I- MỤC TIÊU:
+ Kiến thức: thông qua bài thực hành HS:
Xây dựng được thực đơn dùng cho các bữa liên hoan hay bữa cỗ.
+ Kĩ năng: có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
+ Thái độ: có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ anh chị trong mọi công việc của gia đình.
II- CHUẨN BỊ:
Gv: giáo án, danh sách các món ăn bữa liên hoan, bữa cỗ.
Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn, bữa liên hoan, bữa cỗ.
HS: vở ghi +sgk
Danh sách món ăn bữa liên hoan , bữa cỗ HS đã được ăn.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 58: Thực hành xây dựng thực đơn (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày
Tiết 58- THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN(tt)
I- MỤC TIÊU:
+ Kiến thức: thông qua bài thực hành HS:
Xây dựng được thực đơn dùng cho các bữa liên hoan hay bữa cỗ.
+ Kĩ năng: có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.
+ Thái độ: có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ anh chị trong mọi công việc của gia đình.
II- CHUẨN BỊ:
Gv: giáo án, danh sách các món ăn bữa liên hoan, bữa cỗ.
Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn, bữa liên hoan, bữa cỗ.
HS: vở ghi +sgk
Danh sách món ăn bữa liên hoan , bữa cỗ HS đã được ăn.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TL
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC
HS nhắc lại thực đơn là gì?
- Khi xây dựng thực đơn phải bảo đảm nguyên tắc gì?
HĐ1. Tổ chức thực hành
- GV cho HS xem hình 3.27 sgk danh mục các món ăn liên hoan, ăn cỗ và bảng cơ cấu thực đơn hợp lý dùng cho bữa ăn liên hoan.
- Em hãy nhớ lại bữa cỗ, bữa tiệc gia đình đã tổ chức hoặc em được dự, nêu nhận xét về thành phần, số lượng món ăn?
- Hãy so sánh bữa cỗ (hoặc bữa liên hoan ) với các bữa ăn thường ngày, em có nhận xét gì?
- Gv hướng dẫn, giải thích cách thực hiện và thầy trò cùng thực hiện mẫu để rút kinh nghiệm.
HĐ2: Xây dựng thực đơn
Nhận xét đánh giá
HĐ3. Tổng kết bài thực hành
- GV có ý kiến nhận xét chung.
Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày.
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp t/c bữa ăn.
+ Thành phần: gồm nhiều người
+số lượng: có nhiều món ăn.
+Bữa cỗ hoặc liên hoan có nhiều món hơn và đông khách hơn.
- HS chọn món ăn thuộc các thể loại vừa nêu trên (mỗi loại 1 món) để tạo thành thực đơn.
- Mỗi tổ tập trung trao đổi, thảo luận, tìm món ăn thích hợp để xây dựng thực đơn dùng cho bữa liên hoan hay bữa cỗ.
- Đại diện mỗi tổ trình bày thực đơn của mình để cả lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm bài thực hành.
II- Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan hay bữa cỗ
1. Số món ăn:
+ Có 4 –5 món trở lên.
+ Tuỳ theo điều kiện vật chất, tài chính, thực đơn có thể tăng tăng cường lượng và chất.
2. Các món ăn
- Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống.
4. dặn dò:
Về nhà HS tiếp tục tự lập thực đơn cho gia đình dùng cho bữa tiệc liên hoan hay bữa cỗ.
Chuẩn bị cho thực hành “ Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau củ, quả”
Mỗi em đem củ hành có lá và quả ớt, kéo, dao
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_58_thuc_hanh_xay_dung_thuc_don.doc