Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 14+15 - Võ Thị Kim Liên

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất.

 - Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này.

 - Kỹ năng: có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Đọc và nghiên cứu nội dung SGK, bảng tóm tắt nội dung phần trồng trọt, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập.

 - HS: Đọc câu hỏi SGK chuẩn bị ôn tập.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

 1. Ổn định: Báo cáo sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ: không

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 14+15 - Võ Thị Kim Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Tiết: 12 Ngày soạn: ........................................ Ngày dạy:. Bài 14: Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Sau khi học xong học sinh biết được một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa. - Biết đọc các nhãn thuốc ( độ độc của thuốc, tên thuốc). 2. Kĩ năng: - Nhận biết được độ độc của thuốc qua kí hiệu, biểu thị trên nhãn - Nhận biết được tên thuốc, hàm lượng chất độc và dạng thuốc qua kí hiệu ghi ở nhãn trên bao bì. 3. Thái độ: - Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thuốc hóa học và bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị các mẫu thuốc trừ sâu bệnh ở dạng hạt, bột hoà tan, bột thấm nước, sữa.Tranh vẽ nhãn hiệu và nồng độ của thuốc. - HS: Đọc bài 13 SGK. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh => Phòng trừ sâu bệnh phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Phòng là chính + Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ ? Hãy biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh; biện pháp hoá học? => * Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại. - Vệ sinh đồng ruộng, làm đất:trừ mầm móng và nơi ẩn náu của sâu, bệnh hại - Gieo trồng đúng thời vụ: tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh - Sử dụng giống chống sâu, bệnh; chăm sóc kịp thời; bón phân hợp lí:tăng sức chống chịu cho cây trồng - Luân phiên các loại cây trồng: Làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu, bệnh *Biện pháp hoá học. - Sử dụng thuốc hoá học để trừ sạu, bệnh hại - Ưu: ít tốn công - Nhược: dễ gây độc cho người và động vật - Khi sử dụng thuốc hoá học phải mang bao tay, khẩu trang, đeo kính. 3. Bài mới: Hoạt động GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Giới thiệu bài Hoạt động 2: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Tranh vẽ , kí hiệu thuốc GV: Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm phân biệt được các dạng thuốc và đọc nhãn hiệu của thuốc. I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình thực hành: Bước 1:GV cho học sinh nhận biết các dạng thuốc. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát: Màu sắc, dang thuốc ( Bột, tinh bột). Của từng mẫu thuốc rồi ghi vào vở bài tập Bước 2: Đọc nhãn hiệu và phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu bệnh. GV: Hướng dẫn học sinh đọc tên thuốc đã ghi trong SGK và đối chiếu với hình vẽ trên bảng. GV: Gọi học sinh nhắc lại cách đọc tên thuốc và giải thích các kí hiệu ghi trong tên thuốc. * Lưu ý: Chữ viết tắt chỉ các dạng thuốc. + Thuốc bột: Hoà tan trong nước; SP, BHN + Thuốc bột: D,BR,B. + Thuốc bột thấm nước: WP,BTN,DF,WDG + Thuốc hạt: GH, GR. + Thuốc sữa: EC, ND. + Thuốc nhũ dầu: SC. GV: Hướng dẫn học sinh phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng. II. Quy trình thực hành. 1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại: a) Phân biệt độ độc: - Nhóm độc 1 - Nhóm độc 2 - Nhóm độc 3 b) Tên thuốc - Tên sản phẩm - Hàm lượng chất tác dụng - Dạng thuốc 2. Quan sát một số dạng thuốc: - Thuốc bột thấm nước - Thuốc bột hòa tan trong nước - Thuốc hạt - Thuốc sữa - Thuốc nhũ dầu 4. Đánh giá kết quả: HS: Thu dọn vật liệu, tranh ảnh, vệ sinh - Các nhóm tự đánh giá dựa trên kết quả quan sát ghi vào bảng nộp, mẫu thuốc,màu sắc, nhãn hiệu thuốc. GV: Nhận xét sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ, an toàn vệ sinh lao động, kết quả thực hành. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc và xem trước bài 15 SGK. Rút kinh nghiệm: DUYỆT CỦA TỔ - Nội dung:. - Hình thức: - Số lượng:.. - Đề nghị: .. Ngày ..tháng..năm 2010 TT Nguyễn Thị Duyên Tuần: 7 Tiết: 13 Ngày soạn: ........................................ Ngày dạy:.. ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất. - Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này. - Kỹ năng: có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. II. Chuẩn bị: - GV: Đọc và nghiên cứu nội dung SGK, bảng tóm tắt nội dung phần trồng trọt, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập. - HS: Đọc câu hỏi SGK chuẩn bị ôn tập. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Hệ thống lại một số bài đã học GV hệ thống lại bài 1 dến bài 14 I. Nội dung kiến thức: Hoạt động 2: HS trả lời câu hỏi Câu 1: =>Vai trò của trồng trọt - cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người - Cung cấp thức an cho chăn nuôi - Cung cấp nguyên liệu cho chế biến công nghiệp - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu Nhiệm vụ của trồng trọt: Đảm bảo lương thực cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Câu 2: =>-Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của võ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm - Thành phần của đất trồng gồm: phần rắn, phần lỏng và phần khí Câu 3. =>-Vai trò của phân bón là: làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng xuất cay trồng và tăng chất lượng nông sản. - cách sử dụng phân bón: + Phân hữu cơ thường dùng để bón lót + Phân đạm, kali và phân hỗn hợp thường dùng để bón thúc + Phân lân dùng để bón lót Câu 4: =>-Vai trò của giống: giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng xuất cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng - phương pháp chọn tạo giống: +PP chọn lọc + PP lai + PP gây đột biến + PP nuôi cấy mô Câu 5: =>- Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây về câu tạo, chức năng sinh lí, hình thái do vi sinh vật gây hại và điều kiện sống bất lợi gây nên. - Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh: + BP canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh + BP sinh học +BP thủ công + BP hoá học + BP kiểm dịch thực vật Câu 6: - Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ -> tăng bề dày của lớp đất canh tác, tăng độ phì nhiêu -> áp dụng cho đất có tầng canh tác mỏng, nghèo chất dinh dưỡng. - Làm ruộng bậc thang -> hạn chế dòng chảy chống xói mòn, rửa trôi -> áp dụng cho đất dốc (đồi, núi) - Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh -> tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi - Tháo chua, rữa mặn, xổ phèn cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên -> giảm độ chua, độ mặn, độ phèn cho đất -> áp dụng cho đất bị chua, mặn, nhiễm phèn. Câu 7: -Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng - Bón thúc là bón phân vào thời kì sinh trưởng của cây - Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc mới bén rễ - Bón thúc nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong từng thời kì sinh trưởng và phát triển Câu 8: -Giâm cành là từ một cành cắt rời khỏi than cây mẹ đem giâm vào đất ẩm, sau một thời gian từ cành giâm sẽ hình thành rễ - Chiết cành là bóc một khoanh võ dùng đất ẩm bó lại khi cành ra rễ cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất - Ghép mắt là lấy mắt ghép của cây này ghép vào than cây khác Câu 9: =>- Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây về câu tạo, chức năng sinh lí, hình thái do vi sinh vật gây hại và điều kiện sống bất lợi gây nên. -VD: lá bị thủng. cũ bị thối, lá quả bị biến dạng.. Câu 10: -Biến thái côn trùng là sự thay đổi về cấu tạo và hình thái của nó trong vòng đời - Có 2 kiểu biến thái côn trùng: biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. sự khác nhau giữa 2 kiểu biến thái côn trùng: Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn - Phát triển qua 4 giai đoạn: Trứng -> sâu non-> nhộng -> sâu trưởng thành - Giai đoạn sâu non phá hoại mạnh nhất - Phát triển qua 3 giai đoạn: Trứng -> sâu non-> sâu trưởng thành - Giai đoạn sâu trưởng thành phá hoại mạnh nhất II. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Nêu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt? Câu 2: Đất trồng là gì? Trình bày thành phần ? Câu 3. Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp? Câu 4: Nêu vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống? Câu 5: Trình bày khái niệm về bệnh cây trồng và các biện pháp phòng trừ? Câu 6: Trình bày các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất? Mục đích và loại đất được áp dụng biện pháp đó? Câu 7: Thế nào là bón lót, bón thúc? Nêu mục đích của việc bón lót, bón thúc? Câu 8: Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt? Câu 9: Thế nào là bệnh cây? Cho ví dụ. Câu 10: Thế nào là biến thái của côn trùng? Có mấy kiểu biến thái côn trùng? Hãy so sánh sự khác nhau giữa các kiểu biến thái đó? 4. Củng cố: GV: Tóm tắt sơ đồ minh hoạ GV: Treo tranh sơ đồ phóng to. HS: Quan sát thảo luận Nhận xét đánh giá giờ học 5. Dặn dò: Về nhà ôn tập chuẩn bị giấy kiểm tra tiết sau kiểm tra 45/ Rút kinh nghiệm: Tuần: 7 Tiết: 14 Ngày soạn: ........................................ Ngày dạy:.. KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu: 1. Phạm vi kiến thức: - Từ tiết 1 -> tiết 3 ; từ tiết 5 -> tiết 11 2. Mục đích: a. Đối với GV: - Rút kinh nghiệm truyền thụ kiến thức của giáo viên để từ đó điều chỉnh phương pháp cho phù hợp. b. Đối với HS: - Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh về các kiến thức trọng tâm cần nắm được trong hai chương trồng trọt nông nghiệp II. Hình thức đề kiểm tra: - Kiểm tra viết: Kết hợp TNKQ & TL( 30% TNKQ, 70% TN) III. Tiến trình kiểm tra; 1. Ma trận: NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng 1c TN (0,25đ) 1c TL ( 2đ) 1c TN 1c TL (2,25đ) Một số tính chất ủa đất trồng 3c TN ( 0,75đ) 3c TN ( 0,75đ) Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất 1c TL ( 3đ) 1c TL ( 3đ) Tác dụng của phân bón trong trồng trọt 1c TN (0,25đ) 1c TN (0,25đ) TH: Nhận biết một số loại phân bón hóa học thông thường 1c TN (0,25 đ) 1c TN (0,25 đ) Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường 1c TN (0,25đ) 1c TN (0,25 đ) Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng 1c TN (0,25đ) 1c TN (0,25 đ) Sản xuất và bảo quản giống cây trồng 1c TN (0,25đ) 1c TN (0,25 đ) Sâu bệnh hại cây trồng 2c TN (0,5đ) 1c TL (2đ) 2c TN 1c TL (2,5đ) Phòng trừ sâu, bệnh hại 1c TN (0,25đ) 1c TN (0,25đ) TỔNG 12c TN (3đ) 2c TL ( 5đ) 1c TL (2đ) 12c TN 3c TL 10đ 2.Đề: A. Trắc nghiệm: (3đ) 1. Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất người ta chia đất thành mấy loại chính? a. 3 b. 4 c. 5 d. 7 2. Thành phần của đất trồng bao gồm: a. Phần rắn. b. Phần lỏng. . Phần khí. d. Cả a, b, c đều đúng. 3. Côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hoại mạnh nhất? a. Trứng. b. Sâu non. c. Nhộng. d. Sâu trưởng thành. 4. Có mấy phương pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? a. 3 b. 5 c. 6 d. 7 5. Loại phân nào sau đây thường dùng để bón lót? a. Phân đạm b. Phân kali. c. Phân hữu cơ. d. Phân hỗn hợp. 6. Yếu tố nào sau đây quyết định thành phần cơ giới của đất? a. Độ pH. b. Tỉ lệ (%) các hạt: cát, limon, sét c. Độ phì nhiêu d. Cả a, b, c đều sai. 7. Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt là: a. Làm tăng năng suất cây trồng. b. Làm tăng chất lượng nông sản. c. Làm tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. d. Cả a, b, c đều đúng. 8. Căn cứ vào trị số pH thì đất kiềm có trị số pH là: a. = 6,5 b. 6,5 d. >7,5 9. Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây về: a. Chức năng sinh lí. b. Cấu tạo. c. Hình thái. d. Cả a, b, c đều đúng. 10. Trong vòng biến thái không hoàn toàn, côn trùng trải qua mấy giai đoạn? a. 3 b. 4 c. 5 d. 6 11. Trong các loại phân sau đây, phân bón nào không phải là phân hữu cơ? a. Phân chuồng. b. Phân đạm. c. Phân xanh. d. Khô dầu. 12. Lấy hạt phấn của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ -> lấy hạt của cây mẹ đem gieo -> cây lai -> chọn cây lai có đặc tính tốt làm giống. Đó là hình thức nhân giống bằng phương pháp: a. Nuôi cấy mô. b. Lai. c. Gây đột biến. d. Chọn lọc. B. Tự luận: (7đ) 1. Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt?(2đ) 2. Hãy trình bày các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất, mục đích và loại đất được áp dụng biện pháp đó? (3đ) 3. Thế nào là biến thái của côn trùng? Có mấy kiểu biến thái côn trùng? Hãy so sánh sự khác nhau giữa các kiểu biến thái đó? (2đ) 3. Đáp án + Biểu điểm: A. Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 a d b b c b 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 d d d a b b 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ II. Tự luận: (7đ) Câu 1: -Vai trò của trồng trọt là: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xuất khẩu. (1đ) - Nhiệm vụ của trồng trọt là: đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (1đ) Câu 2: - Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ -> tăng bề dày của lớp đất canh tác, tăng độ phì nhiêu -> áp dụng cho đất có tầng canh tác mỏng, nghèo chất dinh dưỡng. - Làm ruộng bậc thang -> hạn chế dòng chảy chống xói mòn, rửa trôi -> áp dụng cho đất dốc (đồi, núi) - Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh -> tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi - Tháo chua, rữa mặn, xổ phèn cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên -> giảm độ chua, độ mặn, độ phèn cho đất -> áp dụng cho đất bị chua, mặn, nhiễm phèn. (3đ) Câu 3: -Biến thái côn trùng là sự thay đổi về cấu tạo và hình thái của nó trong vòng đời(0,5đ) - Có 2 kiểu biến thái côn trùng: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.(0,5đ) Sự khác nhau giữa 2 kiểu biến thái côn trùng: Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn - Phát triển qua 4 giai đoạn: Trứng -> sâu non-> nhộng -> sâu trưởng thành - Giai đoạn sâu non phá hoại mạnh nhất - Phát triển qua 3 giai đoạn: Trứng -> sâu non-> sâu trưởng thành - Giai đoạn sâu trưởng thành phá hoại mạnh nhất 4. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu TB trở lên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 71 72 73 74 75 76 77 78 Tổng 5. Nhận xét chung: 6. Dặn dò: - Chuẩn bị trrước bài mới, tìm hiểu quy trình và kĩ thuật làm đất? Tuần: 8 Tiết: 15 Ngày soạn: ........................................ Ngày dạy:.. CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN TRỒNG TRỌT Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được mục đích của việc làm đất trong trồng trọt - Giải thích được ý nghĩa của việc làm đất trong trồng trọt - Mô tả được quy trình lên luống và các yêu cầu cơ bản của việc lên luống - Kể được các loại phân thường dùng để bón lót 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng thực hiện các công việc làm đất đơn giản 3. Thái độ: - Có ý thức cùng gia đình thực hiện làm đất và bón phân cho cây trồng trong vườn nhà để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt II. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu SGK, hình 25, 26 SGK - HS: Đọc trước bài xem hình vẽ SGK. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động GV – HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc làm đất GV: Đưa ra ví dụ để học sinh nhận xét tình trạng đất (cứng – mềm ) GV: Làm đất nhằm mục đích gì? HS: Trả lời I. Làm đất nhằm mục đích gì? Làm đất có tác dụng : làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưởng, diệt trừ cỏ dại, mầm móng sâu, bệnh và cải tạo đất. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung các công việc làm đất. GV: Cho hs quan sát tranh vẽ sgk và kể tên các công việc làm đất HS:Bao gồm công việc cày bừa, đập đất, lên luống. GV: Cày đất có tác dụng gì? HS: Trả lời GV: Em hãy so sánh ưu nhược điểm của cày máy và cày trâu. HS: Trả lời GV: Cho học sinh nêu tác dụng của bừa và đạp đất. GV: Tại sao phải lên luống? Lấy VD các loại cây trồng lên luống. HS: Trả lời II. Các công việc làm đất. 1. Cày đất: Xáo chộn lớp đất mặt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. 2. Bừa và đập đất: Làm cho đất nhỏ và san phẳng. 3. Lên luống. - Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển. - Các loại cây trồng lên luống, Ngô, khoai, rau, đậu, đỗ Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật bón phân lót GV: Gợi ý để học sinh nhớ lại mục đích của bón lót nêu các loại phân để sử dụng bón lót. HS: Trả lời GV: Giải thích ý nghĩa các bước tiên shành bón lót III. Bón phân lót. Thường dùng phân hữu cơ trộn lẫn vối 1 phần phân lân, rỉa đều trên mặt ruộng hay bón theo hang theo hốc, sau đó cày bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới 4. Củng cố: - Làm đất nhằm mục đích gì? - Nêu các công việc làm đất? - Bón lót thường được tiến hành theo quy trình nào? - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết sgk. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 17, 18 SGK. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_1415_vo_thi_kim_lien.doc