A. Mục tiêu: Thông qua bài thực hành, học sinh
Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình. Xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
B. Chuẩn bị:
Giấy, vở, bút chì.
Chia học sinh thành 3 nhóm học sinh.
Nhóm 1: Xác định mức thu, chi (1 tháng) của 1 gia đình ở thành phố và lập phương án cân đối thu, chi cho gia đình thành phố đó.
Nhóm 2: Xác định mức thu, chi (1 tháng) của 1 gia đình ở thành phố và lập phương án cân đối thu, chi cho gia đình thành phố đó.
Nhóm 3: Cân đối thu, chi cho gia đình em trong 1 tháng.
Lưu ý: tuỳ tình hình thực tế của từng địa phương, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung thu, chi và số liệu cụ thể cho phù hợp.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 67: Thực hành bài tập tình huống về thu chi trong gia đình (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Kim Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67 THỰC HÀNH: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
VỀ THU , CHI TRONG GIA ĐÌNH (t.t) Ngày 24 - 04- 2009
Mục tiêu: Thông qua bài thực hành, học sinh
Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình. Xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
Chuẩn bị:
Giấy, vở, bút chì.
Chia học sinh thành 3 nhóm học sinh.
Nhóm 1: Xác định mức thu, chi (1 tháng) của 1 gia đình ở thành phố và lập phương án cân đối thu, chi cho gia đình thành phố đó.
Nhóm 2: Xác định mức thu, chi (1 tháng) của 1 gia đình ở thành phố và lập phương án cân đối thu, chi cho gia đình thành phố đó.
Nhóm 3: Cân đối thu, chi cho gia đình em trong 1 tháng.
Lưu ý: tuỳ tình hình thực tế của từng địa phương, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung thu, chi và số liệu cụ thể cho phù hợp.
Các bước lên lớp:
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò và phần ghi bài
Thu nhập của gia đình gồm các loại nào?
Chi tiêu của gia đình gồm các khoản nào?
Học sinh trả lời theo sách giáo khoa.
Hoạt động 2:
Tổ chức thực hành:
Chia học sinh ra 3 nhóm, cử nhóm trưởng, nêu yêu cầu thực hành với từng nội dung.
Giáo viên phân công nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trong nhóm.
Hoạt động 3:
Phân công bài tập thực hành:
GV gợi ý hướng dẫn HS thực hành theo từng nội dung.
Các nhóm tiến hành thực hiện các bài tập về tình huống như đã nêu trên.
Lưu ý: Khi HS thực hiện trao đổi có nhiều vấn đề phát sinh cần bám sát vào các tình huống để giải thích.
Nhóm 1: Mục I.c: Xác định mức thu, chi (1 tháng) của 1 gia đình ở miền trung du Bắc Bộ và lập phương án cân đối thu, chi cho gia đình đó:
Gia đình em có 6 người, sống ở miền trung du Bắc Bộ, lao động chủ yếu là trồng cây công nghiệp
Tiền bán chè 13.000.000 đồng.
Tiền bán lá cây thuốc lá1.200.000 đồng
Tiền bán củi 400.000 đồng.
Tiền bán sản phẩm khác 2.200.000 đồng.
Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một năm.
Nhóm2: Mục III.b.Mỗi ngày cha mẹ cho em 10.000đồng. Em thường mua quà để ăn sáng là 5.000 đồng/ ngày.Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn nhân sinh nhật bạn. Em để dành được không?
Nhóm 3: Mục III.c.Tham gia kế hoạch nhỏ như nuôi gà, trồng rau và hoa ở vườn gom đồ dùng cũ để bán lấy tiền và tiền lì xì dịp Tết.Cân đối thu, chi cho em trong 1 năm.
Tổng số tiền mỗi năm em có khoảng 400.000 đồng.
Em sử dụng khoản tiền đó như thế nào?
Em để dành được bao nhiêu?
Hoạt động 4:
Trình bày ý kiến:
GV gợi ý để các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh nội dung từng tình huống
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp.
Hoạt động 5:
Nhận xét:
GV nhận xét,đánh giá kết quả tính toán thu, chi và cân đối thu, chi của các nhóm HS
GV nhận xét về ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của HS.
GV đánh giá kết quả đạt được của HS sau đó cho điểm từng nhóm.
Hoạt động 6:
Dặn dò:
Về nhà thực hiện các bài tập tình huống .
Chuẩn bị ôn tập, kiểm tra học kỳ II.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_67_thuc_hanh_bai_tap_tinh_huong.doc