I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi.
-Biết cách phân loại giống vật nuôi.
-Hiểu vai trò của giống trong chăn nuôi.
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng:
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:SGK, giáo án, phóng to hình 51, 52, 53 SGK.
-HS:SGK, vỡ chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
3.Giới thiệu bài mới:
Sau khi học xong bài này các em cần hiểu:
-Khái niệm về giống vật nuôi và vai trò của giống trong chăn nuôi.
-Cần nhận rỏ một số giống vật nuôi có ngoại hình giống nhau, có năng suất và sản lượng như nhau.
-Thấy được vai trò của giống vật nuôi trong việc nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Qua đó các em có ý thức chú ý tới sản xuất nông nghiệp.
48 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 30-42, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:
Tiết:
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
GIÁO ÁN
-----------& -----------
Phần III: CHĂN NUÔI
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
§ 30 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi. Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng: Ham thích học tập kĩ thuật chăn nuôi.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:SGK, giáo án, phóng to hình 50 và sơ đồ 7 SGK.
-HS:SGK, vỡ chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sNhắc lại vai trò của ngành trồng trọt?
3.Giới thiệu bài mới:
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Chăn nuôi và trồng trọt luôn hỗ trợ nhau phát triển. Phát triển chăn nuôi toàn diện trên cơ sở đẩy mạnh chăn nuôi trang trại và gia đình để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực phẩm ngày càng lớn của nhân dân và xuất khẩu. Chúng ta cùng nhau nghiên cứu vấn đề này.
Sau khi học xong bài này các em cần phải biết được vai trò của chăn nuôi trong đời sống xã hội, có phát triển chăn nuôi thì đời sống vật chất mới được nâng cao, đồng thời nắm được nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong những năm tới.
TG TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Trực quan- thảo luận để tìm hiểu vai trò của chăn nuôi:
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Dựa vào hình 50 SGK em hãy cho chăn nuôi có vai trò gì?
sSản phẩm chăn nuôi thịt, sữa, trứng có vai trò gì trong đời sống?
sHiện nay còn cần sức kéo từ vật nuôi không?
sEm hãy cho biết những vật nuôi nào có thể cho sức kéo?
sTại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng?
sEm hãy cho biết sừng trâu, da thú, dùng để làm gì?
sNgành y, ngành dược dùng những sản phẩm chăn nuôi để làm gì?
FĐại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung:
-Cung cấp thịt, sữa, trứng
-Cung cấp sức kéo.
-Cung cấp phân bón.
-Cung cấp sừng trâu, lông, da thú, vắc xin, động vật làm tní nghiệm,
FLà những thực phẩm quí giàu chất dinh dưỡng.
FCòn cần sức kéo ở những khu vực miền núi.
FTrâu, bò, ngựa,
FVì phân chuồng có số lượng và tỉ lệ NPK cao và cân đối, rất có lợi cho việc cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng.
FDùng để làm giầy, cặp, trống, lược,
FDùng để chế tạo các loại vắc xin phòng bệnh và động vật để làm thí nghiệm.
I.Vai trò của chăn nuôi:
Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
Hoạt động 2: Vấn đáp để tìm hiểu nhiệm vụ của ngành chăn nuôi:
sỞ gia đình em có những vật nuôi nào? Phát triển chăn nuôi gia đình có lợi ích gì?
sĐể có số lượng vật nuôi nhiều ta cần làm gì?
sĐể đảm bảo sở thích tiêu dùng ta cần phải làm gì?
sLàm sao chúng ta biết được các phương pháp chăn nuôi mới, có hiệu quả cao? Cách phòng chống dịch bệnh?
ØĐể chăn nuôi đạt hiệu quả cao, phòng chống các loại dịch bệnh cần đầu tư cho việc nghiên cứu và quản lí trong chăn nuôi. Sau đó rút ra kết luận như cột nội dung.
FGia đình em có nuôi các vật nuôi như: Bò, heo, gà, vịt, dê, thỏ, nhằm cung cấp thực phẩm và tăng thu nhập.
