Mục tiêu:
+Sau khi học xong bài GV cần cho HS hiểu được chức năng của trang phục,từ đó học sinh muốn có trang phục phù hợp cần lựa chọn vải và kiểu may như thế nào?
+Học sinh bước đầu hiểu được chức năng của trang phục,bước đầu biết lựa chọn vải và kiểu may.
+Học sinh có ý thức thẩm mỹ,hiểu được ý nghĩa của việc làm đẹp cho chính bản thân mình và ham mê học tập bộ môn.
+Trọng tâm: Cần làm cho học sinh hiểu được chức năng của trang phục.
Chuẩn bị:
+GV:Bài soạn,tranh vẽ:Hình 1.4
+Học sinh tìm hiêủ các loại trang phục phù hợp với các mùa,giới tính,lứa tuổi.
Nội dung bài giảng:
- Ổn định: (2 phút)
- Kiểm tra: (10 phút)
+ Tại sao mùa hè thích mặc áo vải sợi bông,vải tơ tằm hơn vải ni lon.
+ Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay?
+ Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học.
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 4-9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Công nghệ - 6
Ngày : Tiết 4 : Lựa chọn trang phục
Mục tiêu:
+Sau khi học xong bài GV cần cho HS hiểu được chức năng của trang phục,từ đó học sinh muốn có trang phục phù hợp cần lựa chọn vải và kiểu may như thế nào?
+Học sinh bước đầu hiểu được chức năng của trang phục,bước đầu biết lựa chọn vải và kiểu may.
+Học sinh có ý thức thẩm mỹ,hiểu được ý nghĩa của việc làm đẹp cho chính bản thân mình và ham mê học tập bộ môn.
+Trọng tâm: Cần làm cho học sinh hiểu được chức năng của trang phục.
Chuẩn bị:
+GV:Bài soạn,tranh vẽ:Hình 1.4
+Học sinh tìm hiêủ các loại trang phục phù hợp với các mùa,giới tính,lứa tuổi...
Nội dung bài giảng:
- ổn định: (2 phút)
- Kiểm tra: (10 phút)
+ Tại sao mùa hè thích mặc áo vải sợi bông,vải tơ tằm hơn vải ni lon.
+ Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay?
+ Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học.
- Bài giảng: (20 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐ1:GV: Đvđ Trang phục là gì?
GV gọi học sinh trả lời câu hỏi.
GV:Làm thế nào để phân loại các trang phục?
HĐ2: GV cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 1.4 a,b,c.
H:Có mấy cách phân loại trang phục? Là những cách nào?
H: Trang phục theo thời tiết gồm những loại trang phục nào?
H: Trang phục theo công dụng là những trang phục nào?
H: Trang phục theo lứa tuổi là những loại trang phục nào?
HĐ3:Trang phục có chức năng như thế nào?
Học sinh nêu khái niệm trang phục .
-Học sinh khác bổ xung.
Học sinh xem tranh hình 1.4a,b,c.
-Học sinh nêu các cách phân loại trang phục.
-Phân loại theo thời tiết.
-Phân loại theo công dụng.
-Phân loại theo lứa tuổi.
-Phân loại theo giới tính.
Học sinh nêu chức năng của trang phục.
-Chức năng bảo vệ cơ thể.
-Chức năng làm đẹp cho con người.
I - Trang phục và chức năng của trang phục:
1 - Trang phục là gì?
Trang phục bao gồm quần áo và các vật dụng như mũ giày,tất, khăn quàng,
2- Các loại trang phục:
Cách phân loại:
+Theo thời tiết:T/phục mùa lạnh,T/phục mùa nóng.
+Theo công dụng: Mặc lót,mặc thường ngày,lễ hội,đồng phục,thể thao, bảo hộ,
+Theo lứa tuổi:Trẻ em, t/ niên,người đứng tuổi,
+Theo giới tính: Nam,nữ.
3- Chức năng của trang phục:
a)Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường.
b)Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động.
Luyện tập - Củng cố: (10 phút)
+ Trang phục là gì?
+ Nêu các loại trang phục? Cách phân loại trang phục.
+ Trang phục có chức năng như thế nào?
Hướng dẫn về nhà. (3 phút)
+ Học sinh về nhà học thuộc bài.
+ Xem và tìm hiểu cách lựa chọn vải.
+ Lựa chọn kiểu trang phục cho phù hợp với từng độ tuổi,từng dáng người.
