I. Mục tiêu: Sau khi học bài xong, học sinh:
Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
Biết sắp xếp công việc hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định như:cách chế biến món ăn, trình bày bàn ăn, phục vụ và thu dọn trước, trong và sau khi ăn.
Rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
II. Chuẩn bị: 1 số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn tự phục vụ.
1 số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn có người phục vụ.
1 số hình ảnh về các món ăn có trang trí
Đồ dùng: Mẫu thực đơn về các bữa ăn hằng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ(có thể bằng hình ảnh)
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 56: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày 18 / 03 / 2009
Tiết 56 QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN (t.t)
Mục tiêu: Sau khi học bài xong, học sinh:
Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
Biết sắp xếp công việc hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định như:cách chế biến món ăn, trình bày bàn ăn, phục vụ và thu dọn trước, trong và sau khi ăn.
Rèn luyện kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình.
Chuẩn bị: 1 số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn tự phục vụ.
1 số hình ảnh về các món ăn của bữa ăn có người phục vụ.
1 số hình ảnh về các món ăn có trang trí
Đồ dùng: Mẫu thực đơn về các bữa ăn hằng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ(có thể bằng hình ảnh)
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và HS ghi bài
Vậy theo em thực đơn là gì?
Nguyên tắc xây dựng thực đơn?
Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2:
II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn:
Qua tiết trước, ta thấy được thực đơn là gì và ý nghĩa của việc xây dựng thực đơn. Xây dựng thực đơn là công việc lập kế hoạch phân bố và chỉ định những việc phải làm tiếp theo trong đó việc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn là khâu quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của thực đơn.
Ta căn cứ vào đâu để chọn thực phẩm cho thực đơn? ( món ăn có trong thực đơn, để biết phải mua loại thực phẩm nào)
Khi mua thực phẩm cần chú ý đến điểm nào?(Loại thực phẩm định mua, số lượng thực phẩm định mua)
Ta nên mua thực phẩm như thế nào cho bữa ăn?(Chọn thực phẩm chất lượng tốt như: rau, củ, quả phải tươi, tốt, không dập nát. Thịt, tôm, cá phải tươi, ngon, giữ được màu sắc đặc trưng.)
Mua bao nhiêu thực phẩm cho thực đơn?
Sẽ tổ chức bữa tiệc, liên hoan theo hình thức nào?(Tự phục vụ hay có người phục vụ)
Thành phần của những người tham dự ra sao? Bao nhiêu người ?(Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp.v.v)
Thời gian như thế nào?(Giữa trưa, buổi trưa, chiều hay tối)
Sẽ chọn loại thực đơn nào phù hợp với sở thích và điều kiện tài chính?
Dựa vào món ăn để chọn thực phẩm.
Cần chú ý:
Loại thực phẩm định mua.
Số lượng thực phẩm định mua.
Thịt, tôm, cá: phải có mùi đặc trưng, mới chế biến, không ôi thiu, bảo quản đúng qui cách.
Rau, củ, quả chế biến sẵn(nộm, dưa ) giữ được màu sắc, tươi, thơm, không bị nấm, biến dạng, lên men bảo quản không bị vi khuẩn xâm nhập.
Các loại thực phẩm được làm khô(phơi, sấy, tẩmcũng cần lưu ý đến chất lượng rắn chắc, thơm, không ẩm mốc )
Các loại thực phẩm đóng hộp nên chọn hộp không bị bẹp, méo, rạn nứt, và có thời hạn sử dụng, xuất xứ rõ ràng.
Căn cứ vào số người ăn để tính toán số lượng thực phẩm cần có.
1/ Đối với thực đơn thường ngày:
Nên chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày :
Khi chuẩn bị thực đơn thường ngày cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, công việc sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng và định lượng khẩu phần ăn trong ngày:
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn.
Đặc điểm của những người trong gia đình.
Ngân quỹ gia đình.
2/Đối với thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi:
Gồm nhiều loại món ăn theo trình tự cấu trúc của thực đơn.
Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có, kết hợp với tính chất của bữa ăn mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, cân đối với số người dự. Không nên quá cầu kỳ, tiêu xài hoang phí cho các bữa tiệc để thiếu hụt ngân sách gia đình.
Hoạt động 3:
Củng cố:
Chọn thực phẩm cho thực đơn thế nào?
Mua thực phẩm như thế nào cho bữa ăn?
Chọn loại thực đơn nào phù hợp với hoàn cảnh ?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 4:
Dặn dò:
Yêu cầu HS liên hệ những kiến thức đã học để biết cách lựa chọn thực phẩm.
HS chuẩn bị phần III: Chế biến món ăn.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_56_quy_trinh_to_chuc_bua_an_tie.doc