I- MỤC TIÊU
Sau khi học xong, HS:
- Biết sự khác nhau về mức tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam.
- Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.
- Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu.
II- CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh trong SGK.
- Hình minh hoạ đầu SGK.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 64, Bài 26: Chi tiêu trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày 27/04/06
Tiết 64 CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
I- MỤC TIÊU
Sau khi học xong, HS:
Biết sự khác nhau về mức tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam.
Các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.
Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình và có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu.
II- CHUẨN BỊ
Tranh ảnh trong SGK.
Hình minh hoạ đầu SGK.
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC
5
HĐ1: KTBC
- Chi tiêu trong gia đình là gì?
- Em hãy kể tên các khảon chi tiêu của gia đình?
Vào bài:như SGK.
-2HS lên trả lời câu hỏi.
15
HĐ2: Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam
- Nhắc lại hình thức thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn?
GV dẫn dắt: sự khác nhau về hình thức thu nhập đó sẽ có ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình.
- Vậy theo em mức chi tiêu của gia đình thành phố có gì khác so với mức chi tiêu của gia đình nông thôn?
-GV: đánh dấu x vào các cột ở bảng 5 ( trang 129 SGK)
- Nhìn vào bảng chi tiêu của các loại hộ gia đình em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các loại hộ gia đình nông thôn, thành thị?
-GV chốt lại :
+Gia đình nông thôn: sx ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng.
+Gia đình thành thị: thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả
-Cá nhân HS trả lời .
- HS: trả lời theo nhận thức cá nhân.
III- CHI TIÊU CỦA CÁC LOẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
+Gia đình nông thôn: sx ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng.
+Gia đình thành thị: thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả.
20
HĐ3: cân đối thu chi trong gia đình
GV: cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu để có thể dành một phần tích luỹ cho gia đình.
- GV: có thể thấy phần tích luỹ trong mỗi gia đình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn có tích luỹ chúng ta phải biết cách cân đối thu, chi mà trước hết là phải biết chi tiêu một cách hợp lý.
+Gọi HS đọc 4 ví dụ trong SGK.
-Em hãy cho biết chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lý chưa? Như thế nào gọi là chi tiêu hợp lý?
GV: việc chi tiêu hợp lý để có phần tích luỹ không có nghĩa là hà tiện quá mức để ảnh hưởng tới sức khoẻ và các vấn đề khác trong sinh hoạt hàng ngày..
- Nếu chi tiêu không hợp lý thiếu phần tích luỹ thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ với thực tế chi tiêu ở gia đình em?
GV: Chi tiêu hợp lý là mức chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập của gia đình và có tích luỹ song làm thế nào để chi tiêu được hợp lý?
- GV gợi ý: chi tiêu theo kế hoạch là lập phương án chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu:
+Những chi tiêu thiết yếu (ăn, mặc, ở..)
+Những chi tiêu định kì ( điện, nước, học phí)
+Những chi tiêu đột xuất ( hiếu,hỉ.)
Muốn thế phải xác định trước mức chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập của gia đình.
Cho HS quan sát hình 4.3 tr.132 SGK.
- Em quyết định mua hàng khi nào trong 3 trường hợp: rất cần, cần, chưa cần?
GV gợi ý để HS thảo luận:
+Mua hàng khi nào?
+mua hàng loại nào?
+mua hàng ở đâu?
- Theo em phải làm như thế nào để mỗi gia đình có phần tích luỹ?
- Bản thân em đã làm gì để góp phần tiết kiệm chi tiêu cho gia đình?
-GV mở rộng: để có tích luỹ thường có 2 hình thức:
+ tiết kiệm chi tiêu
+tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
- Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về lợi ích của tiết kiệm?
- Vậy để cân đối được thu chi trong gia đình chúng ta phải làm gì?
-HS: dành cho những nhu cầu đột xuất: ốm đau, thăm viếng, cưới hỏi.
- Chi tiêu hợp lý là phải:
+ Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình
+ có phần tích luỹ.
- HS trả lời theo nhận thức của bản thân.
-HS lắng nghe để hiểu thế nào là chi tiêu theo kế hoạch.
-HS trả lời theo sự hiểu biết của cá nhân.
-HS:+tiết kiệm chi tiêu hàng ngày.
+các thành viên trong gia đình đều phải có ý thức tiết kiệm chi tiêu.
-HS: tự liên hệ bản thân để trả lời.
- HS: tự tìm các câu tục ngữ, thành ngữ (ví dụ: năng nhặt chặt bị)
- Vận dụng những kiến thức vừa học để trình bày.
IV- CÂN ĐỐI THU CHI TRONG GIA ĐÌNH
1- Chi tiêu hợp lý.
+ Thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình
+ có phần tích luỹ.
2- Biện pháp cân đối thu chi
a- Chi tiêu theo kế hoạch.
chi tiêu theo kế hoạch là lập phương án chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu.
b- Tích luỹ
Để có tích luỹ thường có 2 hình thức:
+ tiết kiệm chi tiêu
+tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
*Tổng kết dặn dò: 5’
Gọi HS trả lời câu hỏi SGK. Sau đó đọc phần “ ghi nhớ”
Dặn dò:
+ đọc trước bài 27
+ xem lại bài 25-26
+chuẩn bị giấy, thước, bút.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_64_bai_26_chi_tieu_trong_gia_di.doc