Ngày :
Tiết 5 : Lựa chọn trang phục (Tiếp theo)
Mục tiêu:
+Sau khi học xong bài GV cần cho HS hiểu được cách chọn vải,chọn kiểu may và chọn trang phục đồng bộ. Từ đó học sinh muốn có trang phục phù hợp cần lựa chọn vải và kiểu may như thế nào?
+Học sinh bước đầu có kĩ năng chọn vải, chọn kiểu trang phụcvà trang phục đồng bộ cho phù hợp với từng ngườicụ thể.
+Học sinh có ý thức thẩm mỹ,hiểu được ý nghĩa của việc làm đẹp cho chính bản thân mình và ham mê học tập bộ môn.
+Trọng tâm: Cần làm cho học sinh hiểu được cách chọn vải, chọn kiểu may.
Chuẩn bị:
+GV:Bài soạn,tranh vẽ:Hình 1.6,Hình 1.7,Hình 1.8 và bảng phụ:Bảng 2+3
+Học sinh tìm hiêủ các loại trang phục phù hợp với các mùa,giới tính,lứa tuổi....
Nội dung bài giảng:
- ổn định: (2 phút)
- Kiểm tra: (10 phút)
+ Màu sắc,hoa văn,chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc?Cho ví dụ?
+ Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc kiểu mốt và giá tiền trang phục không?Vì sao?
- Bài giảng: (20 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐ1:GVđvđ:Lựa chọn trang phục như thế nào thì hợp lí?
H:Theo em ta nên lựachọn vải như thế nào thì phù hợp?
GV:Cho h/s đọc bảng 2.
GV giải thích những ảnh hưởng của vải.
H: Sau khi lựa chọn vải xong em phải làm gì?
GV cho học sinh đọc thông tin bảng 3.
HĐ2:đvđ Mỗi lứa tuổi ta cần lựa chọn vải và kiểu may như thế nào cho phù hợp?
H: Trẻ sơ sinh, mẫu giáo cần lựa chọn như thế nào?
H:Thanh thiếu niên cần lựa chọn vải và kiểu may như thế nào?
H:Người đứng tuổi cần lựa chọn như thế nào?
HĐ3:GV đvđ Như thế nào là sự đồng bộ trang phục?
GV gợi ý học sinh dẫn dắt tới sự đồng bộ của trang phục.
HS nêu cách lựa chọn vải.
H/S đọc thông tin bảng 2.
H/S nêu sự ảnh hưởng của vải đến voc dáng con người.
H/S nêu cách lựa chọn kiểu may.
H/S đọc thông tin bảng 3.
+Nêu kiểu may ảnh hưởng đến vóc dáng người.
+H/S nêu từng độ tuổi có các kiểu may mặc khác nhau.
-Tuổi mẫu giáo,trẻ sơ sinh.
-Tuổi thanh thiếu niên.
-Người đứng tuổi.
H/S nêu khái niệm về sự đồng bộ.
-Lựa chọn kiểu may,vải,
mũ,khăn,giày dép,túi,..
II-Lựa chọn trang phục:
1-Chọn vải,kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể:
a)Lựa chọn vải:
+Mầu sắc,hoa văn,chất liệu vải làm cho người ta gầy,béo,
+Bảng 2: SGK trang 13.
b)Lựa chọn kiểu may:
+Đường nét chínhcủa thân áo,kiểu tay,kiểu cổ
=>ả/hưởng đến dángngười
+Bảng 3: SGK trang 14.
2- chọn vải,kiểu may phù hợp với lứa tuổi:
+Trẻ sơ sinh-mẫu giáo:
chọn vải mềm,dễ thấm mồ hôi màu tươi, hình sinh dộng kiểu may đơn giản.
+Thanh thiếu niên: nhu cầu mặc đẹp tuỳ thời điểm
+Người đứng tuổi:Màu sắc,hoa văn,kiểu trang nhã lịch sự
3-Sự đồng bộ của trang phục:
+Lựa chọn vải,kiểu may, cần chọn các vật dụng: Mũ,khăn quàng,giày dép, túi sách,thắt lưng..cho phù hợp,hài hoà về màu sắc, hình dáng
+Ghi nhớ : SGK trang 16.
Luyện tập - Củng cố: (10 phút)
+ Trang phục có chức năng như thế nào?
