Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiếp theo) - Lê Thị Kim Nga

1-MỤC TIÊU :

 1.1 Kiến thức :

 _ HS biết: Biết được cách vệ sinh an toàn thực phẩm.

 _ HS hiểu: Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ đảm bảo sức khỏe cho con người

 1.2 Kỹ năng :

 _ HS thực hiện được: Biết các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp.

 _ HS thực hiện thành thạo: Việc lựa chọn và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm

 1.3 Thái độ :

 _ Thói quen: GDHS Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.

 _ Tính cách: GDMT: Khi thức ăn bị mốc , ôi thiu , có mùi hoặc bỏ qua đêm nên bỏ di , không nên sử dụng

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

 - An toàn thực phẩm.

 - Các biện pháp phòng chống và vệ sinh an toàn thực phẩm

 

doc17 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 41, Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiếp theo) - Lê Thị Kim Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn : 22 ;Tieát 41 Ngày dạy: Baøi 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ( tt ) 1-MỤC TIÊU : 1.1 Kiến thức : _ HS biết: Biết được cách vệ sinh an toàn thực phẩm. _ HS hiểu: Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ đảm bảo sức khỏe cho con người 1.2 Kỹ năng : _ HS thực hiện được: Biết các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp. _ HS thực hiện thành thạo: Việc lựa chọn và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm 1.3 Thái độ : _ Thói quen: GDHS Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. _ Tính cách: GDMT: Khi thức ăn bị mốc , ôi thiu , có mùi hoặc bỏ qua đêm nên bỏ di , không nên sử dụng - An toaøn thöïc phaåm vaø caùc bieän phaùp phoøng traùnh nhieãm ñoäc thöïc phaåm 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - An toàn thực phẩm. - Các biện pháp phòng chống và vệ sinh an toàn thực phẩm 3.-CHUẨN BỊ : 3.1 GV: Một số rau quả tươi, đồ hộp. 3.1 HS: Một số rau quả tươi, đồ hộp 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4. 1- Ổn định tổ chức vaø kieåm dieän :6A2: ; 6A5: ; 6A6: 4. 2- Kiểm ta miệng : ( 5’) GV đưa tranh vẽ A, B, C, D, E, F hình 3-15 trang 77 SGK hỏi HS ý nghĩa của các hình. ( 5 đ ) Nhiệt độ là bao nhiêu an toàn trong nấu nướng vi khuẩn bị tiêu diệt. Từ 100o C đến 105o C. ( 5 đ ) 4.3 Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Giới thiệu bài * Hoạt động 2: Tìm hiểu an toàn thực phẩm là gì ? ( 17’) MT: biết được khái niệm về an toàn thực phẩm *An toàn thực phẩm là gì ? +HS trả lời. + Vấn đề ngộ độc thức ăn hiện nay đang gia tăng trầm trọng. + HS cho ví dụ về ngộ độc thực phẩm tại địa phương. + Thực phẩm từ khi sản xuất đến khi sử dụng có nhiều nguyên nhân gây nên nhiễm trùng và nhiễm độc như : Dư thừa lượng thuốc trừ sâu và hoá chất trong sản xuất, trong chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm. Tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất, chế biến đều có nhiều kẻ hở để vi khuẩn gây độc xâm nhập vào thực phẩm. * GV gọi HS đọc nội dung SGK. +HS đọc sách giáo khoa. + Hãy kể tên những loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm ? *Xem hình 3-16 trang 78 SGK +HS quan sát tranh + Nêu các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm ? + Đối với thực phẩm tươi sống đảm bảo như thế nào ? + Đối với thực phẩm đóng hộp đảm bảo như thế nào ? + Trong gia đình thực phẩm thường được chế biến tại đâu ? ( Nhà bếp) + Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm ? Mặt bàn, bếp, quần áo, giẻ lau, thớt thái, thịt, rau. +HS trả lời. + Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào ? ( Trong quá trình chế biến.) * Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản không chu đáo, vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh gây ra những chứng ngộ độc. + Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm sau đây ? + Thực phẩm đã chế biến + Thực phẩm đóng hộp + Thực phẩm khô * GV hướng dẩn HS đọc mục 1 trang 78 SGK +HS quan sát SGK, nhận xét. + Nhận xét những nguyên nhân gây nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm * GDMT: Khi thức ăn bị mốc , ôi thiu , có mùi hoặc bỏ qua đêm nên bỏ đi không nên ăn ảnh hưởng đến sức khỏe * Hoạt động 3 : Tìm hiểu 1 số biện pháp phòng tránh nhiễm trùng , nhiễm độc thực phẩm (16’) * MT: Biết phòng tránh nhiễm trùng , nhiễm độc thực phẩm + Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn. + Chọn thực phẩm như thế nào ? +HS trả lời. + Sử dụng nước như thế nào ? *Liên hệ thực tế : Khi có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý thích hợp -Nếu hiện tượng xãy ra nghiêm trọng, hoặc chưa rỏ nguyên nhân, cần đưa ngay bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu và chửa trị kịp thời. * GDTĐ :Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. Có thái độ phê phán và ngăn ngừa những hành vi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. II-An toàn thực phẩm Là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất. + Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao, người sử dụng cần biết cách lựa chọn cũng như xử lý thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh. 1/ An toàn thực phẩm khi mua sắm + Thực phẩm tươi sống, thịt, cá, rau, quả + Thực phẩm đóng hộp, sửa hộp, thịt hộp, đậu hộp + Đối với thực phẩm tươi sống phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh. + Đối với thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng + Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín. 2/ An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản. + Nếu thức ăn không được nấu chín hoặc bảo quản không chu đáo vi khuẩn có hại sẽ phát triển gây ra những chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mữa, mệt mỏi. III-Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm. 1/ Nguyên nhân ngộ độc thức ăn. -Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của nước. -Do thức ăn bị biến chất. -Do bản thân thức ăn có săn chất độc -Do thức ăn bị ô nhiễmcác chất độc hoá học. 2/ Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn. -Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị bầm dập, sâu úa, ôi ươn. . . -Sử dụng nước sạch. -Chế biến làm chín thực phẩm. -Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiểm. -Cất giữ thực phẩm ở nơi an toàn. -Bảo quản thực phẩm chu đáo. -Rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bằng nước sạch. -Không dùng thực phẩm có chất độc. -Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng. 4.4- Tổng kết: ( 4’) Bài tập 2 trang 80 SGK ( An toàn thực phẩm khi mua sắm ) -Đối với thực phẩm tươi sống, phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh. -Thực phẩm đóng hộp, có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng. -Tránh lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín. Bài tập 3 trang 80 SGK -Chọn thực phẩm tươi ngon không bầm dập, sâu úa, ôi ươn. -Sử dụng nước sạch, rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống bảo quản thực phẩm chu đáo. 4.5- Hướng dẫn học tập( 3’) * Đối với bài học ở tiết này: -Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập 2, 3, 4 trang 80 SGK - Vẽ sơ đồ tư duy. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Chuẩn bị : Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. - Xem kĩ phần: Bảo quản thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt tươi, đậu hạt khô, gạo khi chuẩn bị chế biến. 5. PHỤ LỤC; Tuần 22; tiết: 42 Ngày dạy: Bài 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN 1-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS hiểu được. 1.1- Kiến thức : - HS biết: Phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn và chuẩn bị chế biến - HS hiểu: Sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khâu chuẩn bị và chế biến món ăn 1.2- Kỹ năng : - HS thực hiện được: - Rèn các kỹ năng biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. - HS thực hiện thành thạo: Việc bảo quản và chế biến thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng 1.3-Thái độ : - Thói quen: Giáo dục HS biết được cách bảo quản chất dinh dưỡng. trong chế biến các món ăn hang ngày - Tính cách: GDHS các kĩ năng chế biến và giữ gìn chất dinh dưỡng trong chế biến các món ăn hang ngày ở gia đình phù hợp với các qui trình chế biến. