1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
Thông qua bài thực hành, HS biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày.
b.Kĩ năng:
Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
c.Thái độ:
Có ý thực chăm lo cho gia đình.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Danh sách các món ăn thường ngày cho gia đình.Bảng phụ ghi thực đơn.
b.HS: Tìm hiểu trước nội dung xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày.
3.Phương pháp dạy học:
Vấn đáp – trực quan – hợp tác nhóm.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 57, Bài 23: Thực hành xây dựng thực đơn (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Tiết: 57
Ngày dạy:
THỰC HÀNH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
Thông qua bài thực hành, HS biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày.
b.Kĩ năng:
Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
c.Thái độ:
Có ý thực chăm lo cho gia đình.
2. Chuẩn bị:
a.GV: Danh sách các món ăn thường ngày cho gia đình.Bảng phụ ghi thực đơn.
b.HS: Tìm hiểu trước nội dung xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày.
3.Phương pháp dạy học:
Vấn đáp – trực quan – hợp tác nhóm.
4.Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:KTSSHS
4.2 Kiểm tra bài cũ:Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải làm gì? (5đ)
Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn.(5đ)
Trả lời:*Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần:
-Xây dựng thực đơn.
-Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
-Chế biến món ăn.
-Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn.
*Những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn:
-Có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
-Đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn.
-Đảm bảo dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế.
4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Qua hai bài học trước các em đã biết tổ chức bữa ăn trong gia đình như thế nào là hợp lí và qui trình tổ chức bữa ăn trong gia đình như thế nào là phù hợp, hợp lí từ bữa ăn đơn giản hàng ngày đến bữa cỗ hay bữa liên hoan. Từ vốn kiến thực đó hôm nay cô giúp các em vận dụng vào việc xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày của gia đình em.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày:
-Hỏi: Em cho biết thực đơn là gì?
+Là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày.
-Hỏi: Em cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn thường ngày cho gia đình?
-Có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
-Đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn.
-Đảm bảo dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế.
HS quan sát hinh 3.26 SGK danh mục món ăn thường ngày và bảng cơ cấu thực đơn hợp lí của bữa ăn thường ngày.
-Hỏi: Ở gia đình em thường dùng những món ăn gì trong ngày?
Em hãy nhận xét về thành phần và số lượng món ăn của bữa cơm gia đình.
-GV lắng nghe HS trả lời và ghi lên bảng.
GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng, số lượng:
+Trong bữa cơm thường ngày ở gia đình khi xây dựng thực đơn nên chọn những món ăn thuộc loại chế biến nhanh, thực đơn đơn giản, số lượng món vừa phải, từ 3 –4 món.
+Các món ăn: có 3 món chính: món canh, món mặn và món xào. Thêm vào đó có 1 – 2 món phụ ăn kèm.
Ví dụ bữa cơm gia đình mùa hè.
-Món chính:
1-Canh cua nấu rau mồng tơi, mướp.
2-Đậu rán tẩm hành hoa.
3-Thịt kho tàu.
-Món phụ:
1-Cà muối ăn với canh cua nấu rau.
2-Dưa cải muối ăn cùng thịt kho hoặc trộn dưa chuột.
Hoạt động 2: Thực hành cá nhân:
GV nêu yêu cầu:
-Phần thời gian còn lại của tiết học (Khoảng 20 phút) cá nhân mỗi em tự xây dựng một thực đơn cho bữa ăn thường ngày ở gia đình em.
I.Thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày:
1.Số món ăn:
Có từ 3 –4 món thuộc loại chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản.
2.Các món ăn:
-3 món chính: canh, mặn, xào.
-1 hoặc 2 món phụ nếu có: rau củ tươi hoặc trộn; dưa chua kèm nước chấm.
3.Yêu cầu:
Mỗi HS lập thực đơn dùng cho gia đình trong một ngày.
4.4 Củng cố và luyện tập:
- GV thu bài tập, nhận xét chung và chọn một vài bài tiêu biểu nhận xét, rút kinh nghiệm mặt nào nên và chưa nên.
-GV có thể cho điểm ngay một số bài đã nhận xét, số bài còn lại mang về nhà chấm.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Về nhà HS xem lại nội dung xây dựng thực đơn cho bữa liên hoan, bữa cỗ, chuẩn bị cho bài thực hành tuần sau.
5.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_57_bai_23_thuc_hanh_xay_dung_th.doc