+ Muốn lựa chọn trang phục đẹp mỗi chúng ta cần làm những gì?
+ Ta có nên chạy theo những kiểu mốt đắt tiền,cầu kì,vượt quá khả năng không?
Hướng dẫn về nhà. (3 phút)
+ Học sinh về nhà học thuộc bài.
+ Xem và tìm hiểu cách lựa chọn vải, lựa chọn kiểu may theo từng độ tuổi cho phù hợp với từng dáng người và học sinh đọc thêm "Có thể em chưa biết".
+Học sinh chuẩn bị cho tiết thực hành: Lựa chọn trang phục.
Ngày :
Tiết 6 : Thực hành : Lựa chọn trang phục
Mục tiêu:
+ Sau khi học xong bài GV cần cho HS vận dụng được cách chọn vải,chọn kiểu may và chọn trang phục đồng bộ. Từ đó học sinh lựa chọn vải và kiểu may như thế nào cho phù hợp với bản thân mình?
+ Học sinh bước đầu có kĩ năng chọn vải, kiểu trang phụcvà trang phục đồng bộ .
+ Học sinh có ý thức thẩm mỹ,hiểu được ý nghĩa của việc làm đẹp cho chính bản thân mình và ham mê học tập bộ môn.
+Trọng tâm: Cho học sinh thực hành chọn vải, chọn kiểu may, chọn trang phục đồng bộ.
Chuẩn bị:
+ GV:Bài soạn, tranh vẽ một số kiểu trang phục.
+ Học sinh tìm hiêủ các loại trang phục phù hợp với các mùa,giới tính,lứa tuổi....
Nội dung bài giảng:
- ổn định: (2 phút)
- Kiểm tra: (10 phút)
+ Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Cho ví dụ?
+ Mặc đẹp có hoàn toàn phụ thuộc kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì sao?
+ Thế nào là trang phục đồng bộ? Cho VD ?
+ Hãy mô tả trang phục em dùng để mặc đi chơi? Khi ở nhà ?
- Bài giảng: (20 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐ1:GVđvđ:Để chuẩn bị lựa chọn trang phục cho mình em cần những hiểu biết như thế nào.
Gvgọi học sinh nêu những hiểu biết của bản thân.
HĐ2 Gv hướng dẫn học sinh thực hành.
H:Với cá nhân cần dựa vào những yếu tố nào để lựa chọn trang phục phù hợp?
HĐ3GV cho các tổ thảo luận về những lựa chọn của tổ,nhóm,bản thân
H/S trình bày sự chuẩn bị của mình cần xác định đ/điển,vóc dáng loại quần, áo, váyvà kiểu mẫu định may.
H/S nêu những lựa chọn vải vật dụng cho phù hợp.
H/S nêu những cơ sở để lựa chọn:kiểu dáng,chất vải,hoa văn,màu sắc và những vật dụng kèm theo.
H/S thảo luận trong tổ.
H/S thực hành lựa chọn trang phục.
I-Chuẩn bị:
-Xác định đ/điển,vóc dáng
-Xác định loại quần, áo, váyvà kiểu mẫu định may.
Lựa chọn vải cho phù hợp.
Lựa chọn vật dụng kèm theo.
II-Thực hành:
1- Làm vịêc cá nhân:
+Dựa vào vócdáng cánhân và kiểu quần áo định may.
+Chọn chất liệu vải, hoa văn, màu sắc phù hợp.
+ Chọn vật dụng kèm theo cho phù hợp với quần áo.
2-Thảo luận ở tổ học tập:
+Cá nhân trình bày chuẩn bị lựa chọn của mình.
+Thảo luận,nhận xét cách lựa chọn của bạn.
3-Thực hành:
Luyện tập - Củng cố: (10 phút)
+Bản thân em đã có dự định gì để lựa chọn trang phục cho mình?
+Hiện tại gia đình em đã may trang phục đồng bộ như thế nào?
Hướng dẫn về nhà. (3 phút)
+ Học sinh về nhà học thuộc bài.
+Tự lựa chọn cho mình những trang phục sao cho phù hợp từng mùa và hoàn cảnh
kinh tế của gia đình.
+ Học sinh tìm hiểu cách lựa chọn vải, lựa chọn kiểu may theo từng độ tuổi cho
phù hợp với từng dáng người.
+Học sinh chuẩn bị cho tiết sau Sử dụng và bảo qquản trang phục.
+Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản trong thực tế đời sống hàng ngày.
Ngày :
Tiết 7 : Sử dụng và bảo quản trang phục
Mục tiêu:
+ Sau khi học xong bài GV cần cho HS biết cách sử dụng,bảo quản trang phục. Từ đó học sinh biết giữ gìn,bảo quản và sử dụng trang phục của chính mình.
+ Học sinh có ý thức giữ gìn trang phục của mình, hiểu được ý nghĩa của việc làm đẹp cho chính bản thân mình và ham mê học tập bộ môn.
+Trọng tâm: Cho học sinh nắm được cách sử dụng trang phục .
Chuẩn bị:
+ GV:Bài soạn, tranh vẽ một số kiểu trang phục:hình 1.9ab,1.10ab,1.11 và 1.12.
+ Học sinh tìm hiêủ các loại trang phục phù hợp với các mùa,giới tính,lứa tuổi....
Nội dung bài giảng:
- ổn định: (2 phút)
- Kiểm tra: (10 phút)
+ Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Cho ví dụ?
+ Mặc đẹp có h/toàn phụ thuộc kiểu mốt và giá tiền trang phục không? Vì sao?
+ Thế nào là trang phục đồng bộ? Cho VD ?
+ Hãy mô tả trang phục em dùng để mặc đi chơi? Khi ở nhà ? ở trường?
- Bài giảng: (20 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐ1:GVđvđCách sử dụng trang phục như thế nào thì hợp lí?
H:Trang phục đi học nên mặc vải,màu gì?
H:Trang phục đi lao động măc như thế nào?
H:Trang phục lễ hội nên mặc như thế nào?
GV Nêu 1 số VD về trang phục của các dân tộc khác nhau.
H:Mặc trang phục như thế nào thì phù hợp với môi trường và công việc .
HĐ2:GVđvđ:Mặc trang phục cần phối hợp giữa hoa văn vơí màu sắc như thế nào?
H:Giữa các màu quần và áo cần mặc như thế nào?
H:Mỗu đen có thể phối hợp với những màu nào?
GV:Cần cho học sinh biết riêng màu trắng và màu đen có thể phối hợp với bất kì màu nào khác.
Học sinh nêu ý kiến của mình về trang phục đi học.
Học sinh nêu ý kiến của mình về trang phục đi lao động.
Học sinh nêu ý kiến của mình về trang phục đi lễ hội .
Học sinh nêu ý kiến của mình về trang phục mặc như thế nào thì phù hợp .
Học sinh thảo luận và cho ý kiến về phối hợp hoa văn với vải trơn.
Học sinh thảo luận và cho ý kiến về phối hợp giữa các màu sắc khác nhau.
Học sinh trình bày ý kiến của bản thân .
I-Sử dụng trang phục:
1-Cách Sử dụng trang phục:
a)Trang phục phù hợp với hoạt động:
+Trang phục đi học:
Vải pha,màu nhã: Trắng, xanh lá cây,tím than
+Trang phục đi lao động:
Vải sợi bông,màu sáng, may rộng,đi giày ba ta
+Trang phục lễ hội:
-Mỗi dân tộc 1 kiểu riêng.
-Lễ tân:Trang phục mặc trong các buổi nghi lễ,các cuộc họp trọng thể..
b)Trang phục phù hợp với môi trường và công việc:
-Tuỳ môi trường và công việc mà mặc cho phù hợp.
2-Cách phối hợp trang phục:
a)Phối hợp vải hoa văn với vải trơn:
Vải hoa hợp với vải trơn hơn với vải kẻ.
b)Phối hợp màu sắc:
Giữa áo và quần:
-Cùng màu:nhạt và sẫm.
-Màugần nhau:Vàng và vàng lục;tím đỏ và đỏ
-Màu tương phản:Cam và xanh;đỏ và lục
Chú ý:Trắng và đen có thể kết hợp với bất kì màu nào
Luyện tập - Củng cố: (10 phút)
+ Nêu các VD về các trường hợp sử dụng trang phục.
+ Cho VD về cách sử dụng trang phục phù hợp với các hoạt động.
+ Nêu cách phối hợp giữa các màu.
Hướng dẫn về nhà. (3 phút)
+ Học sinh về nhà học thuộc bài.
+ Học sinh tìm hiểu cách sử dụng trang phục của mọi người và vận dụng vào thực tế gia đình mình.
