Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 35+36: Ôn tập cuối năm - Trần Thị Cẩm Nhung

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây:

- Hệ thống, củng cố lại kiến thức đã học trong học kì 2

- Vận dụng kiến thức vào trả lời câu hỏi, hoàn thành đề cương ôn tập cuối năm học.

- Có ý thức nghiêm túc, tích cực, tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

 1. Gíao viên:

Câu hỏi và bài tập

 2. Học sinh:

 Ôn lại các kiến thức đã học ở học kì II.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới

 Chúng ta đã kết thúc chương trình của học kì II, và đã có được những kiến thức cơ bản nhất về nấu ăn trong gia đình, thu chi trong gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại toàn bộ những kiến thức đó để chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì II.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tuần 35+36: Ôn tập cuối năm - Trần Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 35- 36 NGÀY SOẠN: 01/ 03 /12 TIẾT: 68 - 69 NGÀY DẠY: / /12 ÔN TẬP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh cần đạt được các mục tiêu dưới đây: - Hệ thống, củng cố lại kiến thức đã học trong học kì 2 - Vận dụng kiến thức vào trả lời câu hỏi, hoàn thành đề cương ôn tập cuối năm học. - Có ý thức nghiêm túc, tích cực, tự giác trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Gíao viên: Câu hỏi và bài tập 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học ở học kì II. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Chúng ta đã kết thúc chương trình của học kì II, và đã có được những kiến thức cơ bản nhất về nấu ăn trong gia đình, thu chi trong gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại toàn bộ những kiến thức đó để chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì II. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi ôn tập cuối năm. - Yêu cầu hs xem lại câu hỏi ôn tập đã cho từ tiết ôn tập chương IV và trả lời những câu hỏi, những vấn đề còn thắc mắc. 1. Nêu chức năng dinh dưỡng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể. 2. Việc phân nhóm thức ăn có tác dụng gì trong việc tổ chức và thay thế thức ăn trong bữa ăn gia đình? 3. Tại sao cần bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thức ăn? Để bảo quản các chất dinh dưỡng cho thực phẩm khi chế biến, ta cần chú ý điều gì? 4. Thế nào là bữa ăn hợp lý? Để tổ chức 1 bữa ăn hợp lý cần tuân theo những nguyên tắc nào? Xây dựng 1 thực đơn cho bữa ăn thường ngày của gia đình em (gồm 4 món) 5. - Để tổ chức được một bữa ăn chu đáo cần thực hiện những công việc nào? - Trình bày những điều cần chú ý khi xây dựng thực đơn. Hãy xây dựng một thực đơn đơn giản cho 1 bữa ăn gia đình. - Trình bày cách bày bàn ăn, cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn của các bữa tiệc, cỗ. 6. Thu nhập của gia đình là gì và có từ nguồn nào?Em có thể làm gì để tăng thu nhập của gia đình. Cho ví dụ. 7. Chi tiêu trong gia đình là gì? Hãy kể tên các khoản chi tiêu của gia đình. Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình? 8. Trình bày nguyên nhân và biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm? - Gv cần nhắc hs ôn lại các đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II. - Hs nghiên cứu kiến thức, đưa ra vấn đề cùng thảo luận và trả lời câu hỏi. - Hs trả lời, bổ sung cho nhau. - Hs trả lời, bổ sung cho nhau Hs trả lời, bổ sung cho nhau - HS trả lời, bổ sung cho nhau - Hs trả lời, bổ sung cho nhau - Hs trả lời, bổ sung cho nhau - Hs trả lời, bổ sung cho nhau - Hs: ghi nhận 1. Chức năng dinh dưỡng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể: (sgk trang ) 2. Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán và hợp khẩu vị, thời tiết đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. 