I. Mục đích yêu cầu.
Hs biết được thành phần cơ giới của đất là gì
Hiểu được thế nào là độ chua, độ kiềm của đất.
Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất.
II. Phương pháp.
Thảo luận nhóm - đàm thoại
III. Chuẩn bị
Nội dung bài giảng.
Bảng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
a. Hãy cho biết vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
b. Đất trồng là gì/ Vai trò của đất trồng. Cho biết thành phần của đất trồng.
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất
19 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1-11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 tiết 1 ngày soạn 3/9 ngày dạy 5/9
BÀI 1
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
KHÁI NIỆM ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục đích yêu cầu.
Học sinh hiểu được vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Biết được một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
Hiểu được đất trồng là gì, biết được vai trò của đất trồng và các thành phần cơ giới của đất
II. Phương pháp.
Trực quan, thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị.
Nội dung bài giảng
Tranh phóng to hình 1
Tranh hình 2, sơ đồ 1
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của trồng trọt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Treo tranh hình 1, cho hs quan sát. Thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế.
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và hoàn thành các nội dung phần dấu ........ trong sgk
Quan sát tranh hình 1. thảo luận nhóm , báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Hoàn thành nội dung:
Cung cấp lương thực cho con người
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
I. Vai trò của trồng trọt.
Cung cấp lương thực cho con người
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Hoạt động 3. Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc các nội dung trong sgk, thảo luận nhóm và tìm câu trả lời đúng về nhiệm vụ của trồng trọt.
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm
Đọc các nội dung trong sgk, thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận , nhận xét kết quả các nhóm.
Chọn các câu sau.
1, 2, 4, 6.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt.
Xem sgk
Hoạt động 4. Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hướng dẫn cho hs hoàn thành các nội dung trong bảng ở mục III
Hoàn thành các nội dung trong bảng.
Mục đích của việc khai hoan lấn biển là để tăng diện tích đất trồng .
Tăng vụ trên diện tích đất để tăng sản lượng lương thực
Áp dụng đúng biện pháp kĩ thật để nâng cao chất lượng và số lượng nông sản.
III. Biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
Xem sgk
Hoạt động 5. Tìm hiểu khái niệm đất trồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục I trong sgk.
Cho hs quan sát tranh hình 2. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Đất trồng được hình thành từ đâu?
2. Đất có khả năng nào?
3. Đất khác với đá ở điểm nào?
4. Đất có vai trò vì ?
Đọc mục I, quan sát hình 2 và thảo luận nhóm. Báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
1. Đất trồng được hình thành từ lớp đá ngoài cùng của vỏ trái đất dưới tác động của các yếu tố nhiệt độ, khí hậu, thời tiết...
2. Đất có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cho ra năng suất.
3. Đất khác với đá ở chỗ đất có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
4. Đất có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho cây, giữ cho cây đứng yên.
IV. Khái niệm đất trồng.
1. Đất trồng là gì?
Đất trồng là lớp ngoài cùng của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng
sgk
Hoạt động VI. Tìm hiểu thành phần của đất trồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục II trong sgk. Cho hs quan sát sơ đồ 1 và đặt câu hỏi phát vấn.
1. Đất trồng gồm những thành phần nào.
2. Dựa vào sơ đồ 1 và hoàn thành bảng 1 trong sgk
Đọc mục II, quan sát sơ đồ 1 và trả lời câu hỏi.
1. Đất trồng gồm phần rắn, lỏng, khí.
2. ( hoàn thành các nội dung trong bảng.)
V. Thành phần của đất trồng.
Sgk
4. Củng cố. Nắm vững vai trò nhiệm vụ của trồng trọt. Thành phần của đất.
5. Dặn dò Học thuộc bài. Chuẩn bị bài 2
Tuần 1 tiết 2 ngày soạn ngày dạy
BÀI 3
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục đích yêu cầu.
Hs biết được thành phần cơ giới của đất là gì
Hiểu được thế nào là độ chua, độ kiềm của đất.
Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất.
II. Phương pháp.
Thảo luận nhóm - đàm thoại
III. Chuẩn bị
Nội dung bài giảng.
Bảng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
Hãy cho biết vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
Đất trồng là gì/ Vai trò của đất trồng. Cho biết thành phần của đất trồng.
