Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1+2: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng - Trường THCS Lê Lợi

1. MỤC TIÊU:

1.1) Kiến thức:

 HS biết: Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt, vai trò của đất trồng, các TP của đất trồng.

 HS hiểu: Đất trồng là gì?

1.2) Kĩ năng:

HS thực hiện được: Qua hoạt động hoc tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa, kĩ năng quan sát.

HS thực hiện thành thạo: Tìm tòi và hợp tác nhóm nhỏ.

1.3) Thái độ:

Thói quen: Giáo dục học sinh có ý thức học tập môn công nghệ và coi trọng sản xuất trồng trọt

Tính cách: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.

Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1) GV: Tranh H.1 SGK/5, Tranh H.2 SGK/7

 3.2) HS: Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ ngành trồng trọt nước ta.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1- Ổn định – tổ chức và kiểm diện: GV Kiểm tra sĩ số HS ( 1’)

4.2- Kiểm tra miệng: không

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 1+2: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phaàn 1: TRỒNG TRỌT Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT Ä Mục tiêu chương: 1) Kiến thức: - Hiểu được những khái niệm cơ bản và vai trò của việc trồng trọt - Biết được các yếu tố cơ bản tác dụng đến năng suất cây trồng. Từ đó biết cách khắc phục, cải thiện nhằm tăng năng suất cây trồng 2) Kĩ năng: - Rèn luyện học sinh kĩ năng tư duy, quan sát - Rèn học sinh kĩ năng dùng một số dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, - Rèn học sinh một số kĩ năng cơ bản về: Cách dùng, bảo quản, nhận biết phân bón; cách chọn tạo giống, sản xuất, bảo quản hạt giống; phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng. 3) Thái độ: - Có hứng thú trong học tập KTNN và coi trọng sản xuất nông nghiệp. - Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cây trồng, áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng Tiết : 01 Tuần: 1 ND:.................... Bài 1, 2: VAI TRÒ - NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG 1. MỤC TIÊU: 1.1) Kiến thức: HS biết: Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt, vai trò của đất trồng, các TP của đất trồng. HS hiểu: Đất trồng là gì? 1.2) Kĩ năng: HS thực hiện được: Qua hoạt động hoc tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa, kĩ năng quan sát. HS thực hiện thành thạo: Tìm tòi và hợp tác nhóm nhỏ. 1.3) Thái độ: Thói quen: Giáo dục học sinh có ý thức học tập môn công nghệ và coi trọng sản xuất trồng trọt Tính cách: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng. 3. CHUẨN BỊ: 3.1) GV: Tranh H.1 SGK/5, Tranh H.2 SGK/7 3.2) HS: Tìm hiểu vai trò và nhiệm vụ ngành trồng trọt nước ta. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1- Ổn định – tổ chức và kiểm diện: GV Kiểm tra sĩ số HS ( 1’) 4.2- Kiểm tra miệng: không 4.3- Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV:Giới thiệu Nước ta là 1 nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có vai trò đặt biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vậy trồng trọt có những vai trò và nhiệm vụ gì? Đất trồng có vai trò và thành phần như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về các vấn đề này. HS: ghi tựa bài học HOẠT ĐỘNG 2:Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. (15p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Xác định vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt, biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt. - Kỹ năng: Quan sát, Tư duy độc lập. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp, giảng giải, hđ nhóm. - Phương tiện dạy học: Tranh H.1 SGK/5 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: - GV giới thiệu hình 1 SGK, HDHS quan sát (đánh số thứ tự các hình từ trái qua phải, tương ứng với từng vai trò) và yêu cầu HS quan sát hình để tìm ra vai trò của trồng trọt trong nền KT - HS độc lập quan sát để tìm ra kiến thức - GV theo dõi, giúp đỡ khi cần thiết - Yêu cầu HS trả lời được: + Cung cấp lương thực thực phẩm cho người (vì quan sát thấy: cây lúa, quả ngô lương thực; cải bắp, củ cải thực phẩm) + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (vì quan sát thấy: trái thơm, trái lê, khoai tây ... nông sản; bên cạnh có nhà máy nhà máy chế biến nông sản) + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (vì quan sát thấy: con bò (ăn rơm ...), con gà (ăn thóc ...), con lợn (ăn cám ...) đều sử dụng sản phẩm trồng trọt để làm thức ăn) + Cung cấp nông sản cho xuất khẩu (vì quan sát thấy : 1 xe tải chở hàng, 1 chiếc cần cẩu cẩu hàng lên tàu, 1 chiếc tàu chở hàng đi nơi khác) - Cuối cùng GV cần Vấn đáp + giảng giải thêm cho HS hiểu (?): Thế nào là cây lương thực ? Ví dụ ? - HS: Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: Lúa, ngô, khoai, sắn (?): Thế nào là cây thực phẩm ? Ví dụ ? - HS: Rau, củ, quả ăn kèm với thức ăn cơ bản là cây lương thực như: Rau, bí, su hào, (?): Cây nguyên liệu cho công nghiệp gì ? - HS:Là cây cho sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp như chế biến mía, bông, cà phê (?): Nước ta đã xuất khẩu những loại nông sản nào ? - HS:Cà phê, cao su, gạo - Trên cơ sở đó GV khái quát lại 1 lần nữa 4 vai trò trồng trọt trong nền KT Bước 2: (?): Dựa vào vai trò của trồng trọt em hãy xác