FCần có những trang trại nuôi với qui mô lớn
FCần phải nuôi nhiều loại vật nuôi thích hợp với từng vùng kinh tế.
FDựa vào báo, đài, các cán bộ kĩ thuật hướng dẫn các kĩ thuật chăn nuôi và cách phòng chống dịch bệnh.
II.Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta:
Phát triển chăn nuôi toàn diện, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
4.Kết luận bài:
ØCho HS đọc ghi nhớ.
ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK.
ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài:”Giống vật nuôi”
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:
Tiết:
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
GIÁO ÁN
-----------& -----------
§ 31 GIỐNG VẬT NUÔI
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi.
-Biết cách phân loại giống vật nuôi.
-Hiểu vai trò của giống trong chăn nuôi.
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng:
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:SGK, giáo án, phóng to hình 51, 52, 53 SGK.
-HS:SGK, vỡ chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sChăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
3.Giới thiệu bài mới:
Sau khi học xong bài này các em cần hiểu:
-Khái niệm về giống vật nuôi và vai trò của giống trong chăn nuôi.
-Cần nhận rỏ một số giống vật nuôi có ngoại hình giống nhau, có năng suất và sản lượng như nhau.
-Thấy được vai trò của giống vật nuôi trong việc nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Qua đó các em có ý thức chú ý tới sản xuất nông nghiệp.
TG TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Đàm thoại đểû tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi:
sGọi HS đọc thông tin SGK?
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Hoàn thành chỗ trống trang 83 SGK?
2.Giống vật nuôi do đâu mà có?
sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
sEm hãy cho biết phân loại giống vật nuôi dựa vào các tiêu chí nào?
sEm hãy nêu một vài ví dụ ứng với từng cách phân loại?
sĐể nhận biết vật nuôi của cùng một giống ta cần chú ý điều gì?
ØỨng với mỗi điều kiện GV cho ví dụ minh hoạ để học sinh hiểu sâu hơn.
F1.Ngoại hình/ năng suất/ chất lượng.
2.Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra
FDựa vào địa dư, hình thái ngoại hình, mức độ hoàn thiện giống và hướng sản xuất.
FTrả lời như côt nội dung.
FTrả lời như cột nội dung.
I.Khái niệm về giống vật nuôi:
1.Thế nào là giống vật nuôi:
Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra.
2.Phân loại giống vật nuôi: (Có 4 cách phân loại)
-Theo địa lí: Giống bò vàng Nghệ An, lợn Móng Cái,
-Theo hình thái, ngoại hình: Bò lang trắng đen, bò u,
-Theo mức độ hoàn thiện của giống: Giống nguyên thuỷ, giống quá độ, giống gây thành.
-Theo hướng sản xuất: Giống hướng mỡ, hướng nạc, hướng trứng,
3.Điều kiện để công nhận là một giống vất nuôi:
-Có chung nguồn gốc.
-Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau.
-Có tính di truyền ổn định.
-Đạt đến một số lượng cá thể nhất định
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của giống trong chăn nuôi:
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng thì giống vật nuôi khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với năng suất và sản phẩm chăn nuôi? Cho ví dụ minh hoạ?
2.Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi ta cần ta cần chú ý điều gì?
sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
ØGV nhận xét và rút ra kết luận như cột nội dung.
F1.Trong cùng điều kiện nuôi dưởng thì giống vật nuôi khác nhau sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau.
VD:-Gà Lơ go đẻ 250-270 trứng/con/năm.
-Sữa trâu Mura có tỉ lệ mỡ trong sữa là 7,9%, còn sữa bò Hà Lan chỉ đạt 3,8- 4%.
2.Phải không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.
II.Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi:
Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Muốn chăn nuôi có hiệu quả cần phải chọn giống vật nuôi phù hợp.
4.Kết luận bài:
ØCho HS đọc ghi nhớ.
ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK:
ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài 32:”Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi”
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:
Tiết:
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
GIÁO ÁN
-----------& -----------
§ 32 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng:
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:SGK, giáo án, phóng to sơ đồ 8 SGK, bảng số liệu về cân nặng, chiều cao, chiều dài của một số vật nuôi.