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục I trong sgk. Thảo luận hóm theo nội dung sau.
1. Cho biết các thành phần cơ bản của đất trồng?
2. Phần rắn của đất bao gồm những phần nào?
3. Phần vô cơ của đất gồm những thành phần nào.
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận. Nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Cho hs rút ra khái niệm về thành phần cơ giới của đất.
Đọc mục I . Thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Thành phần cơ bản của đất gồm: Phần rắn, lỏng và phần khí.
2. Phần rắn gồm phần hữu cơ và phần vô cơ.
3. Phần vô cơ gồm các hạt cát, sét, limon
Báo cáo kết quả thảo luận.
Nhận xét kết quả giữa các nhóm.
Nêu khái niệm thành phần cơ giới của đất.
I. Thành phần cơ giới của đất.
Xem sgk
Hoạt động 3. Tìm hiểu độ chua của đất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục II trong sgk.
Đặt câu hỏi phát vấn.
1. Người ta xác định độ chua của đất bằng cách nào?
2. Người ta chia độ chua của đất thành những cấp độ nào?
3. Xác định độ chua của đất để làm gì?
Đọc mục II trong sgk.
Trả lời câu hỏi phát vấn.
1. Người ta đo độ chua của đất bằng thang đo độ pH
2. Độ chua của đất có các cấp độ sau.
Đất chua pH< 6,5
Đất trung tính pH = 6,6 - 7,5
Đất kiềm pH > 7,5
3. Xác định độ chua của đất để có biện pháp sử dụng và cải tạo đất tốt hơn.
II. Thế nào là độ chua của đất.
Độ chu của đất được đo bằng độ pH
Người ta xác định độ chua của đất để có biện pháp sử dụng và cải tạo đất.
Hoạt động 4. Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc các nội dung trong sgk và hoàn thành các nội dung trong bảng như trong sgk
Đặt câu hỏi phát vấn.
1. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Đọc các nội dung trong sgk và hoàn thành các nội dung trong sgk
Trả lời câu hỏi.
1. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng trong đất phụ thuộc vào hạt cát, séc, limon có trong đất
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
Sgk
Hoạt động 5. Tìm hiểu về độ phì nhiêu của đất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc nội dung trong sgk.
Thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Độ phì nhiêu của đất là gì.
2. Độ phì nhiêu có ảnh hưởng gì đến năng suất cây trồng.
Đọc mục IV trong sgk. thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận
1. Là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng các điều kiện cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt và cho năng suất cao.
2. Là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
Nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?
Sgk.
4. Củng cố.
Nắm vững các tính chất của đất trồng.
5. Dặn dò
Học thuộc bài và chuẩn bị bài 6
Tuần 2 tiết 3 ngày soạn 11/9 ngày dạy 12/9
BÀI 6
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I. Mục đích yêu cầu.
Hs hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lí.
Hs biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo đất.
II. Phương pháp.
Trực quan, thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị.
Nội dung bài giảng.
Tranh vẽ về các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
Độ phì nhiêu của đất là gì? Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất phụ thuộc vào yếu tố nào?
Người ta phân độ chua của đất thành các cấp độ nào? Vì sao phải xác định độ chua của đất.
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu vì sao phải sử dụng đất hợp lí
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc nội dung trong mục I trong sgk. Cho hs thảo luận nhóm theo các nội dung sau.
1. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
2. Hãy hoàn thành các nội dung trong bảng trong sgk.
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Gv bổ sung thêm nội dung về mục đích của biện pháp sử dụng đất hợp lí.
Đọc các nội dung trong sgk. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
1. Sử dụng đất hợp lí để sử dụng đất được lâu dài và đáp ứng được nhu cầu lương thực cho sự phát triển dân số...
2. Hoàn thành các nội dung trong bảng.
a. Tăng sản lượng lương thực, tăng độ phì nhiêu của đất.
b. Tăng sản lượng lương thực và cải tạo đất.
c. Nâng cao độ phì nhiêu của đất.
d. Nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Nghe gv bổ sung thêm các nội dung về mục đích của việc sử dụng đất hợp lí.
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Sử dung đất hợp lí để sử dụng được lâu dài, đồng thời đáp ứng được nhu cầu lương thực cho việc gia tăng dân số...
