Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Trường THCS Mong Thọ B

I/ MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

+ Biết được các mục đích, biện pháp bảo vệ rừng , khoanh nuôi rừng.

- Kỹ năng: Hình thành những kỹ năng bảo vệ,nuôi dưỡng rừng.

- Thái độ: Có ý thức bảo vệ và phát triển rừng.

II/ CHUẨN BỊ:

GV: Hình 48,49 SGK phóng to.

HS: Xem trước bài 29.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1/KT bài cũ:

_ Các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau và khác nhau? 5đ

_ Khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện nào? 3đ

_ Dùng biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng? 2đ

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Trường THCS Mong Thọ B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Mong Thọ B Tuần 23 - Tiết 27 Ngày soạn: 15/1/2013 Bài 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG I/ MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của bảo vệ và khoanh nuôi rừng. + Biết được các mục đích, biện pháp bảo vệ rừng , khoanh nuôi rừng. - Kỹ năng: Hình thành những kỹ năng bảo vệ,nuôi dưỡng rừng. - Thái độ: Có ý thức bảo vệ và phát triển rừng. II/ CHUẨN BỊ: GV: Hình 48,49 SGK phóng to. HS: Xem trước bài 29. III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1/KT bài cũ: _ Các loại khai thác rừng có những điểm nào giống nhau và khác nhau? 5đ _ Khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện nào? 3đ _ Dùng biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng? 2đ 2/ Bài mới: *GTB: HĐGV HĐHS ND _Yêu cầu hs đọc tt mục I và trả lời các câu hỏi: + Em cho biết tình hình rừng của nước ta từ năm 1943-1995 như thế nào? + Nguyên nhân nào làm cho rừng bị suy giảm? + Em hãy cho biết tác hại của việc phá rừng thông qua vai trò của rừng và trồng rừng? + Rừng có ý nghĩa như thế nào đối với trái đất? + Cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng? _ Học sinh đọc và trả lời: à Hs trả lời à Sự phá hoại rừng bừa bãi: đốt rừng, phá rừng à Tác hại của việc phá rừng là: + Đối với môi trường: gây ô nhiễm không khí, làm mất cân bằng tỉ lệ O2 và CO2 trong không khí, gây xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán.. + Đối với đời sống: giảm nguồn cung cấp gỗ lớn và hạn chế xuất khẩu + Không bảo tồn được những loài sinh vật quý hiếm à Rừng là tài nguyên của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội. à Hs trả lời I. Ý nghĩa: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của con người. HĐGV HĐHS ND _ Yêu cầu hs đọc tt mục II.1 và trả lời các câu hỏi: + Tài nguyên rừng gồm có các thành phần nào? + Cho biết mục đích của việc bảo vệ rừng. +Ví dụ: Ở Kiên Giang có rừng nào không, có động vật nào quý hiếm không ? _ Yêu cầu hs đọc tt mục II.2 SGK và cho biết: + Theo em các hoạt động nào của con người được coi là xâm hại tài nguyên rừng? + Những đối tượng nào được phép kinh doanh rừng? + Tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào? _ GV treo hình 49 và giải thích hình. + Nêu tác hại của việc phá rừng, cháy rừng. _ Học sinh đọc tt và trả lời: à Gồm có các loài động vật, thực vật rừng, đất có rừng và đồi trọc, đất hoang thuộc sản xuất lâm nghiệp. à Hs trả lời à Như rừng tràm ở vườn quốc gia U Minh Thượng, vườn quốc gia Phú Quốc.. _ Học sinh đọc mục 2 và trả lời: à Phá rừng bừa bãi, gây cháy rừng, lắng chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng , à Các đối tượng được phép kinh doanh rừng là: Cơ quan lâm nghiệp của Nhà nước, cá nhân hay tập thể được các cơ quan chức năng lâm nghiệp giao đất, giao rừng để sản xuất theo sự chỉ đạo của Nhà nước. à Hs trả lời _ Học sinh quan sát hình và lắng nghe. à Tác hại: diện tích rừng bị giảm, làm động vật không có nơi cư trú, làm đất bị bào mòn II. Bảo vệ rừng: 1. Mục đích: _ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. _ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất. 2. Biện pháp: Gồm có: _ Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng. _ Kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép. _ Chủ rừng và Nhà nước phải có kế hoạch phòng chóng cháy rừng . HĐGV HĐHS ND - Yc hs nghiên cứu tt sgk trả lời câu hỏi + Khoanh nuôi phục hồi rừng nhằm mục đích gì? _ Yêu cầu hs đọc tt mục III.2 và cho biết: + Khoanh nuôi phục hồi rừng bao gồm các đối tượng khoanh nuôi nào? + Khi nào ta phải khoanh nuôi phục hồi rừng? _ Yêu cầu hs đọc to mục III.3 và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu lên các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng? + Vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không, tại sao? + Bản thân em đã làm gì để bảo vệ rừng? - GDMT: gdhs biết cách bảo vệ, nuôi dưỡng rừng, đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm Luật Bảo vệ rừng ở địa phương - Hs nghiên cứu tt sgk trả lời à Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao. _ Học sinh đọc và trả lời: à Hs trả lời à Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng . _ Hs đọc to mục 3 và cho biết: à Hs trả lời à Không, việc khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ áp dụng đối với đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng. à Hs trả lời III. Khoanh nuôi phục hồi rừng: 1. Mục đích: Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao. 2. Đối tượng khoanh nuôi: Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng gồm có: _ Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang con tính chất đất rừng. _ Đồng cỏ,cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm. 3. Biện pháp: Thông qua các biện pháp: _ Bảo vệ: cấm chăn thả đại gia súc, _ Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây. _ Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn. 3/ Củng cố luyện tập: _ Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng? _ Mục đích và biện pháp bảo vệ rừng? 4/ Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo câu hỏi SGK. Đọc “Có thể em chưa biết” - Xem trước bài 30. Kẻ sơ đồ 7 tr82 vào tập. 5/ BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_29_bao_ve_va_khoanh_nuoi_rung_tr.doc