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến 3-CHUẨN BỊ : 3.1- -GV : Tranh vẽ 3-17 trang 81, 3-18, 3-19 trang 82 SGK. Một số rau củ, quả, một số hạt đậu các loại, bắp, gạo. 3.2- -HS : Đậu hạt khô , gạo 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4- 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A2: ; 6A5: ; 6A6: 4- 2/ Kiểm tra miệng : ( 5’) Câu hỏi 1:Em phải làm gì khi phát hiện : a/ Một con ruồi trong bát canh ? b/ Một số con mọt trong túi bột ? ( 5đ ) Đáp án: a, b nên bỏ đi Câu hỏi 2: Nêu 1 số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng? ( 5đ ) Đáp án: -Chọn thực phẩm tươi ngon, không bầm dập, sâu úa, ôi, ươn. -Sử dụng nước sạch rửa kỹ các loại rau, quả ăn sống. -Bảo quản thực phẩm chu đáo. -Không dùng thực phẩm có chất độc. -Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng. -Chế biến làm chín thực phẩm. -Rửa sạch dụng cụ ăn uống, chống ô nhiễm. -Cất giữthực phẩm ở nơi an toàn. Câu 3: Cho biết các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thịt , cá? - Cần rửa sạch rồi cắt, thái - không để ruồi , nhặng đâu vào - Giữ thịt , cá ở nhiệt độ thích hợp 4- 3 Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1:GV giới thiệu bài ( 2’) Chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến nhất là những chất dể tan trong nước . * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến ( 30’ ) MT: nhằm bảo quản chất dinh dưỡng trước khi nấu + Để đảm bảo tốt giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chúng ta cần phải làm gì ? +HS trả lời. _ Cần phải quan tâm bảo quản chu đáo chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn. + Những chất dinh dưỡng nào dể tan trong nước ? Sinh tố C, B, chất khoáng. + Bảo quản chất dinh dưỡng phải tiến hành trong những trường hợp nào ? - HS: Khi chuẩn bị chế biến và trong lúc chế biến thức ăn. + Những thực phẩm nào dể bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến ? * HS: Đó là những chất thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt, ngũ cốc.. * Quan sát hình 3-17 trang 81 SGK +HS quan sát tranh. + Các chất dinh dưỡng nào có trong thịt cá ? Chất đạm ,vitamin A, B, C, chất béo, khoáng, nước. + Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá là gì ? + Đối với loại thực phẩm này, chúng ta cần bảo quản như thế nào để có giá trị sử dụng tốt ? +HS trả lời. * Quan sát hình 3-18 trang 82 SGK. + Kể tên các loại rau, củ, quả thường dùng ? +HS quan sát tranh, trả lời. + Rau củ, quả trước khi chế biến và sử dụng phải qua những động tác gì ? Gọt, rửa, cắt, thái. + Cách rửa, gọt, cắt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng ? (Sinh tố và chất khoáng dể bị tiêu huỷ nếu thực hiện không đúng cách, cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi cắt gọt.) * Quan sát hình 3-19 trang 82 SGK. +HS quan sát hình, trả lời. + Nêu tên các loại đậu hạt, ngủ cốc thường dùng ? + Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng thích hợp. + Đậu hạt khô như thế nào ? + Gạo như thế nào ? +HS trả lời. * GDTĐ: Giáo dục HS biết được cách bảo quản chất dinh dưỡng *** GDMT: Cẩn thận bảo quản chất dinh dưỡng trước khi chế biến , vì chúng rất dễ mất đi chất dinh dưỡng khi nấu , luộc,.... I-Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. 1/ Thịt, cá : -Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái. -Cần quan tâm bảo quản thực phẩm một cách chu đáo để góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. -Không để ruồi, bọ bâu vào. -Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài. 2/ Rau, củ, quả, đậu hạt tươi. -Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo. -Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. 3/ Đậu hạt khô, gạo. + Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ tránh sâu mọt. -Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B. 4-4- Tỏng kết: ( 4’) -GV cho HS đọc phần ghi nhớ. -Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. Đậu hạt khô, gạo bảo quản như thế nào ? -Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt. -Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B. Bài tập 1 trang 84 SGK Sinh tố C, B, phương pháp, chất khoáng. 