định nhiệm vụ nào dưới đây là nhiệm vụ của trồng trọt ? GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (5’) làm BTập (Sgk/tr 6) - HS:Thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn) xác định nhiệm vụ của trồng trọt. Đại diện nhóm trình bày: 1, 2, 4, 6. - GV: NX và bổ xung nếu cần. (?): Nhiệm vụ của trồng trọt là gì ? - HS: Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. *Giáo dục môi trường -TKNL: Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc tích luỹ năng lượng, chuyển hoá năng lượng mặt trời thành thế năng trong các hợp chất hữu cơ. Trồng trọt góp phần tạo môi trường xanh, làm sạch không khí qua quá trình quang hợp. Bước 3: (?): Theo em, để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, em thấy cần thực hiện những biện pháp gì. - HS: Trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS: lắng nghe, ghi chép ý chính. - GV: yêu cầu HS dựa vào nhiệm vụ đã biết hoàn thành bảng ở mục III. - HS hoàn thành mục III - GV nhận xét, tổng kết. * Giáo dục môi trường : Đối với biện pháp khai hoang lấn biển cần chú ý để vừa phát triển trồng trọt, tăng sản lượng nông sản, vừa tránh làm mất cân băng sinh thái môi trường biển và vùng ven biển. I- Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt 1. Vai trò của trồng trọt: - Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu 2. Nhiệm vụ của trồng trọt: - Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 3. Biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt: - Khai hoang, lấn biển hợp lí để tăng diện tích đất trồng. - Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ. - Sử dụng kĩ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất. HOẠT ĐỘNG 3: Khái niệm về đất trồng và vai trò của đất trồng (10p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết được khái niệm về đất trồng và kể tên được vai trò của đất trồng. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đặt vấn đề,quan sát, vấn đáp, hđ nhóm. - Phương tiện dạy học: H2/Tr7 phóng to (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: - GV: Yêu cầu HS đọc mục I.1 (Sgk) bài 2. GV: Đặt vấn đề: Cánh đồng, bãi cát, núi đá vôi, Đâu là đất trồng? Vì sao? HS: Cánh đồng. Vì cây sống được và cho sản phẩm GV: Vậy đất trồng là gì? HS: Đọc Sgk trả lời GV: Giới thiệu sơ lược về sự hình thành đất trồng từ đá (đất trồng biến đổi từ đá nhưng đất trồng khác với đá là đất trồng có độ phì nhiêu) Bước 2: * Trực quan hình 2/ 7 Sgk GV: Giới thiệu hình. Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi Sgk HS:Quan sát. Họat động nhóm. Trình bày kết quả Nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét. Đưa ra đáp án đúng GV: Vậy đất có vai trò gì? HS: Trả lời GV: Nếu môi trường đất bị ô nhiễm thì như thế nào? HS: Sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giảm năng suất, chất lượng nông sản, ảnh hưởng gián tiếp tới vật nuôi và con người II. Khái niệm về đất trồng. 1. Đất trồng là gì? - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, ở đó cây trồng có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm. 2. Vai trò của đất trồng. - Đất là môi trường cung cấp các điều kiện cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt như: Nước, oxi, chất dinh dưỡng. - Đất giữ cho cây đứng vững HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu thành phần của đất trồng (5p) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: HS hiểu thành phần của đất trồng. - Kĩ năng: liên hệ thực tế. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: Sơ đồ /7 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước1: GV treo sơ đồ 1/ 7 Sgk lên bảng GV: Đất trồng có thành phần như thế nào? Vai trò của từng thành phần? HS: Trả lời GV: Phần khí chứa những khí gì, có giống như trong không khí không? HS: Chứa O2, N2, CO2,giống như trong không khí nhưng O2 thấp hơn còn CO2 nhiều hơn. Bước 2: GV: Yêu cầu HS hòan thành bài tập Sgk/8 và chốt lại kiến thức. III. Thành phần của đất trồng 1. Phần khí: Giúp cây hô hấp và quang hợp 2. Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng và làm giá đỡ cho cây 3. Phần lỏng: Cung cấp nước để hòa tan các chất dinh dưỡng 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: Câu 1: Hãy sắp xếp các ý ở 2 cột A, B cho tương ứng nhau: (bảng phụ) A B 1/ Nhiệm vụ của trồng trọt 2/ Vai trò của trồng trọt 3/ Biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt a) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người b) Tăng vụ c) Khai hoang, lấn biển d) Trồng cây công nghiệp e) Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi f) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến g) Sử dụng giống có năng suất cao h) Cung cấp nông sản cho xuất khẩu k) Áp dụng kĩ thuật tiên tiến l) Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng và sản xuất 1-c,d,k 2-a,e,f,h 3-b,g,l Câu 2:Đất trồng là gì? thành phần của đất trồng? Đáp án: Phần II.1 và III (bài học) 5.2. Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: Ôn lại bài + trả lời câu hỏi SGK cuối bài vừa học Làm thí nghiệm chứng minh được: Đất có nước? Đất có không khí? Đất có chất rắn? - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Tìm hiểu về khả năng giữ nước và chất dd của đất? Độ phì nhiêu của đất là gì? 6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_12_vai_tro_nhiem_vu_cua_trong_tr.doc