Ngày dạy: 24-01-2007
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Tiết 40:
A.Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn ;thực phẩm nhiễm trùng do những nguyên nhân nào; ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn và cácbiện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.
2) Kĩ năng: Biết cách lựa chọn thực phẩm cho phù hợp.
3) Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
B.Chuẩn bị:
GV: Hình 3.13; 3.15 SGK. Bảng phụ.
HS: Xem kỹ các hình trên.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1) Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2) Kiểm tra: - Hằng ngày gia đình em thường sử dụng các loại thực phẩm gì cho bữa ăn? Cho biết các loại thức ăn đó nằm trong nhóm nào?
- Hãy cho biết, việc sử dụng thừa hoặc thiếu chất đạm sẽ gây các tác hại nào?
3) Bài mới: ù Việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề cần thiết cho mọi người, mọi nhà; nhằm đảm bảo sức khỏe để học tập và lao động.
Thời
lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
I.Hoạt động 1: Tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm
GV đưa ra hệ thống câu hỏi:
-Thực phẩm bị hư thối là do những nguyên nhân nào?
Gợi ý: Do vi khuẩn xâm nhập thực phẩm.
-Nhiễm trùng thực phẩm là gì?
-Trong quá trình trồng trọt ở vườn nhà, khi bị sâu bệnh phá hoại cha mẹ phải làm gì?
- Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc sẽ dẫn đến những hiện tượng gì?
-Theo em, để tránh sự ngộ độc thực phẩm, ở gia đình em phải làm gì
GV bổ sung và kết luận
HS: Do vi khuẩn xâm nhậ
HS suy nghĩ và trả lời
- Tiêu chảy ,nhức đầu ,ói mửa, có thể dẫn đến tử vong
-Có thể ngâm thực phẩm vào trong nước muối
I- Vệ sinh thực phẩm:
1/Thế nàolà nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm:
Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại vào thực phẩm
-Nhiễm độc thực phẩm là do sự xâm nhập chất độc vào thực phẩm
II.Hoạt động 2:
III.Hoạt động 3:
IV.Hoạt động 4:
4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà:
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
Ngày soạn: 25-01-07 Ngày dạy: 29-01-07
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Tiết41:
A.Mục tiêu:
1) Kiến thức: Hiểu được an toàn thực phẩm khi mua sắmvà chế biến bảo quản thực phẩm.Đồng thời tránh được các trường hợp thực phẩm nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
2) Kĩ năng: Phân biệt thực phẩm bị nhiễm độc với thực phẩm bị nhiễm trùng. Biết cách lựa chọn thực phẩm.
3) Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khỏe bản thân gia đình và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn
B.Chuẩn bị:
GV: Hình 3.16; bảng phụ.
-HS: Xem hình 3.16.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1) Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2) Kiểm tra(5p) : Thế nào là nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm? Cho ví dụ.
- Nêu các biện pháp phòng chống nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
3) Bài mới: (ù2p) Thực phẩm cung cấp năng lượng nuôi sống cơ thể, nhưng nếu thực phẩm nhiễm trùng lại gây tác hại cho cơ thể. Ngày nay, hiện tượng nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm ngày càng gia tăng. Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng trên.
Thời
lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
10p
I.Hoạt động 1: Tìm hiểu an toàn thực phẩm
GV đưa ra hệ thống câu hỏi:
? Thực phẩm không an toàn do những nguyên nhân nào.
-Cho ví dụ.
? Theo em an toàn thực phẩm là như thế nào.
? Việc lựa chọn thực phẩm không đúng kỷ thuật không đúng kỷ thuật sẽ gây ra những hiện tượng gì
? Theo em khi mua sắm thực phẩm cần đảm bảo những nhu cầu gì
? Thực phẩm thường được chế biến ở đâu.
? Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào.
? em hãy kể các loại thức ăn gia đình thường mua sắm.
Các loại thức ăn sau cần được bảo quản như thế nào:
-Thực phẩm đã chế biến đóng hộp?
-Thực phẩm khô ( gạo, hạt đậu, bột )
Qua mỗi câu hỏi GV yêu cầu HS khác nhận xét, sau đó bổ sung và rút ra kết luận
Các đối tượng HS chú ý lắng nghe
HSKG: Do thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc, hoặc bị biến chất.Như thức ăn để ôi thiu, rau và trái cây bị thuốc trừ sâu.
-Giữ gìn không để thực phẩm bị xảy ranguyên nhân trên
HSTB: gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.
-Thực phẩm tươi sống không bị ẩm mốc.
HSYK: Thực phẩm được chế biến ở nhà bếp.
-Do quá trình bảo quản thực phẩm không chu đáo.vi khuẩn xâm nhập.
Thực phẩm tươi sống và thực phẩm đóng hộp
-Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát
I- An toàn -thực phẩm:
-Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng nhiễm độc và biến chất.
-Vấn đề ngộ dộc đang ngày càng gia tăng.
-Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao.
- Người sử dụng cần phải biết cách lựa chọn và xử lý thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh
1/An toàn thực phẩm khi mua sắm: Cần lựa chọn thực phẩmkhông bị ôi thiu aamr mốc
An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản (SGK)
10p
II.Hoạt động 2:Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm
GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận theo các nội dung sau:
-Thức ăn bị nhiễm độc do những nguyên nhân nào?
-Nêu lại các trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm? Em có biết những loại thức ăn nào có chứa sẵn chất độc không?