-HS:SGK, vỡ chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sEm hãy nêu vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi?
3.Giới thiệu bài mới:
Sau khi học xong bài này các em cần biết được định nghĩa, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển. Từ đó con người có thể chủ động điều khiển được quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo sự mong muốn.
TG TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Thảo luận để tìm hiểu thếy nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Thế nào là sự phát triển của vật nuôi?
2.Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục?
3.Hãy đánh dấu X vào bảng trang 87 SGK để biết được những biến đổi nào là của sự sinh trưởng và phát dục?
sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
Ø Bản chất của sự sinh trưởng là sự lớn lên và phân ch ia tế bào, các tế bào sinh ra sau giống hệt các tế bào đã sinh ra nó. Còn sự phát dục là sự thay đổi về chất, các tế bào sinh ra sau khác với các tế bào đã sinh ra nó.
F1. Trứng thụ tinh thành hợp tử. Hợp tử biến thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẻ và hổ trợ nhau.
2.Như cột nội dung.
3.
Cột 1
Cột 2
Cột 3
1
X
2
X
3
X
4
X
5
X
I.Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
-Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của các bộ phận trong cơ thể
-Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong c ơ thể.
Hoạt động 2:Thảo luận để tìm hiểu đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
sEm hãy quan sát sơ đồ 8 cho biết sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có những đặc điểm nào? Ứng với từng đặc điểm cho một vài ví dụ minh hoạ?
sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
ØGV nhận xét và rút ra các đặc điểm như cột nội dung.
FCó 3 đặc điểm:
-Sự sinh trưởng không đồng đều: (VD a)
-Sự phát triển theo giai đoạn: ( Câu b,d)
-Sự phát triển theo chu kì: (Câu c)
II.Đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi không đồng đều, theo giai đoạn và theo chu kì.
Hoạt động 3: Vấn đáp để tìm hiểu về sự tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục:
sCác yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
sEm hãy nêu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
sKhi ta biết được các điều kiện này ta có thể điều khiển được sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi được hay không?
FGồm: Đặc điểm về di truyền và các điều kiện ngoại cảnh.
FVD: Thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, khí hậu,
FĐược, con người có thể điều khiển được sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn.
III.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
-Các đặc điểm về di truyền và các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Nắm được các yếu tố này con người có thể điều khiển được sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn.
4.Kết luận bài:
ØCho HS đọc ghi nhớ.
ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK:
ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài 33:” Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi”
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:
Tiết:
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
GIÁO ÁN
-----------& -----------
§ 33 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
---------& ---------
I
.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi. Biết được một số phương pháp về chọn giống vật nuôi đang dùng ở nước ta. Hiểu được vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi.
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng: Có ý thức quản lí giống để tránh mất các đặc tính tốt của giống.
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:SGK, giáo án
-HS:SGK, vỡ chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sEm hãy cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
3.Giới thiệu bài mới:
Chọn lọc là khâu đầu tiên trong công tác giống vật nuôi. Muốn phát huy được kết quả chọn lọc và tiến hành công tác giống đạt kết quả thì phải tiến hành quản lí giống vật nuôi tốt.
TG TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Nêu vấn đề để tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi:
Trong chăn nuôi con người luôn muốn có giống vật nuôi ngày càng tốt hơn. Vì vậy phải thường xuyên chọn giống vật nuôi.
Ví dụ:Để co 1một giống gà ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại những con gà mái, gà trống chóng lớn, đẻ nhiều trứng và ấp trứng và nuôi con khéo. Loại bỏ những con đẻ ít trứng, có tỉ lệ trứng ấp nở thấp, có tính ấp bóng kéo dài.
sVậy thế nào là chọn giống vật nuôi?
FLà căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống.
I.Khái niệm về chọn giống vật nuôi:
Căn cứ vào mục đích chăn nuôi lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.
Hoạt động 2: Thảo luận để tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi:
sCó mấy phương pháp chọn lọc giống vật nuôi? Kể ra?