Hoạt động 3. Tìm hiểu biện pháp để cải tạo và bảo vệ đất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc nội dung mục II trong sgk.
Treo tranh về các biện pháp cải tạo đất cho hs quan sát và thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Theo em những loại đất nào cần phải được cải tạo? Vì sao?
2. Ở gia đình em đã sử dụng những biện pháp nào để cải tạo đất?
3. Cần làm gì để bảo vệ đất?
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Cho hs hoàn thành các nội dung trong bảng trong sgk
Đọc các nội dung ở mục II trong sgk.
Quan sát tranh, thảo luận nhóm, báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
1. Các loại đất cần được cải tạo: Đất bạc bàu, đất chua, đất mặn, đất phèn...
2. Sử dụng biện pháp bón phân hữu cơ, bón vôi... để cải tạo đất.
3. Thực hiện viện pháp chống xói mòn,rửa trôi...
Hoàn thành các nội dung trong bảng trong sgk.
Nghe gv bổ sung thêm các nội dung về công tác bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương.
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Các loại đất cần được cải tạo: Đất xám bạc màu, đất chua, đất mặn, đất phèn...
Biện pháp để cải tạo và bảo vệ đất là: canh tác,thuỷ lợi và bón phân.
4. Củng cố.
Nắm vững mục đích của việc sử dụng đất hợp lí. Biện pháp sử dụng và bảo vệ đất trồng
5. Dặn dò
Học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài 7
Tuần 2 tiết 4 ngày soạn 11/9 ngày dạy 15/9
BÀI 7
TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT
I. Mục đích yêu cầu.
Học sinh hiểu được thế nào là phân bón, các loại phân bón thường dùng.
Hiểu được tác dụng của phân bón.
II. Phương pháp.
Đàm thoại, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị.
Nội dung bài giảng.
Sơ đồ hình 6. bảng phân nhóm và loại phân trong trồng trọt
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
a. Vì sao phải thực hiện việc sử dụng đất hợp lí? Hãy cho biết các biện pháp sử dụng đất và mục đích của các biện pháp đó.
b. người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất trồng? ở địa phương em đã sử dụng biện pháp nào.
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu phân bón là gì?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc các nội dung trong mục 1 trong sgk.
Thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Theo em vì sao phải thực hiện việc bón phân cho cây trồng?
2. Theo em phân bón cho cây trồng chia thành những loại nào?
3. Hoàn thành bảng phân nhóm và loại phân trong sgk.
4. Theo em có nên bón duy nhất một loại phân cho cây hay không? Vì sao?
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Cho hs hoàn thành bảng sắp xếp các loại phân vào vở.
Đọc các nội dung trong sgk.
Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
1. Phải thực hiện việc bón phân cho cây trồng vì:
- Cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Có tác dụng cải tạo đất.
2. Phân bón cho cây trồng gồm có 3 loại:
Phân hữu cơ.
Phân vô cơ.
Phân vi sinh.
3. Hoàn thành bảng phân chia các loại phân theo nhóm.
4. Không nên bón duy nhất một loại phân cho cây. Vì: Cần kết hợp nhiều loại phân với nhau để phát huy tác dụng của các loại phân, như kết hợp giữa phân hữu cơ với phân vô cơ...
Báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Hoàn thành các nội dung trong bảng vào vở.
I. Phân bón là gì?
Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng.
Có 3 loại phân chính: Phân vô cơ, phân hữu cơ, phân vi sinh.
Ngoài ra để bổ cải tạo đất chua người ta còn bón thêm vôi cho đất trồng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu tác dụng của phân bón
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Treo sơ đồ tác dụng của phân bón, cho hs quan sát và thảo luận nhóm theo các nội dung sau.
1. Cho biết tác dụng của phân bón đối với đất trồng?
2. Hãy so sánh năng suất của cây trồng trên đất đã bón phân và khi chưa bón phân.
3. So sánh chất lượng nông sản giữa cây trồng cùng trồng trên đất có bón phân và cây trồng không được bón phân
4. Rút ra kết luận về ảnh hưởng của phân bón đối với đất, năng suất và chất lượng nông sản.
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét giữa các nhóm.
Cho hs liên hệ với thực tế về việc bón phân trong trồng lúa, sắn ở gia đình.
Quan sát sơ đồ, thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận giữa các nhóm.
