Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 40+41, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.

2. Kĩ năng.

 - Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình

3. Thái độ.

 - Quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm

B. Đồ dùng dạy học.

1. GV:

2. HS:

C. Tổ chức giờ học.

* Khởi động ( 7 phút)

1. Kiểm tra đầu giờ.

H: Em hãy nêu tác hại của cơ thể khi thiếu chất và thừa chất đạm, chất đường bột và chất béo?

2. Giới thiệu bài:

Chúng ta rất cần chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Lương thực, thực phẩm chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nhưng gần đây có rất nhiều ca bị ngộ độc thực phẩm xảy ra và dẫn tới tử vong. Tình trạng nguy hại thực phẩm đối với sức khoẻ và tính mạng đang được xã hội rất quan tâm. Vậy chúng ta cần quan tâm, theo dõi kiểm soát, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc thức ăn. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua sắm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 40+41, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12.01.10 Ngày giảng: 13.01.10(6a) 15.01.10(6b) Tiết 40 – Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (t1) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. 2. Kĩ năng. - Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình 3. Thái độ. - Quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Em hãy nêu tác hại của cơ thể khi thiếu chất và thừa chất đạm, chất đường bột và chất béo? 2. Giới thiệu bài: Chúng ta rất cần chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Lương thực, thực phẩm chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nhưng gần đây có rất nhiều ca bị ngộ độc thực phẩm xảy ra và dẫn tới tử vong. Tình trạng nguy hại thực phẩm đối với sức khoẻ và tính mạng đang được xã hội rất quan tâm. Vậy chúng ta cần quan tâm, theo dõi kiểm soát, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc thức ăn. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua sắm. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu thế nào là nhiễm trùng thực phẩm (15 phút) - Mục tiêu: Hiểu thế nào là nhiễm trùng thực phẩm - Đồ dùng: - GV: giới thiệu bài như SGK. H: Theo em vệ sinh thực phẩm là gì? Cần dùng những thao tác gì để vệ sinh thực phẩm. - HS: lắng nghe, tiếp thu. HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, kết luận. - GV giới thiệu: Thực phẩm nếu không được bảo quản tốt thì sau thời gian ngắn chúng sẽ bị nhiễm trùng và bị phân huỷ. H: Em hãy nêu một vài loại thực phẩm dễ bị hư hỏng? - HS: trả lời cá nhân, em khác bổ sung. - GVH: Theo em thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? Cho ví dụ? - HS: trả lời theo ý hiểu cá nhân. - GV: nhận xét, kết luận. - GVH: Em hiểu thế nào là nhiễm độc thực phẩm? Cho ví dụ? - HS: trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, kết luận. - GVH: Tác hại của việc thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm trùng là gì? - HS: trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, kết luận. HĐ2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. (13 phút) - Mục tiêu: Biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. - Đồ dùng: - GVH: Theo em để trong tủ lạnh có an toàn không? Tại sao? - HS: trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Chưa đảm bảo an toàn vì những loại này chỉ được giữ trong một thời gian cho phép nếu quá thời gian đó thì thực phẩm sẽ kém chất lượng, bị nhiễm trùng. - GV: yêu cầu HS quan sát H3.14 SGK H: ở nhiệt độ nào thì vi khuẩn phát triển mạnh nhất? - HS: 00C - > 370C - GVH: ở nhiệt độ nào vi khuẩn bị tiêu diệt? - HS: 1000C -> 1150C - GVH: ở nhiệt độ nào vi khuẩn không hoạt động? - HS: - 100C -> - 200C và ở nhiệt độ từ 500C - 800C - GVH: Theo em thì cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo an toàn. - HS: Ăn chín, uống sôi. - GV: nhận xét, kết luận. HĐ3: Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. (10 phút) - Mục tiêu: Biết biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. - Đồ dùng: - GV: yêu cầu HS quan sát H3.15 SGK phóng to. H: Để đảm bảo an toàn khi dùng thực phẩm tại nhà ta cần làm gì? Tại sao phải làm điều đó? - HS: quan sát, tìm hiểu và dựa vào hình vẽ và trả lời, giải thích tại sao. - GV: nhận xét, kết luận. I. Vệ sinh thực phẩm. - Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. 1. Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm. - Nhiễm trùng thực phẩm là sự sâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. - Nhiễm độc thực phẩm là sự sâm nhập của chất độc và thực phẩm. * Khi sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc hoặc nhiễm trùng thì có thể sẽ dẫn đến tử vong hoặc rối loạn tiêu hoá, nguy hiểm cho con người. 2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. - ở nhiệt độ 00C -> 370C thì vi khuẩn phát triển mạnh nhất. - ở nhiệt độ 1000C -> 1500C thì vi khuẩn bị tiêu diệt. - ở nhiệt độ từ - 100C -> - 200C và ở nhiệt độ từ 500C -> 800C thì vi khuẩn không hoạt động nhưng không chết hoàn toàn. 3. Phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. - Rửa tay sạch trước khi ăn. - Vệ sinh nhà bếp. - Rửa kĩ thực phẩm. - Nấu chín thực phẩm. - Đậy thức ăn cẩn thận. - Bảo quản thực phẩm chu đáo. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài H: Theo em vệ sinh thực phẩm là gì? H: Theo em thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Cho ví dụ? H: Để đảm bảo an toàn khi dùng thực phẩm tại nhà ta cần làm gì? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ghi vở - Đọc trước bài 16 phần II, III. Ngày soạn: 19.01.10 Ngày giảng: 20.01.10(6a) 22.01.10(6b) Tiết 41 – Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (t2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hiểu các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh nhiễm độc thức ăn. 2. Kĩ năng. - Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình 3. Thái độ. - Quan tâm đến vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Theo em vệ sinh thực phẩm là gì? H: Theo em thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Cho ví dụ? H: Để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà ta cần làm gì? 2. Giới thiệu bài: Trong khi chế biến và bảo quản thực phẩm vi khuẩn xâm nhập vào và gây nên ngộ độc thực phẩm. Vây chúng ta cần bảo quản thực phẩm như thế nào? nguyên nhân và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ2.1: Tìm hiểu biện pháp an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản (20 phút) - Mục tiêu: Hiểu biện pháp an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản - Đồ dùng: - GV: giới thiệu: Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao. Người sử dụng cần biết cách lựa chọn cũng như xử lí thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh. giới thiệu khái niệm an toàn thực phẩm - HS: lắng nghe và ghi khái niệm - GVH: Em hãy kể tên các loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm? - HS: cá nhân trả lời. HS khác bổ sung - GV: Khi mua sắm các loại đó em thấy bố me, anh chị.. thường chọn mua như thế nào? - HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung. - GV: ghi câu trả lời của HS ra bản nháp và nhận xét. Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK. H: Đối với thực phẩm tươi, sống, dễ hư, thối cần phải mua như thế nào? - HS: đọc nội dung yêu cầu và cá nhân phát biểu, cá nhân khác bổ sung. - GV: nhận xét câu trả lời. H: Đối với thực phẩm đóng hộp, có bao bì cần chọn mua như thế nào? - HS: cá nhân trả lời, HS khác nhận xét. - GV: nhận xét câu trả lời. H: Cần lưu ý gì khi mua cả thực phẩm chín lẫn thực phẩm phải chế biến, thực phẩm ăn sống? - HS: phải để riêng thực phẩm chín và thực phực phẩm sống - GVH: Thực phẩm thường được chế biến tại đâu? - HS: chế biến ở bếp - GV: Vi khuẩn thường xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào? Giải thích lí do? - HS: mặt bàn, bếp, áo quần, giẻ lau, thớt thái thịt, rau, dao. - GV: nhận xét, bổ sung, kết luận. - GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm ( 3 phút) cho biết cách bảo quản các loại thực phẩm đã chế biến, đóng hộp, đồ khô. - HS: hoạt động nhóm và đại diện nhóm trình bày - GV: nhận xét và kết luận. - GVH: Tại sao thức ăn không nên để trong tủ lạnh với thời gian lâu? - HS: Vì thức ăn có thể vẫn bị biến chất, vi khuẩn vẫn xâm nhập được. - GV: giới thiệu như SGK phần có thể em chưa biết và tích hợp môi trường: khi sử dụng thực phẩm cần đảm bảo an toàn. Ngoài ra cần có thái độ phê phán và ngăn ngừa những hành vi gây mất an toàn thực phẩm. HĐ2.2: Tìm hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm (13 phút) - Mục tiêu: Hiểu biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm - Đồ dùng: - GVH: yêu cầu HS đọc nội dung mục III.1 SGK – Tr 79 H: Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn gồm những tác nhân nào? - HS: đọc nội dung theo yêu cầu và cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung - GV: nhận xét, kết luận - GVH: ở gia đình em thức ăn đã chế biến được bảo quản như thế nào? - HS: đậy thoáng cẩn thận tránh để ruồi, chuột, kiến xâm nhậm vào. - GVH: khi đi mua thực phẩm đóng hộp như thịt, cá, rau, quả, sữaem cần chú ý điều gì? - HS: quan sát hạn ghi trên bao bì, hộp không gỉ - GV: yêu cầu HS đọc nội dung mục III.2 SGK - Tr 79 H: Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? - HS: đọc thông tin và cá nhân trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung. - GV: nhận xét, kết luận và nêu một số ví dụ và dẫn chứng gây ngộ độc thực phẩm. Nêu chú ý cho HS khi có nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm. II. An toàn thực phẩm. * An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất. 1. An toàn thực phẩm khi mua sắm. - Đối với thực phẩm dễ hư thối (rau quả, thịt, cá tươi) phải được mua tươi hoặc ướp lạnh. - Đối với thực phẩm đóng hộp, bao bì cần chú ý đến hạn xử dụng trên bao bì. - Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm ăn chín. 2. An toàn khi chế biến và bảo quản. - Thực phẩm đã chế biến: Cho vào hộp kín, để tủ lạnh (một khoảng thời gian ngắn, không được để lâu) - Thực phẩm đóng hộp: Để tủ lạnh, mua đủ dùng. - Thực phẩm khô: Phơi khô, thường xuyên kiểm tra để có biện pháp xử lí. III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. 1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn. - Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của sinh vật. - Do thức ăn bị biến chất. - Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc. - Do thức ăn bị ô nhiễm chất độc, hoá chất 2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn (SGK – Tr 79) * Chú ý: Khi có ngộ độc thực phẩm cần có biện pháp xử lí thích hợp hoặc đưa ngay đến bệnh viện để sử lí kịp thời. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài H: Em hãy nêu nguyên nhân và biệm pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm? H: Em phải làm gi khi phát hiện a. Một con ruồi trong bát canh? b. Một số con mọt trong túi bột? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK. - Đọc trước bài 17 phần I: Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_4041_bai_16_ve_sinh_an_toan_thu.doc