Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 49+50, Bài 20: Thực hành trộn hỗn hợp nộm rau muống

A. Mục tiêu.

1.Kiến thức:

 - Biết chế biến món ăn trộn hỗn hợp rau muống (xu hào) đúng theo quy trình tại lớp

2. Kĩ năng:

 - Chế biến được món ăn tại gia đình, hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của thực phẩm

3. Thái độ:

 - Giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm

B. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: khay nhựa to.

2. Học sinh: 1 bó rau muống , 100g thịt nạc, hành khô, giấm, đường, muối, tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, chanh, nước mắm, tỏi, lạc, dao, thớt, đũa.

C. Tổ chức giờ học

* Khởi động ( 7 phút).

1.Kiểm tra đầu giờ.

H: trình bày quy trình, yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến món trộn hỗn hợp.

2.Giới thiệu bài:

Trộn hỗn hợp là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác nhau, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Trong bài thực hành chúng ta cùng thực hiện món trộn hỗn hợp rau muống tại lớp và về nhà các em sẽ tự thực hiện theo quy trình để giới thiệu với mọi người trong gia đình món ăn này cùng thưởng thức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 49+50, Bài 20: Thực hành trộn hỗn hợp nộm rau muống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:02.03.10 Ngày giảng: 03.03.10(6a). 05.03.10(6b). Tiết 49. 50 - Bài 20: Thực hành: Trộn hỗn hợp nộm rau muống A. Mục tiêu. 1.Kiến thức: - Biết chế biến món ăn trộn hỗn hợp rau muống (xu hào) đúng theo quy trình tại lớp 2. Kĩ năng: - Chế biến được món ăn tại gia đình, hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng của thực phẩm 3. Thái độ: - Giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm B. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: khay nhựa to. 2. Học sinh: 1 bó rau muống , 100g thịt nạc, hành khô, giấm, đường, muối, tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, chanh, nước mắm, tỏi, lạc, dao, thớt, đũa. C. Tổ chức giờ học * Khởi động ( 7 phút). 1.Kiểm tra đầu giờ. H: trình bày quy trình, yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến món trộn hỗn hợp. 2.Giới thiệu bài: Trộn hỗn hợp là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác nhau, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Trong bài thực hành chúng ta cùng thực hiện món trộn hỗn hợp rau muống tại lớp và về nhà các em sẽ tự thực hiện theo quy trình để giới thiệu với mọi người trong gia đình món ăn này cùng thưởng thức. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn mở đầu. (28 phút). - Mục tiêu: Hướng dẫn HS quy trình thực hiện - Đồ dùng: khay nhựa to. - GV: nhắc lại quy trình và yêu cầu kĩ thuật của món cần đạt. Yêu cầu HS các nhóm kiểm tra nguyên liệu chuẩn bị và báo cáo cho GV. GV tích hợp môi trường: hướng dẫn HS lựa chọn và giữ thực phẩm an toàn, sử dụng nguyên liệu hợp lí và bảo quản chất dinh dưỡng khi sơ chế, dùng nước sạch để chuẩn bị và chế biến món ăn. - HS: lắng nghe quy trình và yêu cầu kĩ thuật. Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên và báo cáo với GV. - GV: giới thiệu nguyên liệu và thao tác chuẩn bị, chế biến, trình bày món ăn. Hướng dẫn HS pha nước trộn lộm như SGK. - HS: lắng nghe và quan sát thao tác của GV. - GV: cho HS quan sát và nếm thử sản phẩm - GV tích hợp môi trường: Rửa tay sạch và dùng găng tay khi cắt thái nguyên liệu ăn sống hoặc khi trộn hỗn hợp, vệ sinh nơi chế biến và bỏ rác nơi quy định - HS: lắng nghe và ghi nhớ trong quá trình thực hiện. HĐ2: Huớng dẫn thường xuyên. (35 phút) - Mục tiêu: chế biến được món trộn hỗn hợp raumuống - Đồ dùng: khay nhựa to - GV: chia nhóm, phân bố thực phẩm cho các nhóm cho phù hợp và nhóm trưởng nhận khay to. Yêu cầu HS thực hiện theo quy trình đã hướng dẫn. - HS: thực hiện nhóm theo quy trình - GV: quan sát HS thực hành và uốn nắn, hướng dẫn thao tác còn sai sót. HĐ3: Hướng dẫn kết thúc. ( 15 phút) - Mục tiêu: đánh giá kết quả và thu dọn vệ sinh. - Đồ dùng: - GV: yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu và vệ sinh khu vực thực hành. - HS: thu dọn dụng cụ, vệ sinh. - GV: cho HS đại diện nhóm thử sản phẩm và đánh giá chéo sản phẩm, thái độ thực hiện quy trình quy trình. - HS: đánh giá chéo theo yêu cầu của GV. - GV: nhận xét quá trình thực hành và thử sản phẩm, đánh giá nhận xét rút kinh nghiệm và chấm điểm I. Nguyên liệu (SGK- Tr 92) II. Quy trình thực hiện * Giai đoạn 1: chuẩn bị (SGK) * Giai đoạn 2: Chế biến (SGK) * Giai đoạn 3: Trình bày (SGK) III.Đánh giá. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GVH: quy trình và yêu cầu kĩ thuật của món trộn hỗn hợp rau muống? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà vận dụng quy trình chế biến món trộn hỗn hợp rau muống tại gia đình. - 5 HS một nhóm chuẩn bị: rau muống, hành khô, đường, dầu ăn, 2 củ cà rột, cà chua chín, giấm, muối, tiêu, rau thơm, ớt. tỏi phi vàng, xà lách, hành tây, dầu ăn, lạc, chanh. Dao, thớt, bát, đũa. Bảng tiêu chí đánh giá nội dung bài thực hành. Nội dung Thang điểm Điểm thực 1. Chuẩn bị: 1 bó rau muống , 100g thịt nạc, hành khô, giấm, đường, muối, tiêu, dầu ăn, rau thơm, ớt, chanh, nước mắm, tỏi, lạc, dao, thớt, đũa. 2 2. Thực hiện đúng quy trình: * Giai đoạn 1: chuẩn bị (SGK) * Giai đoạn 2: Chế biến (SGK) * Giai đoạn 3: Trình bày (SGK) 3 3. Yêu cầu sản phẩm: - Y/c 1: rau muống giòn, ráo nước. - Y/c 2: vừa ăn, đủ vị chua, ngọt, cay, mặn. - Y/c 3: trình bày sáng tạo. 3 4. Thái độ: nghiêm túc, tích cực, giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến thực phẩm 2 5. Tổng điểm. 10

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_4950_bai_20_thuc_hanh_tron_hon.doc