I: MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải
1/ Kiến thức: Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn
2/ Kĩ năng: Ăn uống hợp lý chế biến món ăn đơn giản thường dùng trong gia đình
3/ Thái độ: Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong mọi công việc gia đình
4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm,
II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu thực đơn.
1/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà, sưu tầm một số mẫu thực đơn
III: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/ Ổn định lớp: - Kiểm diện sĩ số và vệ sinh lớp học
6A1: 6A2: 6A3:
6A4: 6A5: 6A6:
2/ Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí?
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài: Để việc thực hiện bữa ăn được tiến hành tốt đẹp, cần bố trí sắp xếp công việc cho hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định.
- Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần phải làm những công việc gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 54, Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 1) - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn: 15/03/2013
Tiết: 54 Ngày dạy: 20/03/2013
BÀI 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN(TIẾT 1)
I: MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải
1/ Kiến thức: Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn
2/ Kĩ năng: Ăn uống hợp lý chế biến món ăn đơn giản thường dùng trong gia đình
3/ Thái độ: Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong mọi công việc gia đình
4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm,
II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu thực đơn.
1/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà, sưu tầm một số mẫu thực đơn
III: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/ Ổn định lớp: - Kiểm diện sĩ số và vệ sinh lớp học
6A1:6A2: 6A3:
6A4:6A5: 6A6:
2/ Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí?
3/ Bài mới
a. Giới thiệu bài: Để việc thực hiện bữa ăn được tiến hành tốt đẹp, cần bố trí sắp xếp công việc cho hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định.
- Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần phải làm những công việc gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay
b. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực đơn là gì?
- Muốn tổ chức một bữa ăn gồm những công việc gì?
- Cho HS quan sát mẫu thực đơn đã được phóng to trên giấy bìa cứng.
- Các món ăn ghi trong thực đơn có cần phải bố trí sắp xếp hợp lý không ?
- Vậy thực đơn là gì?
- Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán và thể hiệợc dồi dào phong phú về thực phẩm.
- Có thực đơn công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành như thế nào?
* Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cần phải
- Xây dựng thực đơn
- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
- Chế biến món ăn
- Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn
- QS mẫu thực đơn
- Cần quan tâm sắp xếp theo trình tự nhất định:
Món nào ăn trước, món nào ăn sau, món nào ăn kèm với món nào
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa riệc cỗ hay trong bữa ăn thường ngày
- HS chú ý nghe giảng
- Có thực đơn công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
I- Xây dựng thực đơn :
1. Thực đơn là gì?
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày
Hoạt động 2:Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng thực đơn
- Mỗi ngày em ăn mấy bữa?
- Bữa cơm thường ngày có mấy món?
- Bữa ăn thường ngày gồm những món gì?
- Bữa liên hoan, chiêu đãi thường gồm những món gì?
- Cơ cấu thực đơn như thế nào?
- Nên thay đổi nhiều loại thức ăn trong cùng một nhóm cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
- 3 bữa
- 3 – 4 món: canh, kho, xào, món tráng miệng.
Gồm canh, măn, xào hoặc luộc và ăn với nước chấm .
- Gồm các món như canh (xúp) rau củ quả tươi, xào, rán, mặn, tráng miệng.
Món khai vị (xúp)
An sau khai vị (xào)
Món chính
Ăn thêm tráng miệng, đồ uống.
- Chú ý lắng nghe
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
- Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
4/ Củng cố – đánh giá:
Thực đơn là gì?
Nguyên tắc xây dựng thực đơn?
5/ Nhận xét – Dặn dò: Về nhà học bài. Chuẩn bị trước phần II.
IV: RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_54_bai_22_quy_trinh_to_chuc_bua.doc