GV theo dõi các nhóm thảo luận bổ sung thêm
Các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu học tập.
Sau đó đại diện nhóm phát biểu, bổ sung lẫn nhau.
-HSG: Cá nóc, mầm khoai tây, nấm độc.
HS ghi bài
III_Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn: Có 4 nguyên nhân nhiễm độc thức ăn
+ Nhiễm vi sinh vật và độc tố cuả vi sinh vật.
+ Bị biến chất.
+ Có chứa sẵn chất độc
+Ô nhiễm chất độc hóa học, phụ gia thực phẩm.
7p
III.Hoạt động 3:Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn
GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng nhiẽm độc thực phẩm.
Sau đó GV gợi ý:
Khi lựa chọn cá thịt, rau và trái cây em phải chú ý gì?
-Nước khi sử dụng để chế biến thực phẩm
-Dụng cụ sử dụng khi chế bién thực phẩm
?Cách bảo quản thực phẩm
GV mở rộng:
-Khi bị ngộ độc thức ăn, tùy mức độ nặng nhẹ màcó biện pháp xxử lý thích hợp, nếu nghiêm trọng chưa rõ nguyên nhân cần đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời
HS các nhóm đọc SGK để tìm hiểu về các cách lựa chọn thực phẩm, vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản và tránh dùng những loại thức ăn có chứa sẵn chất độc
HS có thể liên hệ cách bảo quản thực phẩm ở gia đình để phát biểu
2/ Các biên pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn:
+ Lựa chọn thực phẩm tươi ngon không bầm dập sâu úa, ôi ươn...
+ Dùng nước sạch để chế bién thức ăn và vệ sinh dụng cụ ăn uống
+ Chế biến làm chín thực phẩm loại bỏ chất độc
+ Bảo quản thực phẩm nơi an toàn
+ Không dùng thực phẩm có chứa chất độc
5p
IV.Hoạt động 4:Tổng kết và củng cố
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và phần đọc thêm, đưa ra các bài tập trong SGK để củng cố cho HS
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
4)-Dặn dò học ở nhà: (5 P) Học bài và trả lờì theo các câu hỏi trong SGK:
-Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý các những yếu tố nào?
-Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễmđộc thực phẩm thường dùng?
Xem bài “Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến thức ăn”. Xem kỹ các hình vẽ3.17 ,3.18; 3.19; ý nói lên những điều gì?
D.Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Ngày soạn: 27-01-2007 Ngày dạy: 31-01-2007
BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
Tiết 42:
A.Mục tiêu:
1) Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn
2) Kĩ năng: Biết cách bảo quản từng loại thức ăn.
3) Thái độ: Vậnn dụng hợp lý các qui trình bảo quản và chế biến thực phẩm
B.Chuẩn bị:
GV: Hình 3.17; 3.18; 3.19 SGK
HS: Xem kỹ trrrước các hình trên.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1) Ổn định lớp:
-Kiểm diện HS (1p)
2) Kiểm tra: Hãy nêu các nguyên nhân ngộ độc thực phẩm
- Nêu tên các chất dinh dưỡng mà em đã học? Chức năng dinh dưỡng của chất đạm?
3) Bài mới: ù Để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng thực phẩm,trong quá trình chế biến thực phẩm cần phải bảo vệ chất dinh dưỡng ở trong chúng. Có nhiều chất dinh dưỡng dễ tan trong nướcVậy bảo quản chất dinh dưỡng trong những trường hợp nào?
Thời
lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
10p
I.Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ chât dinh dữong khi chuẩn bị chế biến
GV nêu câu hỏi: Những thực phẩm nào dễ mất dinh dưỡng trước khi chế biến?
Sau khi mua các thực phẩm về nhà, trước khi chế biến cần phải làm gì?
_Thực phẩm cần phải làm gì để tăng giá trị dinh dưỡng?
-Ruồi bọ bâu vào thực phẩm sẽ gây ra những tác hại gì?
- Các loại thực phẩm muốn sử dụng lâu dài cần phải làm gì?
GV hỏi thêm: Dựa vào H3,17 hãy tìm hiểu thành phần chất dinh dưỡng có trong thịt cá.
GV nhận xét phầøn trả lời của HS và rút ra kết luận
HS có thể dựa trên những hiểu biết thực tế để trả lời:Thịt, cá, rau, quả
HS: Cần rửa sạch
HSKG:
Rửa sạch thịt cá trước khi cắt thái để giũ được giá trị dinh dưỡng.
HSTB: Thực phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn.
Thường được nấu chín và hâm lại
I- Bảo quản chất dinh dưỡng trứoc khi chế biến:
- Không được ngâm rửa thịt cá sau khi cắt thái, vì chất khoáng và sinh tố dễ bị mất đi.
- cần bảo quản chất dinh dưỡng chu đáođeer tăng giá trị dinh dưỡng: Không để ruồi bọ bâu vàovà giữ thịt cá ở nhiệt độ thích hợp
15p
II.Hoạt động 2:Tìm hiểu chát dinh dưỡng trong rau, củ quả đậu hạt tươi
GV hứong dẫn HS quan sát hình 3.18và hướng dẫn HS trả lời cacù loại rau củ quả thường dùng trong chế biến món ăn.
? Trước khi chế biến cần qua các thaotác gì.
Các nhóm dựa vào hình vẽddeer trả lời
III.Hoạt động 3:
IV.Hoạt động 4:
4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà:
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_38_42_nguyen_thi_thu_hang.doc