1. Phân bón có tác dung nâng cao độ phì nhiêu của đất.
2. Cùng trồng trên một mảnh đất nhưng: Nếu cây trồng nào được bón phân thì năng suất sẽ cao hơn.
3. Cùng trồng trên mảnh đất nhưng cây trồng có bón phân chất lượng sẽ cao hơn. Cụ thể là hàm lượng prôtein sẽ nhiều hơn.
4. Vậy phân bón có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng trong trồng trọt.
Nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Ở gia đình em đã thực hiện việc bón phân cho lúa, sắn...vào những thời điểm như: trước khi gieo trồng thực hiện việc bón lót bằng các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh...sau một thời gian cây trồng đã phát triển tốt thì tiếp tục thực hiện việc làm cỏ, bón thúc cho cây trồng để bổ sung thêm một số lượng dinh dưỡng cho cây.
Nếu bón phân không đúng cách, đúng lúc sẽ có ảnh hưỏng xấu đến năng suất và chất lượng cây trồng.
II. Tác dụng của phân bón.
Nâng cao độ phì nhiêu của đất. Tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Cần phải sử dụng phân bón đúng cách, đúng lúc để đảm bảo được các tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
4. Củng cố.
Nắm vững thế nào là phân bón. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
5. Dặn dò
Học thuộc bài và chuẩn bị bài 8 trong sgk.
Tuần 3 tiết 5 ngày soạn 18/9/07 ngày dạy 19/9/07
BÀI 8
THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu.
Học sinh nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường
Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích và ý thức bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp.
Trực quan - thao tác mẫu.
III. Chuẩn bị.
Mỗi nhóm chuẩn bị 4 mẫu phân hoá học
2 ống nghiệm thuỷ tinh
1 đèn cồn và cồn đốt
Kẹp gắp thang, diêm hoặc bật lửa.
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
Phân bón là gì ? Thành phần dinh dưỡng chính trong phân gồm những loại nào ? Có những loại phân nào ?
Cho biết tác dụng của phân bón đối với đất trồng và đối với cây trồng ?
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động 2. Hướng dẫn nội dung thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs quan sát sơ đồ phân biệt
nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan.
Cho hs nêu lên qui trình nhận biết các nhóm phân trên.
1.Quan sát sơ đồ và nêu qui trình nhận biết các nhóm phân hoà tan, ít hoặc không hoà tan.
- Cho một ít phân bón vào ống nghiệm.
- Cho 10 - 15 ml nước vào, lắc mạnh trong 1 phút.
- Để lắng 1-2 phút.
Nếu thấy tan thì đó là phân đạm và phân kali
Không hoặc ít tan thì đó là lân và vôi
2.Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan: Phân đạm và phân kali
- Đốt cục than củi trên đèn cồn cho đến khi nóng đỏ.
- Cho ít phân bón lên than nóng đỏ: Nếu có mùi khai đó là phân đạm. Nếu không có mùi khai đó là phân kali
3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan.
Quan sát màu sắc:
- Phân có màu hồng, trắng xám, nâu sẫm như xi măng, đó là lân
- Phân bón có màu trắng dạng bột đó là vôi
I. Qui trình thực hành.
1. Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm phân bón không hoặc ít hoà tan.
Sgk
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan:
Sgk
3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan.
Sgk
Hoạt động 3.Tổ chức thực hành
Tổ chức hs hoạt động theo nhóm
Gv hướng dẫn hs thực hiện từng qui trình
Cho hs ghi kết quả thực hành vào mẫu báo cáo đã chẩn bị sẵn.
Nhận xét:
Cho hs tự nhận xét kết quả thực hành chéo nhau.
Giáo viên nhận xét kết quả thực hành của hs
4. Củng cố.
Nắm vững các qui trình thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thường dùng.
5. Dặn dò
Học thuộc bài và chuẩn bị bài 9
Tuần 3 tiết 6 ngày soạn 18/9/07 ngày dạy 22/9/07
BÀI 9
CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN THÔNG THƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu.
Hs biết được cách bón phân.
Biết được cách sử dụng phân bón thông thường
Biết được cách bảo quản các loại phân bón
II. Phương pháp. Trực quan - thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị.
Tranh phóng to hình 7, 8, 9, 10.
