Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Nguyễn Quốc Việt

I.Mục tiêu bài học

Qua bài này, học sinh phải:

 Hiểu rõ khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

 Nắm chắc được các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

 Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

 Có thái độ học tập tích cực, ứng dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương.

II.Chuẩn bị

1.Giáo viên

 Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học

 Hình 54.SGK trang 86, bảng phụ cần thiết, sơ đồ 8

2.Học sinh

 Học bài 31

 Nghiên cứu trước bài 32, giải thích mối quan hệ trong hình 54 về sự tăng trưởng của vịt, bảng trang 87, giải thích sơ đồ 8

III.Các hoạt động dạy - học

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

a. Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ

b. Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Ví dụ minh hoạ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Nguyễn Quốc Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn 20/1/2009 Tiết 33 Ngày dạy 03/2/2009 Bài 32 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI @&? I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: Hiểu rõ khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Nắm chắc được các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Có thái độ học tập tích cực, ứng dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Hình 54.SGK trang 86, bảng phụ cần thiết, sơ đồ 8 2.Học sinh Học bài 31 Nghiên cứu trước bài 32, giải thích mối quan hệ trong hình 54 về sự tăng trưởng của vịt, bảng trang 87, giải thích sơ đồ 8 III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? Cho ví dụ Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Ví dụ minh hoạ? Giới thiệu bài mới (3’) Sự lớn lên của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc già cỗi phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp nhưng tuân theo những quy luật nhất định. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là gì, chúng chịu tác động của những yếu tố nào, từ đó chúng ta có biện pháp chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 12’ I.Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi 1.Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể 2.Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể HĐ1. Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Treo hình 54.SGK Em hãy so sánh sự khác nhau giữa vịt con và vịt trưởng thành Nêu ví dụ về sự sinh trưởng của ngan +1 ngày tuổi nặng 42g +1 tuần tuổi nặng 79g +2 tuần tuổi nặng 152g Em có nhận xét như thế nàovề khối lượng của ngan theo thời gian? Các ví dụ trên thể hiện sự sinh trưởng. Vậy sinh trưởng là gì? Tại sao gà trống còn nhỏ không biết gáy nhưng khi lớn lên lại có thể gáy được? Giới thiệu đó là sự phát dục. Phát dục là gì? GV cho thêm một số ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục: tinh hoàn lợn đực khi lợn còn nhỏ thì nó nhỏ, khi lợn lớn thì tinh hoàn cũng lớn dần theo. Đó là sự sinh trưởng. Tinh hoàn lúc nhỏ không có khả năng sản sinh tinh trùng, khi lớn lên mới có khả năng sản sinh tinh trùng. Đó là sự phát dục. Treo bài tập SGK Tóm lại, sinh trưởng là gì? Phát dục là gì? Giới thiệu thêm: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gọi chunglà sự phát triển của vật nuôi. Cả hai quá trình này không diễn ra riêng lẻ, mà nó diễn ra xen kẽ, đồng thời, liên tục trong suốt cuộc đời của vật nuôi Vịt con kích thước nhỏ, lông ngắn, không có màu, vịt trưởng thành kích thước to, lông dài, lớn, mào hiện rõ Khối lượng của ngan tăng theo thời gian Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể Có một sự biến đổi nào đó trong cơ thể nên gà trống mới có thể gáy được. Phát dục là sự biến đổi về chất các bộ phận trong cơ thể vật nuôi Ví dụ như gà mái biết đẻ, bò cái tiết sữa. HS làm theo cặp Trả lời như nội dung SGK 10’ II.Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Không đồng đều Theo giai đoạn Theo chu kì (trao đổi chất, hoạt động sinh lí) HĐ2. Tìm hiểu về đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Treo sơ đồ 8 Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục và của vật nuôi Không đồng đều Theo giai đoạn Theo chu kỳ (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí) Sơ đồ 8. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có những đặc điểm nào? Câu hỏi thảo luận: dựa vào sơ đồ và bài tập trang 88.SGK em hãy làm rõ những đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi đồng thời cho ví dụ minh hoạ? GV hướng dẫn giải thích thêm cho HS hiểu rõ. Tóm lại, sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có những đặc điểm gì? Nêu 3 đặc điểm như sơ đồ Đọc bài tập trang 88.SGK HS thảo luận theo 2bàn/nhóm trong 5 phút để làm rõ vấn đề Không đồng đều là tuỳ theo từng thời điểm khác nhau mà sinh trưởng phát dục nhanh chậm khác nhau. Ví dụ tuần đầu ngan tăng 37g, sang tuần thứ hai ngan tăng 73g (ví dụ sự sinh trưởng của ngan) Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi trải qua những giai đoạn đoạn nhất định và không thể đảo ngược lại được. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì sinh trưởng và phát dục diễn ra với tốc độ khác nhau. Ví dụ như ở heo: hợp tử nặng 0.4mg, sơ sinh nặng 0.7-1kg, 36 tháng nặng 200kg. Mỗi loài vật nuôi có chu kì sinh trưởng và phát dục khác nhau, ví dụ như ở heo chu kì động dục là 21 ngày, ở ngựa là 23 ngày. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có đặc điểm: +Không đồng đều +Theo giai đoạn +Theo chu kì (trao đổi chất, hoạt động sinh lí) 10’ III.Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng to lớn đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Vật nuôi Yếu tố bên trong (đặc điểm di truyền) Yếu tố bên ngoài (điều kiện ngoại cảnh) Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi HĐ3. Tìm hiểu về các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Treo sơ đồ sau Câu hỏi thảo luận: Phân tích các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Cho ví dụ minh hoạ Em hãy cho ví dụ chứng tỏ giống quyết định đến năng suất chăn nuôi, còn điều kiện ngoại cảnh chỉ đóng vai trò quan trọng? Theo em, để chăn nuôi đạt năng suất cao, ta phải cần điều kiện gì? HS thảo luận theo 2bàn/nhóm trong 5 phút. +Yếu tố bên trong hay đặc điểm di truyền quyết định đến năng suất chăn nuôi. Các đặc tính tốt từ con bố mẹ sẽ truyền lại cho đời con. Ví dụ như giống tốt thì tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh hơn. Cụ thể, bò lai Sind và bò ta vàng thì bò lai Sind lớn nhanh hơn, kích thước to hơn. +Yếu tố bên ngoài là các điều kiện ngoại cảnh như chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Ví dụ như chăm sóc, nuôi dưỡng tốt thì heo sẽ mau lớn hơn heo nuôi dưỡng không tốt. Ví dụ nuôi lợn Landrace chăm sóc kém và lợn Ba Xuyên chăm sóc tốt thì lợn landrace vẫn lớn nhanh và trọng lượng tối đa vẫn cao hơn lợn Ba Xuyên. Cần phải có giống tốt và kĩ thuật chăn nuôi tốt. Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục và của vật nuôi Sơ đồ 8. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc “Ghi nhớ” Hoàn thành sơ đồ sau Chọn câu đúng nhất Để có năng suất chăn nuôi cao nhất thì cần phải có Giống thật tốt Chăm sóc chu đáo, cho ăn đầy đủ và có chất lượng Giống tốt và chăm sóc chu đáo Chọn giống có năng suất cao, thích nghi điều kiện địa phương Sự sinh trưởng và phát dục là Là quá trình diễn ra trong suốt cuộc đời vật nuôi Là quá trình diễn ra không đồng đều, theo giai đoạn và theo chu kì. Là quá trình có thứ tự, theo một qui luật nhất định đối với mọi vật nuôi Là quá trình diễn ra giống hệt nhau đối với tất cả vật nuôi. B.Đánh giá C.Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Học bài 32 3. Nghiên cứu trước bài 33, tìm hiểu xem thế nào là chọn giống vật nuôi, khái niệm được chọn lọc hàng loạt và kiểm tra năng suất. Nghiên cứu trước sơ đồ 9. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_32_su_sinh_truong_va_phat_duc_cu.doc