3. Cần bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến thực phẩm vì các chất dinh dưỡng dễ bị mất đi trong quá trình chế biến, bảo quản tôt chất dinh dưỡng sẽ bảo đảm sức khoẻ cho con người. Khi chế biến cần chú ý: - Không ngâm thực phẩm lâu trong nước. - Không để thực phẩm khô héo. - Không đun nấu thực phẩm lâu. - Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh. - Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm. 4. Bữa ăn hợp lý là bữa ăncó sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Để tổ chức bữa ăn hợp lí cần tuân theo 4 nguyên tắc (sgk trang 106-107) - Có 4 nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình: + Dựa vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình. + Tuỳ theo điều kiện tài chính của gia đình. + Đảm bảo sự cân bằng chất dinh dưỡng. + Thay đổi món ăn. Học sinh xây dựng thực đơn. 5. – Để tổ chức bữa ăn chu đáo cần thực hiện 4 công việc: Xây dựng thực đơn; Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn; Chế biến món ăn; Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn; - Khi xây dựng thực đơn cần chú ý 3 nguyên tắc (sgk trang 109-110 ) - Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn (sgk) 6. Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. - Các nguồn thu nhập của gia đình: + Thu nhập bằng tiền như tiền lương, tiền thưởng, tiền bán sản phẩm, tiền lãi tiết kiệm, tiền lãi bán hàng, tiền phúc lợi, tiền trợ cấp xã hội + Thu nhập bằng hiện vật: rau củ quả, các sản phẩm chăn nuôi, trồngcác sản phẩm thủ công, đồ mỹ nghệ - Em có thể góp phần tăng thu nhập của gia đình bằng cáchtham gia sản xuất cùng người lớn, làm vệ sinh nhà giúp bố mẹ hay làm những công việc nội trợ của gia đình. 7. Chi tiêu trong gia đình là các chi phí đáp ứng nhu cầu vật chất phục vụ cho cuộc sống vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. - Các khoản chi trong gia đình là: + Chi cho nhu cầu vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại + Chi cho nhu cầu văn hoá tinh thần: học tập, giải trí, giao tiếp, tham quan. - Để cân đối thu chi trong gia đình cần có kế hoạch chi tiêu như cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu; chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết; chi tiêu phù hợp với khả năng thu nhập và phải có tích luỹ từ những khoản chi hàng ngày để có thêm khoản chi cho những việc đột xuất, mua sắm vật dụng gia đình 8. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm: - Do nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật - Do thức ăn bị biến chất - Do bản thân thức ăn có độc (cá nóc, mầm khoai tây,...) - Do nhiễm các chất độc hóa học (thuốc BVTV, hóa chất phụ gia thực phẩm,...) * Biên pháp phòng tránh: - Đi chợ: Chọn thực phẩm tươi ngon, không nhiễm trùng, nhiễm độc - Bảo quản: Thực phẩm chưa chế biến hoặc đã chế biến phải được bảo quản chu đáo, tránh sự xâm nhập của ruồi, nhặng,....và các hóa chất độc hại. - Chế biến: Sử dụng nước sạch để nấu ăn. Thức ăn được chế biến phù hợp, tránh làm biến chất. Rau quả ăn sống phải rữa sạch, gọt vỏ,.. Không hâm lại thức ăn nhiều lần. - Vệ sinh nhà bếp: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và các dụng cụ nấu ăn - Mua thực phẩm chế biến sẵn: Phải rõ nguồn gốc xuất sứ, còn hạn sử dụng, bao bì không bị biến dạng, ... - Khi có dấu hiệu bị ngộ độc, tùy mức độ nặng nhẹ mà có biên pháp xử lí thích hợp. Nếu nghiêm trọng nên đưa nạn nhân và bệnh viện cấp cứu và chữa trị kịp thời. 4. Củng cố - Nhấn mạnh những nội dung trọng tâm. - Nhận xét giờ ôn tập. 5. Dặn dò Nhắc hs ôn tập kĩ để kiểm tra.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_tuan_3636_on_tap_cuoi_nam_tran_thi_c.doc