Bảng phân loại phân bón, các đặc điểm và cách sử dụng phân bón
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ. Không kiểm tra
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách bón phân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục I. Trong sgk.
Cho hs quan sát các tranh hình 7, 8, 9,10.
Cho hs thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Phân được bón cho cây trồng vào những thời điểm nào?
2. Có những cách bón phân nào?
3. Hoàn thành các phần có dấu ......... dưới các hình trong sgk.
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Đọc mục I trong sgk.
Quan sát tranh.
Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
1. Căn cứ vào thời kì bón phân người ta chia ra làm 2 thời kì: Bón lót và bón thúc. Bón lót là bón trước khi gieo trồng bằng các loại phân hữu cơ. Bón thúc là bón vào thời kì sinh trưởng và phát triển của cây, bón bằng các loại phân hoá học.
2. Bón vãi, bón theo hàng, bón theo hố hoặc phun trên lá.
3. Hoàn thành các nội dung trong dấu.......trong phần ưu điểm và nhược điểm.
Liên hệ với thực tế bón phân ở gia đình về các thời kì bón phân cho cây sắn, khoai, lúa...
I. Cách bón phân.
- Bón lót: bón trước khi gieo trồng bằng các loại phân hữu cơ.
- Bón thúc: Bón bằng phân vô cơ bón trong thời kì sinh trưởng và phát triển của cây.
- Có các cách bón phân: bón vãi, bón theo hàng, bón theo hố, phun trên lá.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hướng dẫn hs hoàn thành các nội dung trong bảng trong sgk mà hs đã chuẩn bị.
Cho hs trình bày kết quả và nhận xét kết quả của các bạn.
Hoàn thành các nội dung trong bảng.
loại phân
ĐĐ chủ yếu
Cách sử dụng
Phân hữu cơ
Phân đạm, kali và phân hỗn hợp
Phân lân
Bón lót, bón trước khi gieo trồng, thường là vào thời kì cày ải, trước khi gieo sạ 4-5 ngày.
Dùng để bón thúc
Bón lót
Nhận xét kết quả của các bạn.
II. Cách sử dụng các loại phân bón.
Sgk
Hoạt động 4. Tìm hiểu cách bảo quản các loại phân thông thường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục II trong sgk và
Thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Tại sao phải thực hiện việc bảo quản phân bón?
2. Phân bón được bảo quản theo cách nào?
3. Liên hệ với thực tế gia đình về cách bảo quản phân bón.
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả giữa các nhóm.
Đọc mục III trong sgk. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
1. Phải thực hiện việc bảo quản phân bón vì để đảm bảo được chất lượng của phân bón, không làm thất thoát đi các hàm lượng dinh dưỡng cần thiết dưới tác động của môi trường.
2. Phân bón có thể được bảo quản bằng các cách sau:
Đối với phân hoá học cho vào bao ni lon buộc kĩ, bảo quản nơi khao ráo thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt...
Đối với phân hữu cơ phải có mái che, tránh mưa nắng...
3. HS tự liên hệ.
Nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Nghe vg nhận xét bổ sung.
III. Bảo quản các loại phân bón thông thường.
Sgk
4. Củng cố.
Nắm vững cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
5. Dặn dò
Học thuộc bài , trả lời câu hỏi trong sgk và chuẩn bị bài 10
Tuần 4 tiết 7 ngày soạn 24/9/07 ngày dạy 26/9/07
BÀI 10
VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG.
I. Mục đích yêu cầu.
Hs hiểu được vai trò của giống cây trồng.
Biết được các phương pháp chọn lọc giống.
II. Phương pháp. Trực quan - thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị.
Sơ đồ phóng to hình 11, 12
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
Cho biết các cách bón phân cho cây trồng?
Cho biết cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs quan sát hình 11. Trả lời câu hỏi trong phần I trong sgk.
Quan sát hình 11 và trả lời câu hỏi.
1. Thay giống cũ bằng giống mới có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng, tăng được các vụ gieo trồng trong năm.
2. Sử dụng giống ngắn ngày có tác dụng tăng số vụ gieo trồng trong năm.
3. Thực hiện được việc luân phiên các loại cây trồng trong năm.
I. Vai trò của giống cây trồng
Sgk
Hoạt động 3. Tìm hiểu các tiêu chí của giống cây trồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục II trong sgk và thảo luận nhóm theo nội dung sau.
