Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 69, Bài 26: Chi tiêu trong gia đình (Tiếp theo)

1.Mục tiêu:

1.1.Kiến thức: - HS biết được sự khác nhau về mức tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam.

 - Hiểu các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình.

1.2.Kĩ năng: Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình.

1.3Thái độ: Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu.

2. Trọng tâm:Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam.

3. Chuẩn bị:

3.1.GV: Tranh ảnh về thu, chi trong gia đình.

3.2.HS: Tìm hiểu trước nội dung: chi tiêu các loại hộ gia đình Việt Nam. Cân đối thu chi trong gia đình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 69, Bài 26: Chi tiêu trong gia đình (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 26 - Tiết: 69 Tuần : 37 Ngày dạy: CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH (TT) 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HS biết được sự khác nhau về mức tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam. - Hiểu các biện pháp cân đối thu chi trong gia đình. 1.2.Kĩ năng: Làm được một số công việc giúp đỡ gia đình. 1.3Thái độ: Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu. 2. Trọng tâm:Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam. 3. Chuẩn bị: 3.1..GV: Tranh ảnh về thu, chi trong gia đình. 3.2.HS: Tìm hiểu trước nội dung: chi tiêu các loại hộ gia đình Việt Nam. Cân đối thu chi trong gia đình. 4.Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: KTSS. 6 A1 : .................................................................................................................................. 6 A2 : .................................................................................................................................. 6 A3 : .................................................................................................................................. 4.2 Kiểm tra miệng : Câu 1: Chi tiêu trong gia đình là gì? Em hãy kể tên những khoản chi tiêu của gia đình. (8đ) Đáp án:Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. -Chi cho các nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại. -Chi cho các nhu cầu văn hóa, tinh thần: học tập, giao tiếp, giải trí, tham quan. Câu 2:Kể những sản phẩm vật chất được sản xuất ở địa phương ?(2đ) Đáp án: gạo, ngô, hoa, quả, thịt, cá, trứng đậu 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Chi tiêu trong gia đình – đó là một vấn đề không đơn giản, càng không phải là việc làm giống nhau trong mọi gia đình. Bởi lẻ nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau (mức thu nhập, điều kiện sống và làm việc, nhận thức của con người và những điều kiện tự nhiên khác). Ở Việt Nam, các hộ gia đình có mức chi tiêu ra sao? Làm thế nào để cân đối thu chi một cách hợp lí. Tiết học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt nam: Mục tiêu: Tìm hiểu các khoản chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Niệt Nam. -GV yêu cầu HS nhắc lại các hình thức thu nhập của các loại hộ gia đình ở thành phố và nông thôn. +HS nêu. GV giải thích cho HS: *Các gia đình ở nông thôn sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng những sản phẩm đó phục vụ đời sống hàng ngày. -Yêu cầu HS kể những sản phẩm vật chất được sản xuất ở địa phương: gạo, ngô, hoa, quả, thịt, cá, trứng đậu -HS có thể nêu những sản phẩm nào gia đình em tự làm ra để dùng hàng ngày (rau, quả, gà, cá) sản phẩm nào phải đi mua ngoài chợ. *Các gia đình ở thành phố, thu nhập chủ yếu bằng tiền nên mọi vật dụng phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của gia đình đều phải mua hoặc trả chi phí dịch vụ như mua gạo, thịt, rau; trả tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh -HS kể những sản phẩm gia đình em mua hàng ngày cho nhu cầu tiêu dùng. Loại sản phẩm nào tự sản xuất ra.(nếu có). -GV hướng dẫn Hs đọc và đánh dấu vào các cột của bảng về nhu cầu ci tiêu của hộ gia đình nông thôn và thành phố. Hộ gia đình Nhu cầu Nông thôn Thành phố Tự cấp Mua hoặc chi trả Tự cấp Mua hoặc chi trả -Ăn uống -May mặc -Ở (nhà, điện, nước) -Đi lại -Bảo vệ sức khỏe. -Học tập. -Nghỉ ngơi, giải trí. x x x x x x x x x x x x x x x x GV: Nhìn vào bảng chi tiêu của các loại hộ gia đình, em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các hộ gia đình nông thôn, thành thị? (Có khác nhau không, khác nhau ở điểm nào? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?) +HS nêu, GV chốt lại vấn đề. Có thể những khoản cùng cần phải mua như: mặc, học tập nhưng mức chi của một gia đình ở nông thôn thấp hơn một gia đình ở thành phố. Vì mức sống ở thành phố cao hơn như học tập chẳng hạn: ở thành phố, cả gia đình đều có nhu cầu học tập: ông bà cần nghe và xem tin tức báo chí, truyền hình, bố mẹ cần phải học tập nâng cáo trình độ chuyên môn, con cái thì học tập văn hóa Ga đình ở thành phố thường mua sắm các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí, tài liệu chuyên môn, phương tiện làm việc: máy tinh, điện thoại -Các nhu cầu về ăn uống, ở của gia đình ở nông thôn thỏa mãn chủ yếu bằng những sản phẩm họ tự sản xuất để dùng: chăn nuôi gà, lợn, thả cá Ngôi nhà nông dân ở cũng tự họ làm nên, trong khi đó ở thành phồ đây là mộtkhoản chi không nhỏ. Tóm lại, chi tiêu của một gia đình ở thành phố và nông thôn khác nhau cả về tổng mức và cơ cấu. Hoạt động 3:Tìm hiểu về cân đối thu chi trong gia đình: Mục tiêu: Cân đối thu, chi trong gia đình -GV nêu khái niệm: Cân đối thu chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình. -Ích lợi của thu chi cân đối và tác hại của không cân đôi thu chi? -GV giải thích: Mỗi gia đình và cá nhân luôn có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhằm: -Dành để chi cho những nhu cầu đột xuất (ốm, đau) -Tích lũy để mua sắm những vật dụng đắt tiền hoặc cần chi phí một khoản lớn nào đó: đám cưới, xây hoặc sửa nhà cửa. 1.Chi tiêu hợp lí: -HS đọc 4 ví dụ SGK. Hỏi: Em hãy cho biết, chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lí chưa? Như thế nào là chi tiêu hợp lí? -GV gợi ý chi tiêu hợp lí là phải: +Thỏa mãn những yêu cầu thiết yếu của gia đình (mức độ thõa mãn có thể tăng dần theo mức độ vàkhả năng thu nhập). +Có phần tich lũy. -HS liên hệ: -Gia đình em chi tiêu như thế nào? -Bản thân em có tiết kiệm hay không và làm gì để tiết kiệm? HS có thể kể về việc tiết kiện chi tiêu của bản thân. Ví dụ tiết kiện một chút tiền quà mỗi sáng; mua áo quần loại vừa phải mà không mua loại quá đắt. -GV có thể nêu một số việc làm tiết kiệm giúp các bạn gặp nạn, con liệt sĩ, mồ côi, cacù bạn vùng lũ lụt 2.Biện pháp cân đối thu chi: a.Chi tiêu theo kế hoạch: -GV gợi ý: ý nghĩa của việc cân đối thu chi trong gia đình: Nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết, không lãng phí. -Yêu cầu HS có thể nêu ví dụ về những nhu cầu của bản thân, nhu cầu đã được thỏa mãn, nhu cầu không được thoả mãn. VD:-Các em cần mua sách vở, đồ dùng học tập vào đầu khai giảng năm học mới. -Thấy bạn có bộ quần áo thật đẹp, mốt, em rất thích nhưng bố mẹ không đồng ý mua vì em còn nhiều quần áo chưa dùng hết. -GV hướng dẫn HS thảo luận và nêu ý kiến nhận xét về nu cầu của bạn. Em có đồng tình với bố mẹ bạn đó hay không? Vì sao? -GV đưa ra 3 trường hợp biểu hiện của nhu cầu: Rất cần, cần, chưa cần hoặc không cần. -GVgiải thích: -Rất cần và cần: Ch dù hàng đắt cũng phải mua. Ví dụ sách vở cần cho học tập, quần áomcần mặc hàng ngày -Chưa cần hoặc không cần: hàng rẻ cũng không mua, hàng klhông phù hợp không mua. -GV hướng dẫn Hs quan sát hình 4.3 SGK -Hs nêu ý kiến: Mua hàng khi nào? Mua hàng nào? Mua hàng ở đâu? b.Tích lũy: -GV nêu các loại tích lũy cho Hs làm quen và hiểu rằng mỗi người phải có kế hoạch tích lũy từ nhỏ đến lớn “Tích tiểu thành đạt”. - Muốn có kiến thức phải học tập-đó là dạng tích lũy kiến thức. -Muốn có vốn sống phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” -Tích lũy phải theo cách “Kiến tha lâu cũng đầy tổ). -Hàng ngày có ý thức tiết kiệm ta sẽ có được một khoản tiền chi cho các nhu cầu cần thiết. VD: mỗi tháng gia đình tiết kiệm được 100 000 đ thì 5 tháng sau bố mẹ có thể mua cho em một chiếc xe đạp đi học. Ở nông thôn, việc tích luỹ còn giúp phát triển kinh tế gia đình như: có tiền mua cây, con giống, mở rộng chuồng trại chăn nuôi .Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam: Chi tiêu của các hộ gia đình ở thành phố lớn hơn ở nông thôn. IV.Cân đối thu, chi trong gia đình: 1.Chi tiêu hợp lí: Dù ở nông thôn hay thành phố, mức chi tiêu của mỗi gia đình đều phải được cân đối với khả năng thu nhập của gia đình, đồng thời phải có tích lũy. 2.Biện pháp cân đối thu chi: a.Chi tiêu theo kế hoạch: Xác định trước nhu cầu cần chi tiêu và cân đối khả năng thu nhập. b.Tích lũy: -Tích lũy nhờ tiết kiệm chi tiêu. -Tích lũy giúp ta có một khoản tiền chi phí cho việc đột xuất, mua sắm thêm hoặc phát triển kinh tế. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1:Mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? Đáp án :Chi tiêu của các hộ gia đình ở thanh phố lớn hơn so với ở nông thôn. Câu 2: Làm thế nào đểcân đối thu chi trong gia đình? Đáp án: Để cân đối được thu chi: -Phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu. -Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết. -Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học: * Đối với bài học ở tiết học này: Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK. *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị: Xem trước bài thực hành: bài tập tình huống về thu ci trong gia đình. 5.Rút kinh nghiệm: * Ưu điểm: - Nội dung: .. - Phương pháp: .............................................................................-. Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy hoc:.................. .......................................... * Khuyết điểm: - Nội dung: .. . - Phương pháp: ............................................................................. -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy hoc:.................. .... * Hướng khắcphục:. .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_69_bai_26_chi_tieu_trong_gia_di.doc