4- 5/ Hướng dẫn học tậpL 4’) * Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà học thuộc bài. - Làm bài tập 1, 2 trang 84 SGK - Vẽ sơ đồ tư duy * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài tiếp theo. - Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn. -Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. 5- PHỤ LỤC: Tuần : 23Tiết :43 Ngày dạy: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN ( tt ) 1-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS hiểu được. 1.2- Kiến thức : - HS biết: Cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. - HS hiểu: Giá trị của các chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình chế biến 1.2- Kỹ năng : - HS thực hiện được: Ap dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực. - HS thực hiện thành thạo : Việc chế biến và bảo quản chất dinh dưỡng trong thực thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày. 1-3- Thái độ : - Thói quen: Giáo dục HS biết được cách bảo quản thức ăn. *** GDMT: Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K. - Tính cách: GDTKNL & HQ: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi, và hao phí năng lượng 2- NỘI DUNG HỌC TẬP - Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến 3- CHUẨN BỊ : 3.1- gv: Hình vẽ phóng to, đường đun khét ( nước màu ), rau luộc, nước đun sôi. 3.2- HS: Chẩn bị bài, tìm hiểu các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4- 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A2: ; 6A5: ; 6A6: 4- 2/ Kiểm tra miệng : ( 5’) Đậu hạt khô bảo quản như thế nào ? ( 4đ ) -Đậu hạt khô bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt. -Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi bảo quản như thế nào ? ( 5đ ) -Rửa rau thật sạch chỉ nên cắt thái sau khi rửa và không để rau khô héo. -Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến? Để dảm bảo chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Tránh các hiện tượng ngộ độc thực phẩm 4- 3/ Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1:Giáo viên giới thiệu bài mới.( 2’) * Hoạt động 2: tỉm hiểu bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến ( 30’) MT: Nhằm giảm sự mất chất dinh dưỡng trong khi chế biến + Những thực phẩm nào dể bị mất chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến ? + Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn ? + Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ như thế nào ? ( TP sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong nước) +HS trả lời. -Những điều nào cần lưu ý khi chế biến món ăn. + Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước như thế nào ? + Khuấy nhiều khi nấu như thế nào ? + Hâm lại thức ăn nhiều lần như thế nào + Không nên dùng gạo như thế nào ? và vo gạo như thế nào ? ( không nên dung gạo xát quá trắng và vo quá kỹ) + Nấu cơm chắt nước thì như thế nào ? ( sẽ mất nhiều sinh tố B) +HS trả lời. Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dể bị biến chất hoặc tiêu huỹ bởi nhiệt. Do đó cần phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt thích hợp trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao. + Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chin) chất đạm như thế nào ? + Đun nóng nhiều (vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi ) chất béo như thế nào ? + Chất đường khi đun khô đến 180o C như thế nào ? + Chất tinh bột ở nhiệt độ cao như thế nào ? + Khi đun nấu chất khoáng như thế nào +HS trả lời. * GDTD: Giáo dục HS biết được cách bảo quản thức ăn. *** GDMT: Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K. *** GDHS: Thực hiện tốt và nhắc nhở gia đình cần bảo quản tốt chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn ở gia đình *** GDTKNL & HQ: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi II-Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. 