1. Theo em một giống cây trồng tốt cần phải đạt những yêu cầu nào?
2. Một giống có năng suất cao có phải là giống tốt không?
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận giữa các nhóm.
Đọc mục II trong sgk. Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả thảo luận.
1. Một giống cây trồng tốt cần phải đạt các yêu cầu sau.
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- Có chất lượng tốt.
- Có năng suất cao và ổn định.
- Chống, chịu được sâu bệnh.
2. Giống có năng suất cao chưa hẳn là giống tốt. Vì một giống tốt cần phải đạt các tiêu chí như đã nêu.
II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt.
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất điạ và trình độ canh tác của địa phương
- Có chất lượng tốt.
- Có năng suất cao và ổn định.
- Chống, chịu được sâu bệnh.
Hoạt động 4. Tìm hiểu phương pháp chọn tạo giống.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục III trong sgk.
Treo tranh hình 12 cho hs quan sát.
Cho hs thảo luận nhóm theo các nội dung sau.
1. Phương pháp chọn lọc giống được tiến hành như thế nào?
2. Ở gia đình em có thực hiện phương pháp trên hay không? Áp dụng cho những loại cây nào?
3. Phương pháp lai được thực hiện như thế nào?
Cho hs báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét kết quả giữa các nhóm.
4. Tại sao một số giống cây trồng sau một thời gian sản xuất thì năng suất lại giảm dần. Biết rằng các điều kiện chăm sóc đều như nhau?
Giải thích để hs biết phương pháp gây đột biến và nuôi cấy mô
Đọc mục II trong sgk. Quan sát tranh và thảo luận nhóm theo các nội dung.
1. Phương pháp chọn lọc giống được tiến hành như sau: Từ giống khởi điểm ban đầu, chọn những cây có đặc tính tốt thu lấy hạt.
Gieo hạt những cây đã được chọn, tiến hành so sánh với giống khởi điểm ban đầu. Nếu giống mới thu được đạt được những kết quả tốt theo tiêu chí của một giống tốt thì tiến hành nhân giống và đem sản xuất đại trà.
2. Ở gia đình thường sử dụng cho việc chọn các giống lúa, ngô...
3. Phương pháp lai được thực hiện.
Chọn cây làm mẹ. Lấy phấn hoa của cây làm bố thụ phấn cho hoa của cây làm mẹ. Lấy hạt của cây làm mẹ đem gieo trồng ta được cây lai. Tiến hành chọn cây lai có đặc tính tốt để làm giống.
4. Sau mỗi vụ gieo trồng năng suất của cây trồng thường giảm là do: giống cây trồng đã bị thoái hoá giống
III. Phương pháp chọn tạo giống.
1. Phương pháp chọn lọc.
Sgk
2. Phương pháp lai.
Sgk
3. Phương pháp gây đột biến.
Sgk
4. Phương pháp nuôi cấy mô.
Sgk
4. Củng cố.
Nắm vững vai trò của giống cây trồng trong sản xuất, Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng
5. Dặn dò
Học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài 11
Tuần 4 tiết 8 ngày soạn 24/9/07 ngày dạy 29/9/07
BÀI 11
SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục đích yêu cầu.
Học sinh hiểu được quy trình sản xuất giống cây trồng
Biết cách bảo quản giống cây trồng.
II. Phương pháp.
Trực quan - thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị.
Nội dung bài giảng.
Sơ đồ 3, hình 17
IV. Lên lớp.
1.Ổn định.
2.Bài cũ.
Cho biết vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt. Một giống tốt cần phải đạt được những tiêu chí nào ?
Hãy cho biết các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. Trình bày phương pháp chọn lọc giống.
3.Bài mới.
Hoạt động 1. Giới thiệu.
Hoạt động 2. Tìm hiểu quá trình sản xuất giống cây trồng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Cho hs đọc mục 1 trong sgk. Quan sát sơ đồ 3, thảo luận nhóm theo nội dung.
1. Vì sảo phải thực hiện việc sản xuất giống cây trồng ?
2. Qui trình sx giống cây trồng bằng hạt được thực hiện như thế nào ?
3. Sản xuất giống cây trồng b
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_1_11.doc