+Trong thực tế đời sống hàng ngày em đã sử dụng và bảo quản trang phục cá nhân như thế nào .Đọc thêm:"Bài học về trang phục"trang 26
+Học sinh chuẩn bị cho tiết sau "Cách bảo quản trang phục".
Ngày :
Tiết 8 : Sử dụng và bảo quản trang phục
Mục tiêu:
+ Sau khi học xong bài GV cần cho HS biết cách sử dụng bảo quản trang phục. Từ đó học sinh biết giữ gìn,bảo quản và sử dụng trang phục của chính mình.
+ Học sinh có ý thức giữ gìn trang phục của mình, hiểu được ý nghĩa của việc làm đẹp cho chính bản thân mình và ham mê học tập bộ môn.
+Trọng tâm: Cho học sinh nắm được cách bảo quản trang phục .
Chuẩn bị:
+ GV:Bài soạn, tranh vẽ :hình 1.13,bảng 4 trang 24.
+ Học sinh tìm hiêủ các loại trang phục,các đồ dùng,thiết bị trong nhà.
Nội dung bài giảng:
- ổn định: (2 phút)
- Kiểm tra: (10 phút)
+ Nêu cách sử dụng trang phục sao cho phù hợp với hoạt động của mỗi người.
+ Nêu cách phối hợp trang phục?
+ Bản thân em đã sử dụng trang phục như thế nào?
- Bài giảng: (20 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐ1:GV đvđ Làm thế nào để bảo quản trang phục cho tốt?
H:Em đãgiặt quần áo theo quy trình nào?
GV: cho h/s điền các từ thích hợp vào chỗ trống.
GV: Bổ xung cho hoàn chỉnh quy trình giặt quần áo.
Nêu quy trìnhgiặt quần áo
HĐ2:Nêu những hiểu biết của mình về việc là quần áo?
H:Dụng cụ là q/áo gồm những gì?
H: Quy trình là q/áo như thế nào?
GVcho h/s nắm đượcnhiệt độ thích hợp với từng loại vải.
Theo em cần thao tác như thế nào cho đúng?
Khi không là cần để bàn là như thế nào thì đúng?
GV cho h/s nắm được bảng 4:Kí hiệu giặt là?
HĐ3:Quần áo đã giặt,phơi khô cần phải cất giữ,bảo quản như thế nào?
H:Qua đó thoe em cán ghi nhớ những gì?
H/S trình bày quy trình giặt quần áo của bản thân.
H/S điền từ thích hợp vào chỗ trống.
H/S tiếp thu quy trình giặt quần áo SGK trang 23.
H/S nêu các loại d/cụ là quần áo.
H/S Nêu quy trình là quần áo.
H/S nắm bắt bảng nhiệt độ thích hợp cho các loại vải.
H/S nêu thao tác là?
H/S tham khảo bảng 4.
H/S nêu cách cất giữ và bảo quản quần áo.
H/S đọc phần ghi chú
I-Sử dụng trang phục:
II-Bảo quản trang phục:
1-Giặt,phơi:(Điền thứ tự là)
a)Quy trình giặt:
Lấy Tách riêng
Vò Ngâm
Giũ Nước sạch
Chất làm mềm vải
Phơi Ngoài nắng
Bóng râm Mắc áo
Cặp áo quần.
2-Là (ủi)
-Là là công việclàm phẳng quần áo sau khi giặt.
a)-Dụng cụ là:
Bàn là.
Bình phun nước.
Cầu là.
b)-Quy trình là:
+Điều chỉnh t0 phù hợp:
V/sợibông,lanh,phaÊ1600C
V/Tơ tằm,sợi t/hợp<1200C
+Là vải có t0 thấp trước.
Có thể làm ẩm vải trước khi là
+Thao tác:Là dọc theo vải
đưa đều,không dừng lâu ở 1 chỗ.
+Khi ngừngđể dựng bàn là
c)- Kí hiệu giặt là:
Bảng 4 -SGK trang 24.
3-Cất giữ:
+ Cần giữ trang phục nơi khô ráo sạch sẽ.
+Treo bằng mắc áo cho khô ráo hoặc gấp gọn.
+Quần áo chưa dùng cho túi nilon tránh ẩm mốc, giánlàm hỏng.
