Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 16 - Nguyễn Văn Cường

I/ Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ hoa dạng nghiêng bình thấp, cuối giờ phải hoàn thành sản phẩm.

- Sau tiết học biết sử dụng những loài hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để trang trí nơi ở của mình.

II/Chuẩn bị:

- Giáo viên:

 + 2 cành lan, 5 bông hồng.

 + Sơ đồ cắm dạng nghiêng bình thấp.

 + Tranh ảnh minh họa cho dạng cắm này.

- Cá nhân HS : dao, kéo, bàn chông (mút, xốp)

 Bình cắm: Bát hoa hoặc chậu thấp h= 10cm D= 23cm.

- III/ Tiến trình lên lớp:

A/ Tổ chức lớp:

B/ Kiểm tra bài cũ: (5')

1. Giáo viên nhắc nhở những sai sót trong bài học trước để rút kinh nghệm trong giờ thực hành này, nhất là những sai sót về mặt kỹ thuật.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành cắm hoa dạng nghiêng bình thấp.

C/ Bài thực hành:

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 16 - Nguyễn Văn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2008 Ngày dạy: 6A: 2/12/2008; 6B: 2/12/2008. Tiết 31: Thực hành: Cắm hoa (Tiếp) I/ Mục tiêu: - Học sinh vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm được một lọ hoa dạng nghiêng bình thấp, cuối giờ phải hoàn thành sản phẩm. - Sau tiết học biết sử dụng những loài hoa dễ kiếm quanh khu vực mình ở và vận dụng dạng cắm này để trang trí nơi ở của mình. II/Chuẩn bị: - Giáo viên: + 2 cành lan, 5 bông hồng. + Sơ đồ cắm dạng nghiêng bình thấp. + Tranh ảnh minh họa cho dạng cắm này. - Cá nhân HS : dao, kéo, bàn chông (mút, xốp) Bình cắm: Bát hoa hoặc chậu thấp h= 10cm D= 23cm. - III/ Tiến trình lên lớp: A/ Tổ chức lớp: B/ Kiểm tra bài cũ: (5') 1. Giáo viên nhắc nhở những sai sót trong bài học trước để rút kinh nghệm trong giờ thực hành này, nhất là những sai sót về mặt kỹ thuật. 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành cắm hoa dạng nghiêng bình thấp. C/ Bài thực hành: Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung Giáo viên treo sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng lên bảng. ? So với sơ đồ cắm hoa dạng thẳng em có nhận xét gì về vị trí và góc độ cắm của các cành chính ? Giáo viên đưa phần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ của mình lên bàn vừa hướng dẫn vưà cắm mẫu để các nhóm quan sát. Trên cơ sở dạng cắm cơ bản giáo viên hướng dẫn học sinh thay đổi góc để cắm của các cành chính và phát biểu suy nghĩ của mình. Trong quá trình thao tác mẫu Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh các thao tác uốn cành hoa. Bản thân dạng cắm hoa này là biểu lộ sự uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh minh họa dạng cắm nghiêng. Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên đi từng nhóm uốn nắn từng cá nhân cách cắm cành chính. Bố cục, màu sắc, uốn cành sửa cánh hoa. Sau khi học sinh đã hoàn tất sản phẩm của mình, giáo viên dùng bài cắm mẫu của mình để: -Thay đổi góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản,yêu cầu học sinh phát biểu suy nghĩ. -Ngoài những loài hoa các em đang sử dụng, ta có thể thay bằng những loài hoa lá nào? - Bớt 1 hoặc 2 cành chính. 10' 20 1) Dạng cơ bản. a) Sơ đồ cắm hoa. b) Qui trình cắm hoa. 2) Dạng vận dụng: 3) Học sinh thao tác cắm hoa theo mẫu: Các nhóm tiến hành thao tác cắm hoa D/ Đánh giá tiết thực hành – Dặn dò (10') - Giáo viên cho học sinh để các lọ hoa đã cắm lên 1 bàn dài giữa lớp cả lớp quan sát - Cho học sinh tự nhận xét đánh giá bình hoa của nhóm khác - Giáo viên bổ xung ý kiến và cho điểm. - Học sinh thu dọn lớp sau khi thực hành. - Đọc trước cắm hoa dạng tròn sgk. Ngày soạn: 1/12/2008 Ngày dạy: 6A: 4/12/2008; 6B: 6/12/2008. Tiết 32: Thực hành: Cắm hoa (Tiếp) I/ Mục tiêu - HS biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản để cắm hoa dạng tỏa tròn. - Biết vận dụng các nguyên tắc cơ bản một cách sáng tạo để cắm được một bình hoặc một lẵng hoa. II/ Chuẩn bị - Vật liệu: Hoa hồng các màu, hoa baby, lá dương xỉ, cúc kim. - Dụng cụ: Dao kéo, mút xốp, đĩa sâu lòng hoặc lẵng hoa thấp. - Sơ đồ cắm dạng tỏa trên. III/ Tiến trình lên lớp A/ Tổ chức lớp (5') - Tổ chức nhóm thực hành, GV chia các nhóm vào từng vị trí thực hành B/ Kiểm tra bài cũ (5') - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. C/ Bài thực hành Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung - GV treo sơ đồ dạng cắm tỏa tròn lên bảng. - So với sơ đồ dạng cắm nghiêng em có nhận xét gì về độ dài của các cành chính ? Vị trí các bông hoa ? - GV bày dụng cụ và vật liệu của mình lên bàn GV giới thiệu cho HS cách cắm hoa dạng tỏa tròn. - GV thao tác mẫu. - HS quan sát. - Cho HS xem ảnh minh họa dạng cắm tỏa tròn. - GV đi từng nhóm uốn nắn. - Sau khi HS đã hoàn tất SP GV mở rộng vấn đề. - Thay đổi độ dài của 2 cành hoa bên phải và trái đ ta sẽ tạo được 1 dạng cắm mới hình bán nguyệt. - Thay đổi độ dài của cành chính giữa đ tạo được hình tam giác. 10' 10' 10' Bước 1: 1) Sơ đồ cắm hoa (h 2.32a) 2) Qui trình cắm Bước 2: GV thao tác mẫu. Bước 3: HS thao tác cắm hoa theo mẫu. D/ Đánh giá tiết thực hành – Dặn dò. (5') - HS bày bình hoa của mình lên bàn. - GV cho HS tự đánh giá bình hoa của bạn khác. - GV bổ sung ý kiến và cho điểm. - HS thu dọn chỗ thực hành.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_16_nguyen_van_cuong.doc