1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn ? Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K. *Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn. -Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1 2/ Anh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. a-Chất đạm : Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi b-Chất béo : Sinh tố A sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất. c-Chất đường bột : Sẽ bị biến mất chuyển sang màu nâu có vị đắng chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn. d-Chất khoáng : Một phần chất khoáng sẽ hoà tan vào nước. e-Sinh tố : Trong quá trình chế biến các sinh tố dể bị mất đi 4-4- Tổng kết : ( 4’) -GV cho HS đọc phần ghi nhớ. -Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn ? -Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần. -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1. 4- 5/ Hướng dẫn học tập: ( 4’) * Đối với bài học ở tiết này -Về nhà học thuộc bài, thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập 3, 4 trang 84 SGK. - Đọc phần “ Có thể em chưa biết” - Vẽ sơ đồ tư duy. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: -Chuẩn bị bài mới cá phương pháp chế biến thực phẩm. -Tổ 1 : Chuẩn bị cơm, món luộc. -Tổ 2 : Món kho -Tổ 3 : Món nướng, xôi. 5—PHỤ LỤC Tuần 23;Tiết 44 Ngày dạy: / / 2013 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 1-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài 1-1- Kiến thức : - HS biết: HS nắm được các phương pháp chế biến món luộc, nấu, hấp, kho, để tạo nên món ăn ngon. - HS hiểu: HS hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm. 1-2- Kỹ năng : - HS thực hiện được: Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh. - HS thực hiện thành thạo: Việc lựa chọn và chế biến các món ăn ngon cho gia đình 1-3-Thái độ : - Thói quen: GDHS biết sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người. *** GDTKNL & HQ: Hạn chế sử dụng than , củi vì khói ô nhiễm môi trường. Đặc biệt phải chú ý khi chế biến nhằm tránh sự hao phí chất dinh dưỡng khi chế biến - Tính cách: GDHS tính chu đáo và cẩn thận trong chế biến các món ăn cho gia đình 2- NỘI DUNG HỌC TẬP - Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt 3--CHUẨN BỊ : 3-1- GV: chuẩn bị 1 vài món ăn khong sử dung nhiệt để giới thiệu 3-1- HS: chuẩn bị bài 4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4-1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : 4- 2/ Kiểm tra miệng : (5’) Câu hỏi: Muốn cho lượng sinh tố C trong thực phẩm không bị mất trong quá trình chế biến , cần chú ý điều gì? ( 6đ ) HS: -Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần. Câu hỏi:Em hãy cho biết chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến ? ( 4đ ) -Sinh tố và chất khoáng Câu hỏi: Để thức ăn được ngon hơn ta có những PP chế biến nao? 4-3- Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài. ( 2’) Tại sao ta phải chế biến thực phẩm? * Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt ( 30’ ) MT: Biết luộc, nấu , kho, hấp , nướng + Tại sao phải chế biến thực phẩm ? (để tạo nên những món ăn thơm ngon, chín mềm, dể tiêu hoá, hợp khẩu vị.) -Để thay đổi hương vị và trạng thái cả thực phẩm. -Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn. -Để dự trử thức ăn dùng lâu. + Bữa cơm hàng ngày của gia đình em thường dùng những ăn món gì ? +HS trả lời. * GV ghi lên bảng. * Thực phẩm sử dụng hàng ngày được chế biến bằng nhiều phương pháp. + Nhiệt có công dụng gì trong chế biến thức ăn ? +HS trả lời. * Nhiệt làm cho thực phẩm chín mềm, dể hấp thu và thơm ngon hơn nhưng đồng thời một phần dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến nhất là sinh tố. + Hãy kể những phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt ? +HS trả lời. + Em hãy kể tên những món ăn thực phẩm được làm chín trong nước. (Luộc, nấu, kho.) + Em hãy kể tên một vài món luộc thường dùng ? * GV cho HS xem một dĩa rau luộc, hình 3-20 trang 85 SGK. +HS quan sát, nhận xét. + Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường như thế nào ? * Tuỳ theo yêu cầu của món ăn có thể cho thực phẩm vào luộc lúc nước lạnh. Ví dụ : Trứng, ốc, hến, trai. . . nước ấm nguyên liệu động vật, nước sôi nguyên liệu thực vật. + Mô tả về trạng thái, màu sắc, hương vị của một số món luộc thường dùng ? + Nêu quy trình thực hiện món luộc ? +HS trả lời. + Cho ví dụ một số món lụôc lấy nước làm canh. Rau muống, bắp cải thịt. +HS cho ví dụ. + Nước luộc như thế nào ? + Thực phẩm động vật như thế nào ? + Nấu là gì ? +HS trả lời. + Trong các bữa ăn hàng ngày, món nào được gọi là món nấu. + Gọi HS đọc quy trình thực hiện SGK và yêu cầu kt. +HS đọc SGK + Trước khi nấu nguyên liệu thực phẩm làm như thế nào ? Làm sạch, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị có thể rán sơ qua cho ngấm gia vị và giữ độ ngọt khi nấu. -Khi nấu nguyên liệu nào nấu trước, (động vật, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng. Trình bày theo đặc trưng của từng món) -Thực phẩm như thế nào ? (Chín mềm, không dai, không nát.) -Hương vị thơm ngon đậm đà -Màu sắc hấp dẫn + Kho là làm như thế nào ? + Món kho có vị gì ? +HS trả lời. + Em hãy kể tên một vài món kho mà em biết ? * Gọi HS đọc quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật trong sách giáo khoa. + Trước khi kho các nguyên liệu thực phẩm ta làm như thế nào ?( Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị). + Nấu thực phẩm với lượng nước như thế nào ? ( Ít, có vị đậm.) +HS trả lời. + Thường sử dụng nguyên liệu nào để kho (động vật: mặn, thực vật: chay.) -Trình bày theo đặc trưng của món + Thực phẩm như thế nào ? ( Mềm, nhừ, không nát, ít nước hơi sánh -Thơm ngon, vị mặn.) + Màu như thế nào ? ( Vàng nâu) +Cho HS xem hình 3-21 trang 87 SGK. +HS quan sát hình, trả lời. + Hấp là làm như thế nào ? + Kể tên và mô tả một số món hấp thường dùng. GV ghi lên bảng Gọi HS đọc trong SGK. +HS đọc SGK. -Làm sạch nguyên liệu thực phẩm -Sơ chế tùy yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp. -Hấp chín thực phẩm. -Trình bày đẹp sáng tạo. -Thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hoặc rất ít nước. -Hương vị thơm ngon -Màu sắc đặc trưng. Sau khi học xong bài này các em hãy về làm thử một món mà em thích. *** GDTKNL & HQ: Hạn chế sử dụng than , củi vì khói ô nhiễm môi trường. Đặc biệt phải chú ý khi chế biến nhằm tránh sự hao phí chất dinh dưỡng khi chế biến I-Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt 1/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước : a-Luộc : Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. * Quy trình thực hiện : -Làm sạch nguyên liệu thực phẩm. -Luộc chín thực phẩm -Bày món ăn vào dĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp. * Yêu cầu kỹ thuật -Nước luộc trong -Thực phẩm động vật mềm, không nhừ -Thực phẩm thực vật : Rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở. b-Nấu : Là phối hợp nhiều nguyên liệu động vật và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước. * Quy trình thực hiện : SGK * Yêu cầu kỹ thuật Xem SGK trang 86 c-Kho : Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị măn đậm đà. * Quy trình thực hiện * Yêu cầu kỹ thuật 2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước a-Hấp ( đồ ) : Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. * Quy trình thực hiện. * Yêu cầu kỹ thuật Xem trang 87 SGK 4-4/ Tổng kết: ( 4’) _ Cho biết sự khác nhau giữa nấu và luộc. Nấu có nêm mắm muối và gia vị. _ Món luộc là làm như thế nào ? Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. _ Hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. -Luộc -Nấu. -Kho. 4- 5/ Hướng dẫn học tập: ( 4’) * Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà học bài. - Làm bài tập 1 trang 91 SGK - Vẽ sơ đồ tư duy. - Về nhà tập nấu 1 món ăn cho gia đình như đã học ( tùy thích) * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài tiếp theo ( Phần II ) - Món nướng, món rán, món rang, món xào. - Chuẩn bị các nguyên vật liệu cho các món nêu trên. 5- PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_41_bai_16_ve_sinh_an_toan_thuc.doc