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
2.Phương pháp kiểm tra năng suất là thế nào?
sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
ØPhương pháp chọn lọc hàng loạt là phương pháp chọn lọc đơn giản phù hợp với trình độ kĩ thuật về công tác giống còn thấp. Còn phương pháp kiểm tra năng suất có độ chính xác cao hơn do loại trừ được các yếu tố không do di truyền và có cường độ chọn lọc cao hơn. Ngoài 2 phương pháp này còn có phương pháp kiểm tra đời sau và phương pháp chọn lọc kết hợp.
1.Chọn lọc hàng loạt là dựa vào sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để lựa chọn những cá thể tốt nhất làm giống.
2.Kiểm tra cá thể là lựa chọn những vật nuôi cho năng suất cao nhất khi được chăm sóc trong cùng một điều kiện chuẩn.
II.Một số phương pháp chọn giống vật nuôi:
1.Chọn lọc hàng loạt:
Dựa vào sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để lựa chọn những cá thể tốt nhất làm giống.
2.Kiểm tra năng suất:
Kiểm tra năng suất nhằm lựa chọn những vật nuôi cho năng suất cao nhất khi được chăm sóc trong cùng một điều kiện “chuẩn”.
Hoạt động 3: Tim hiểu về quản lí giống vật nuôi:
sGọi học sinh đọc thông tin SGK?
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Quản lí giống nhằm mục đích gì?
2.Em hãy nêu các công việc chọn giống vật nuôi
sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
ØGV nhận xét và rút kết luận như cột nội dung.
F1.Giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo giống thuần chủng hoặc nâng cao chất lượng giống vật nuôi.
2.-Đăng kí Quốc gia các giống vật n uôi.
-Phân vùng chăn nuôi.
-Chính sánh chăn nuôi
-Qui định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình
III.Quản lí giống vật nuôi:
Quản lí giống vật nuôi nhằm giữ và nâng cao phẩm chất của giống. Các công việc quản lí như:
-Tổ chức đăng kí giống Quốc gia.
-Phân vùng chăn nuôi hợp lí.
-Có chính sách chăn nuôi đúng đắn.
-Có qui định về sử dụng đực giống trong chăn nuôi gia đình.
4.Kết luận bài:
ØCho HS đọc ghi nhớ.
ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK:
sThế nào là chọn giống vật nuôi?
sEm hãy trình bày các phương pháp chọn giống vật nuôi?
sMục đích của việc quản lí giống vật nuôi là gì?
ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài 34:”Nhân giống vật nuôi”
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:
Tiết:
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
GIÁO ÁN
-----------& -----------
§ 34 NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Biết được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối vật nuôi. Hiểu được khái niệm và phương pháp nhân giống thuần chủng vật nuôi.
2.Kĩ năng:
3.Tư tưởng:
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:SGK, giáo án,
-HS:SGK, vỡ chép bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sEm hãy cho biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta?
3.Giới thiệu bài mới:
Để có đủ giống vật nuôi để sản xuất chăn nuôi cần phải nhân giống.
GV nêu mục tiêu của bài học.
TG TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Thảo luận để tìm hiểu về chọn phối:
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Thế nào là chọn phối?
2.Có các phương pháp chọn phối nào? Cho ví dụ?
sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
ØGV nhận xét và rút kết luận như cột nội dung.
F1.Chọn ghép đôi giữa con đực với con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.
2.Có 2 phương pháp:
-Chọn phối cùng giống để nhân giống.
VD: Chọn phối lợn ỉ đực với ỉ cái ® thế hệ sau đều lợn ỉ.
-Chọn phối khác giống để lai tạo giống.
VD: Phối gà trống Rốt (sức sản xuất cao) với gà mái Ri (dễ nuôi, thịt ngon, sức đề kháng cao) ® gà lai (vừa thích nghi tốt lại có sức sản xuất cao).
I.Chọn phối:
1.Chọn phối:
Chọn ghép đôi giữa con đực với con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.
2.Các phương pháp chọn phối:
-Chọn phối cùng giống để nhân giống.
-Chọn phối khác giống để lai tạo giống.
