Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 26+27: Trồng cây rừng. Chăm sóc rừng sau khi trồng - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Xác định được thời vụ trồng rừng,và biết cách đào hố trồng cây rừng.

- Biết cách trồng và chăm sóc cây rừng sau khi trồng.

- Rèn luyện ý thức lao động đúng kĩ thuật, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình gieo trồng cây rừng.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 26, 27 trong SGK.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

? Người ta làm như thế nào để có được cây con tốt nhất đem trồng rừng.

? Những nguyên nhân nào dãn đến khi trồng cây xong thì cây con có thể bị chết hàng loạt?

3- Bài mới.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Nhiệm vụ của người trồng rừng là làm thế nào để cây rừng sau khi trồng có được một tỉ lệ sống là cao nhất. Vạ người trồng rừng cần phải làm gì, cần chăm sóc cây rừng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 Hoạt động 2: Thời vụ trồng rừng.

Gv thông báo: Thời vụ trồng rừng thường thay đổi theo từng vùng khí hậu vì vậy thời vụ trồng rừng ở miền Nam và miền Bắc là khác nhau. Thời vụ trồng rừng ở miền Bắc là vào mùa thu và mùa xuân. Miền Nam là vào mùa mưa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 26+27: Trồng cây rừng. Chăm sóc rừng sau khi trồng - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23. Tuần 21. Thứngàythángnăm 200 Bài 26+27 Trồng cây rừng Chăm sóc rừng sau khi trồng. A- Mục tiêu. Xác định được thời vụ trồng rừng,và biết cách đào hố trồng cây rừng. Biết cách trồng và chăm sóc cây rừng sau khi trồng. Rèn luyện ý thức lao động đúng kĩ thuật, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình gieo trồng cây rừng. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 26, 27 trong SGK. C- Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Người ta làm như thế nào để có được cây con tốt nhất đem trồng rừng. ? Những nguyên nhân nào dãn đến khi trồng cây xong thì cây con có thể bị chết hàng loạt? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Nhiệm vụ của người trồng rừng là làm thế nào để cây rừng sau khi trồng có được một tỉ lệ sống là cao nhất. Vạ người trồng rừng cần phải làm gì, cần chăm sóc cây rừng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2: Thời vụ trồng rừng. Gv thông báo: Thời vụ trồng rừng thường thay đổi theo từng vùng khí hậu vì vậy thời vụ trồng rừng ở miền Nam và miền Bắc là khác nhau. Thời vụ trồng rừng ở miền Bắc là vào mùa thu và mùa xuân. Miền Nam là vào mùa mưa. Hoạt động 3: Làm đất trồng cây. Quan sát bảng thông tin trong SGK trang 65 và cho biết. ? Kích thước hố của hố trồng cây rừng? ? Em hãy cho biết kĩ thuật đào hố trồng cây rừng? Kích thước hố. Theo nội dung Bảng thông tin trong SGK- Trang 65. Kĩ thuật đào hố. Vạc cỏ, đào hố. Lấy lớp đất màu trộn với phân bón và lấp đất vào hố. Cuốc đất đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố. Hoạt động 4: Kĩ thuật trồng rừng bằng cây con. Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 4.2 và hình 4.3 và hỏi: ? Trồng cây con có bầu người ta thực hiện theo quy trình như thế nào? ? Vì sao cần rạch bỏ vỏ bầu? ? Trồng cây con có rễ trần có gì giống và khác so với trồng cây con có bầu? Trồng cây con có bầu. Là cách trồng được áp dụng phổ biến trong trồng rừng. Với quy trìng tròng như sau: Tạo lỗ trong hố đất. Rạch bỏ vỏ bầu. Đặt bầu vào trong hố. Lấp đất và nén lần 1. Lấp đất và nén lần 2. Vun gốc. Trồng cây con rễ trần. Trồng cây con bằng rễ trần được áp dụng vớ những cây có bộ rễ phục hồi nhanh. Với quy trình trồng như sau: Tạo lỗ trong hố đất. Đặt cây vào trông hố đất. Lấp kín gốc cây. Nén đất. Vun gốc. Hoạt động 5: Thời gian và số làn chăm sóc cây rừng. Gv thông báo thời gian và số lần chăm sóc cây rừng. Thời gian: Sau khi trồng cây được từ 1 đến 3 tháng thì tiến hành chăm sóc và chăm sóc liên tục cho đến khi cây rừng được 4 năm. Số lần chăm sóc: Năm 1 và năm 2 mỗi năm cần chăm sóc từ 2 đến 3 lần. Năm 3 và năm 4 mỗi năm cần chăm sóc từ 1 đến 2 lần. Hoạt động 6: Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng. Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 44 và cho biết : ? Những công việc chính trong việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng? ? Nội dung của mỗi công việc là gì? Làm rào bảo vệ. Phát quang. Làm cỏ. Xới đất, vun gốc. Bón phân. Tỉa và dặm cây. 4- Củng cố. Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài. 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và hoàn thành các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 28: Khai thác rừng. .. Tiết 24. Tuần 21 Thứngàythángnăm 200 Bài 28 Khai thác rừng. A- Mục tiêu. Phân biệt được các loại rừng khai thác. Hiểu được điều kiện khai thác rừng ở nước ta hiện nay. Biết được một số biện pháp phục hồ rừng sau khi khai thác. B- Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng trong SGK và các tài liệu tham khảo. Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. HS: Đọc và tìm hiểu trước bài 28. Tìm hiểu các biện pháp khai thác rừng và các biện pháp phục hồi rừng sau khi khai thác. C- Tiến trình dạy học. Tổ chức ôn định lớp. Kiểm tra bài cũ. ? Sau khi trồng rừng chúng ta cần chăm sóc rừng như thế nào? ? Trồng và chăm sóc rừng nhằm mục đích gì? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Công việc khai thác rừng trong thời gian qua ở nước ta đã làm cho rừng giảm mạnh cả về diện tích, chủng loại và chaats lượng cây rừng. Nguyên nhân cơ bản là do khai thác rừng bừa bãi, không đúng chỉ tiêun kĩ thuật, khai thác không chú ý tới tái sinh và phục hồi. Vậy làm thế nào để ta có thể khai thác rừng một cách tốt nhất mà rừng vẫn có thể tái sinh và phục hồi. Đó chính là nội dung của bài học hôm nyay. Hoạt động 2: Các loại rừng khai thác. Gv yêu cầu học sinh theo dõi và nghiên cứu nội dung bảng 2: Phân loại khai thác rừng và trả lời các câu hỏi sau. ? Đặc điểm của các loại khai thác rừng? ? Khai thác dần và khai thác chọn có lợi ích như thế nào cho sự tái sinh tự nhiên của rừng? ? Khai thác dần và khai thác chọn có sự khác nhau như thế nào? ? Rừng ở đất dốc cơ thể khai thác trắng được không? Vì sao? ? Khai thác trắng mà không trồng rừng sẽ gây nguy hại như thế nào? Khai thác trắng: Chặt toàn bộ lượng cây rừng. Khai thác chọn: Chọn những cây đủ điều kiện thì chặn hạ. Khai thac dần: Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 năm. Giúp cho rừng có thể tái sinh một cách tự nhiên. Khai thác dần là chặt toàn bộ cây nhưng trong một thời gian dài còn khai thác chọ là chỉ chọn những cây đủ điều kiện thì mới chặt hạ. Rừng ở nơi đất dốc không thể khai thác trắng được vì ở nơi đất dốc dễ gây nở đất khi có mưa lớn. Khai thác trắng mà không trồng rừng sẽ dẫn đến hiện tượng đất trống đồi trọc tăng Hoạt động 3: Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam. GV trình bày các điều kiện áp dụng khai thác rừng ở nước ta. GV nêu vấn đề và yêu cầu học sinh thảo luận: ở Việt Nam rừng chủ yếu trồng ở nơi đất dốc và ở ven biển nên áp dụng biện pháp khai thác nào cho có lợi nhất? Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng. Rừng còn gỗ khai thác chủ yếu ở nơi đất có độ dốc lớn hơn 150. Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng phòng hộ. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế. Lượng gõ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ rừng chưa khai thác. Hoạt động 4: Phục hồi rừng sau khai thác. Gv nêu vấn đề: Sau khai khai thác rừng chúng ta cần phải làm gì để rừng sớm phục hồi? Khai thác trắng cần trồgn rừng ngay để phục hồi. Khai thác dần và khai thác chọn cần phải thúc đẩy sự tái sinh của rừng bằng nhiều biện pháp. 4- Củng cố. Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: + Khai thác rừng phải đạt được mục đích như thế nào? + Ta có thể khai thác rừng theo những cách nào? mỗi cách khai thác chỉ áp dụng trong điều kiện nào? 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài. Trả lời các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng. . Hết tuần 21.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_2627_trong_cay_rung_cham_soc_run.doc