Ghi nhớ: SGK trang 25
Luyện tập - Củng cố: (10 phút)
+ Nêu quy trình giặt quần áo?Bản thân em đã tiến hành giặt quần áo như thế nào?
+Trình bày những hiểu biết của em về viêc giặt là quần áo?
+ GV tổng kết toàn bài nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà. (3 phút)
+ Học sinh về nhà học thuộc bài.
+ Học sinh tìm hiểu và ôn tập các mũi khâu cơ bản,chuẩn bị vải,kim,chỉ, cho tiết sau."Ôn một số mũi khâu cơ bản".
+Trong đời sống hàng ngày em đã giặt,là quần áo cá nhân như thế nào?Đọc thêm:"Bài học về trang phục"trang 26
Ngày :
Tiết 9 : ôn một số mũi khâu cơ bản
Mục tiêu:
+ Sau khi học xong bài GV cần cho HS biết cách thao tác một số mũi khâu cơ bản để áp dụng khâu một số sản phẩm đơn giản.
+ Học sinh có kĩ thuật khâu, có ý thức giữ gìn trang phục của mình, hiểu được ý nghĩa của việc làm đẹp cho chính bản thân mình và ham mê học tập bộ môn.
+Trọng tâm: Cho học sinh ôn lại một số mũi khâu cơ bản.
Chuẩn bị:
+ GV:Bài soạn, tranh vẽ :hình 1.14,H 1.15, H1. 16
+ Học sinh ôn tập các mũi khâu cơ bản và một số mảnh vải, kim chỉ,chì,thước
Nội dung bài giảng:
- ổn định: (2 phút)
- Kiểm tra: (10 phút)
+ Nêu quy trình giặt quần áo?Bản thân em đã tiến hành giặt quần áo như thế nào?
+Trình bày những hiểu biết của em về việc bảo quản trang phục?
- Bài giảng: (20 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐ1:Gvgới thiệu mẫu 3 đường khâu.
H:Để khâu các đường này người ta cần chuẩn bị những gì?
HĐ2:Để khâu mũi thường người ta tiến hành như thế nào?
Khi khâu xong ta cần làm gì?
HĐ3:GV đvđ em hãy nêu quy trình khâu mũi đột mau?
GV nhận xét và bổ xung cho hoàn chỉnh.
HĐ4:đvđ:Người ta khâu vắt như thế nào?
GV Hướng dẫn h/s cách làm.
Luyện tập - Củng cố: (10 phút)
HĐ5 :GV cho h/s thực hành khâu.
GV uốn nắm h/s thao tác.
GV nhắc nhở h/s vệ sinh nơi làm việc.
H/S nêu :Cần chuẩn bị các đồ dùng,dụng cụ như bên.
H/S nêu tiến trình khâu mũi thường.
H/S khác bổ xung hoàn chỉnh.
H/S nêu điểm cần chú ý.
H/S trình bày cách khâu đột mau.
Các nhóm khác bổ xung.
H/S nêu cách khâu vắt.
H/S nhận xét và bổ xung.
H/S các nhóm thực hành khâu các mũi cơ bản.
I-Chuẩn bị:
2 mảnh vảik/thước8´15cm
1 mảnh k/thước10´15cm
Chỉ khâu,chỉ thêu,kim,kéo
thước bút chì,
II-Thực hành:
1-Khâu mũi thường:
(mũi tới)
+Vạch đ/thẳng dọc giữa.
+Xâu chỉ,vê gút.
+Tay trái cầm vải,tay phải cầm kim,khâu từphải sang trái.
+Lênkimtừ mặt trái,xuống kim cách 3 canh sợi,làm tiếp khi có3-4 mũi rút kim
vuốt cho phẳng.
+Khâu xong cần lại mũi, vòng chỉ,tết nút.(H-1.14)
2-Khâu mũi đột mau:
+Vạch 1đ/thẳng dọc giữa.
+Lên kimcách mép 8 canh sợi,xuống lùi 4 canh sợi,
xuống kim đúng lỗ mũi trước,lên cách 4 canh sợi.
đến khi hết đường khâu.
3-Khâu vắt:
+Gấp mép vải,khâu lược.
+Tay trái cầm vải,tay phải cầm kim,khâu từ phải sang trái ở mặt trái.
+Lên kim từ dưới,các mũi khâu cách nhau 0,3-0,5cm
4-Thực hành khâu:
*Khâu mũi thường.