Hoạt động 2:Thảo luận để tìm hiểu về nhân giống thuần chủng:
ØChia HS thành 3 nhóm thảo luận trả lời theo phiếu học tập:
1.Thế nào là nhân giống thuần chủng? Mục đích của nó là gì?
2.Đánh dấu X vào vào các phương pháp theo bảng sau:
Chọn phối
PP nhân giống
Con đực
Con cái
TC
LT
Gà Lơ go
Gà Lơ go
X
Lợn Móng C ái
Lợn Móng Cái
X
Lợn Lanđơrát
Lợn Ba Xuyên
X
Lợn Lanđơrát
Lợn Lanđơrát
X
Lợn Lanđơrát
Lợn Móng Cái
X
3.Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
sGọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung?
ØGV nhận xét và rút kết luận như cột nội dung.
F1.Nhân giống thuần chủng là chọn ghép đôi giữa con đực và con cái trong cùng một giống để cho sinh sản. Mục đích là tạo ra nhiều số lượng và hoàn thiện đặc tính giống đã có.
2.Như cột thuần chủng và lai tạo ở bảng bên.
3.Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải phải xác định rỏ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi
II.Nhân giống thuần chủng:
1.Nhân giống thuần chủng là gì?
Nhân giống thuần chủng là chọn phối giữa con đực và con cái trong cùng một giống để cho sinh sản.
Mục đích: Tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có.
2.Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả:
Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải phải xác định rỏ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi
4.Kết luận bài:
ØCho HS đọc ghi nhớ.
ØCho HS trả lời các câu hỏi SGK:
ØGiáo viên nhận xét tiết học về tinh thần, thái độ và kết quả học tập theo mục tiêu của bài và rút kinh nghiệm cho tiết học sau.
5.Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và đọc trước bài:35 ”TH: Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.”
Ngày soạn:. . ./. . ./. . . . . .
Tuần:
Tiết:
Ẹ
A
B
C
D
E
1
2
3
3
5
GIÁO ÁN
-----------& -----------
§ 35 TH: NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU.
---------& ---------
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Nhận biết được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình.
2.Kĩ năng:Phân biệt được phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một số chiều đo đơn giản.
3.Tư tưởng:Rèn luyện ý thức cẩn thận chính xác
II.Thiết bị, đồ dùng dạy và học:
-GV:SGK, giáo án, tranh ảnh các giống vật nuôi, mô hình con gà.
-HS:SGK, vỡ chép bài, mẫu báo cáo thực hành, thước đo.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
sEm hãy cho biết mục đích của việc chọn phối và nhân giống thuần chủng?
3.Giới thiệu bài mới:
-Giáo viên nêu mục tiêu của bài thực hành.
-Nêu nội qui và nhắc nhở học sinh an toàn khi thực hành, giữ gìn vệ sinh môi trường.
-Chia học sinh thành 3 nhóm thực hành và sắp xếp vị trí thực hành cho từng nhóm.
TG TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Tổ chức thực hành:
ØGV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
ØChia học sinh thành 3 nhóm thực hành và sắp xếp vị trí thực hành cho từng nhóm.
HS theo dỏi và thực hiện
Hoạt động 2:Thực hiện theo qui trình:
a.Giáo viên dùng tranh vẽ để hướng dẫn học sinh quan sát ngoạïi hình để nhận biết các giống gà:
sĐể nhận biết được một số giống gà ta cần tiến hành thực hiện theo các bước chính nào?
sQuan sát hình dáng toàn thân để nhận biết điều gì?
sLông da của các loại gà có đặc điểm gì khác nhau?
sEm hãy nêu các đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống?
*Các kết quả quan sát được điền vào mẫu báo cáo thực hành.
b.GV hướng dẫn đồng thời thao tác mẫu đo một số chiều đo để chọn gà mái:
sLàm sao ta có thể biết được gà đẻ trứng to hay nhỏ?
-Đo khoảng cách giữa 2 xương háng: Hướng dẫn cách tìm vị trí và cách đặc các ngón tay dọc theo thân gà để đo khoảng cách giữa 2 xương háng của gà mái.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_30_42.doc