I. Mục tiêu: Sau khi học bài xong, học sinh:
Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý.
Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
Hiểu được tính hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá để tổ chức hoặc đề xuất được bữa ăn ngon, bổ, ít tốn kém và không lãng phí.
II. Chuẩn bị:HS xem bài 21 , quan sát 1 số hình ảnh về bữa ăn hợp lý.
Đồ dùng: Thực đơn về các bữa ăn trong ngày(có thể bằng hình ảnh).
Các biểu đồ phân bố hoặc gợi ý thực đơn theo tuần hoặc theo ngày.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Thế nào là bữa ăn hợp lý?
2. Các em có thể phân biệt được như thế nào là bữa ăn chính, bữa ăn phụ trong ngày?
Tại sao phải ăn nhiều bữa trong ngày? HS trả lời câu hỏi
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 52: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày 01 / 03 / 2009
Tiết 52 TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH. (tt)
Mục tiêu: Sau khi học bài xong, học sinh:
Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý.
Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
Hiểu được tính hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá để tổ chức hoặc đề xuất được bữa ăn ngon, bổ, ít tốn kém và không lãng phí.
Chuẩn bị:HS xem bài 21 , quan sát 1 số hình ảnh về bữa ăn hợp lý.
Đồ dùng: Thực đơn về các bữa ăn trong ngày(có thể bằng hình ảnh).
Các biểu đồ phân bố hoặc gợi ý thực đơn theo tuần hoặc theo ngày.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thế nào là bữa ăn hợp lý?
Các em có thể phân biệt được như thế nào là bữa ăn chính, bữa ăn phụ trong ngày?
Tại sao phải ăn nhiều bữa trong ngày?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2:
III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý:
Ta tìm hiểu như thế nào là bữa ăn hợp lý, hôm nay ta giải thích tại sao đó là bữa ăn hợp lý?
Em cho biết nhu cầu dinh dưỡng của mỗi thành viên trong gia đình như thế nào? (giống hay khác nhau)
Để chuẩn bị cho việc chọn mua thực phẩm thích hợp cần tuỳ thuộc vào lứa tuổi,giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người đòi hỏi về nhu cầu dinh dưỡng.
Cho Hs nhắc lại kiến thức dinh dưỡng đã học về nhu cầu ăn uống của từng đối tượng.
Em có nhận xét gì nếu cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của từng thành viên trong gia đình trong bữa ăn.
Điều kiện tài chính của mỗi gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lựa chọn thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong bữa ăn (số lượng và chất lượng)tuy nhiên để mua đủ thức ăn cần thiết với số tiền hiện có khi đi chợ phải cân nhắc kỹ càng như:
Thế nào là sự cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?
GV bổ sung: Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp bữa ăn hoàn chỉnh.
Hãy chọn ví dụ một thực đơn về sự cân bằng chất dinh dưỡng? Loại thực phẩm em chọn loại nhóm dinh dưỡng nào?
Trong cuộc sống con người, số lượng thức phẩm được tiêu thụ là rất lớn với nhiều chủng loại khác nhau ở các nhóm dinh dưỡng khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ con người đòi hỏi khác nhau nên không thể duy trì ăn thường xuyên 1 loại thực phẩm.
Tại sao phải thay đổi món ăn?
Làm thế nào để thay đổi được món ăn trong thực đơn bữa ăn?
Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng.
Trong bữa ăn không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến với món chính đã có.
Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm hấp dẫn
Nhu cầu của các thành viên trong gia đình:
Trong mỗi gia đình, thường gồm nhiều thành viên như:
Người lớn: người già, người đang làm việc, phụ nữ có thai.
Trẻ em: ở nhiều độ tuổi khác nhau.
HS trả lời : Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể.
Người lớn đang làm việc, đặc biệt lao động chân tay, cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.
Phụ nữ có thai cần ăn những thực phẩm giàu chất đạm, chất canxi, sắt.
Điều kiện tài chính:
Lựa chọn loại thực phẩm đáp ứng cho các thành viên trong gia đình.
Lựa chọn loại thực phẩm mới, tươi, ngon và phổ thông.
Lựa chọn loại thực phẩm không trùng về nhóm dinh dưỡng chính.
Sự cân bằng chất dinh dưỡng:
HS tái hiện kiến thức dinh dưỡng để trả lời.
Phải có đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng để kết hợp bữa ăn hoàn chỉnh:
Nhóm giàu chất đạm.
Nhóm giàu chất đường bột.
Nhóm giàu chất béo.
Nhóm giàu chất vỉtamin và chất khoáng.
Sự thay đổi món ăn: để tránh nhàm chán hay thích ăn hơn, ăn ngon hơn, dễ ăn hơn.Còn có tác dụng thường xuyên, bổ sung, cân bằng chất dinh dưỡng cần thiết mà 1 loại thực phẩm không thể cung cấp.
Có nhiều hình thức để thay đổi như:
Thay đổi loại thực phẩm để chế biến
Phối hợp các loại thực phẩm để làm 1 món ăn.
Thay đổi cách chế biến món ăn.
Đổi cách trình bày hình thức món ăn.
Phối hợp các loại món ăn trong 1 thực đơn hợp
Hoạt động 3:
Củng cố:
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi thành viên trong gia đình như thế nào?
Thế nào là sự cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?
Tại sao phải thay đổi món ăn?
Làm thế nào để thay đổi được món ăn trong thực đơn bữa ăn?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 4:
Dặn dò:
HS đọc phần ghi nhớ.
Ôn từ bài 15 đến 21 trừ 2 bài 19 và 20 để ôn tập.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_52_to_chuc_bua_an_hop_ly_trong.doc