*Khâu mũi đột mau.
*Khâu vắt.
+ Củng cố:
- Gv thu một số sản phẩm chấm.
- Em hãy nêu cách khâu mũi thường, khâu mũi đột, khâu vắt?
- GV tổng kết toàn bài.Nhận xét ưu khuyết điểm giờ học.
Hướng dẫn về nhà. (3 phút)
+ Nhắc nhở h/s vệ sinh nơi làm việc.
+ Học sinh về nhà học thuộc bài.
+ Học sinh ôn tập các mũi khâu cơ bản,chuẩn bị vải,kim,chỉ, cho tiết sau. "Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh".
Ngày :
Tiết 1 0 : Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
Mục tiêu:
+ Sau khi học xong bài GV cần cho HS biết cách vẽ, tạo mẫu giấy và cắt vải theo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
+ Học sinh làm hoàn chỉnh một mẫu bao tay trẻ em sơ sinh.
+ Học sinh có kĩ thuật khâu, có ý thức giữ gìn trang phục của mình, hiểu được ý nghĩa của việc làm đồng thời ham mê môn học,yêu cuộc sống,yêu gia đình.
+Trọng tâm: Cho học sinh tập khâu một bao tay trẻ em sơ sinh.
+ GV:Bài soạn, tranh vẽ :hình 1.17,mẫu bao tay hoàn chỉnh.
+ H/sinh ôn các mũi khâu,vảik/thước 20´24cm,hoặc2 mảnh11´13cm,bìa k/thước 10´12cm, kim chỉ,chì,thước,dây chun nhỏ
Nội dung bài giảng:
- ổn định: (2 phút)
- Kiểm tra: (10 phút)
+ Nêu cách khâu các loại mũi thường, mũi đột mau, khâu vắt?
+ Kiểm tra: sự chuẩn bị của h/s?
- Bài giảng: (15 phút)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
HĐ1:GV:Giới thiệu yêu cầu của bài thực hành.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
HĐ2:GV Hướng dẫn h/s cách vẽ và tạo mẫu bằng giấy.
-GVquan sát h/s t/ hành uốn nắn những phần chưa đạt.
HĐ3:GV hướng dẫn h/s cách áp mẫu lên vải và cắt vải theo mẫu.
-GV giám sát h/s cắt vải theo mẫu và uốn nắn .
Luyện tập - Củng cố: (15 phút)
HĐ5 :GV cho h/s thực hành cắt phôi.
GVuốn nắn chỗ chưa đạt
H/Svừa trình bày vừa đưa ra các đồ dùng vật liệu chuẩn bị cho tiết t/hành.
H/S làm theo hướng dẫn của GV vẽ hình và tạo mẫu trên bìa.
R=4,5cm
h=11 cm
9 cm
H/S cắt vải theo mẫu giấy.
H/S t/h theo sự hướng dẫn của GV
I-Chuẩn bị:
+Vải:k/thước20´24cm,hoặc2 mảnh11´13cm,bìa10´12cm, +Kim chỉ,chì,thước,dây chun nhỏ,kéo,phấn
II-Quy trình thực hành:
1-Vẽ và cắt giấy tạo mẫu:
+Vẽ theo hình 1.17.
-Phần chữ nhật:11´13cm.
-Phần cong: R=4,5 cm.
+Cắt theo nét vẽ.
2-Cắt vải theo mẫu giấy:
+Gấp đôi vải,hoặc úp 2 mặt vải rời vào nhau.
+Đặt mẫu giấy lên vải.
+Dùng phấn vẽ theo mẫu.
+Cắt đúng nét vẽ.
3-Thực hành cắt mẫu:
+ Củng cố:
- Gv thu một số sản phẩm chấm.
- Em hãy nêu cách vẽ và tạo mẫu bao tay trẻ em sơ sinh?
- GV t/kết toàn bài.N/xét ưu khuyết điểm giờ học và khả năng tạo mẫu của h/s.
Hướng dẫn về nhà. (3 phút)
+ Nhắc nhở h/s vệ sinh nơi làm việc.
+ H/s về nhà học thuộc cách vẽ và tạo mẫu bằng giấy,thực hành tạo mẫu tại nhà.
+ Học sinh ôn tập các mũi khâu cơ bản,chuẩn bị vải,kim,chỉ, cho tiết sau. "Thực hành: Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh".
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_4_9.doc