Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Trường THCS Thường Thới Hậu A

 I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

 - Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

 - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.

 3. Thái độ: Có ý thức trong việc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên.

- Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường.

- Sơ đồ 8 phóng to, bảng phụ những biến đổi của cơ thể vật nuôi.

 2. Học sinh: Xem trước bài 32 phần I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Trường THCS Thường Thới Hậu A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:.. Tuần 22 Tiết 33 Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên. Tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường. Sơ đồ 8 phóng to, bảng phụ những biến đổi của cơ thể vật nuôi. 2. Học sinh: Xem trước bài 32 phần I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 12’ 10’ 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi 1. Sự sinh trưởng: Là sự tăng về khối lượng, kích thước của các bộ phận cơ thể 2. Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo - Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi? Hãy cho ví dụ. - Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? à Giới thiệu bài mới: Mỗi loài vật nuôi đều trải qua các giai đoạn con non è trưởng thành è sinh trưởng và phát dục. Vậy sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là gì? Các yếu tố nào tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Ta hãy vào bài mới. * Hoạt động 1 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK. - Giáo viên giảng: Trứng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già. Cả quá trình này gọi là sự phát triển của vật nuôi. Sự phát triển của vật nuôi luôn có sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ và hỗ trợ nhau. - Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: + Nhìn vào hình 3 con ngan, em có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể? + Người ta gọi sự tăng khối lượng (tăng cân) của ngan trong quá trình nuôi dưỡng là gì? + Sự sinh trưởng là như thế nào? - Giáo viên giải thích ví dụ trong SGK, ghi bảng - Yêu cầu học sinh quan sát hình con ngan thứ 3 có đặc điểm gì về sự phát dục? + Thế nào là sự phát dục? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ và giải thích cho học sinh về sự sinh trưởng và phát dục của buồng trứng + Cùng với sự phát triển của cơ thể, buồng trứng con cái lớn dần èsinh trưởng của buồng trứng + Khi đã lớn, buồng trứng của con cái bắt đầu sản sinh ra trứng è sự phát dục của buồng trứng. - Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận và điền vào bảng phân biệt sự sinh trưởng và phát dục - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung - Lớp trưởng báo cáo - HS trả lời - Lắng nghe và suy nghĩ - Học sinh đọc thông tin mục I. - Học sinh lắng nghe và suy nghĩ - Học sinh quan sát và trả lời: à Thấy có sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thay đổi hình dạng. à Gọi là sự sinh trưởng à Là sự tăng về khối lượng, kích thước của các bộ phận cơ thể - Học sinh ghi bài - Học sinh quan sát và trả lời: mào của ngan đỏ sậm. à Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể - Học sinh đọc và nghe giáo viên giải thích - Học sinh thảo luận và đại diện nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 10’ III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Các đặc điểm về di truyền - Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. * Hoạt động 2 - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.SGK và trả lời các câu hỏi: + Sự sinh trưởng và phát dục vật nuôi chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào? + Hiện nay người ta áp dụng biện pháp gì để điều khiển một số đặc điểm di truyền của vật nuôi? + Hãy cho một số ví dụ về điều kiện ngoại cảnh tác động đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi . + Cho biết bò của ta khi chăm sóc tốt thì có cho sữa giống như bò sữa Hà Lan không? Vì sao? - Giáo viên chốt lại kiến thức ghi bảng. - Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi: à Chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh (như nuôi dưỡng, chăm sóc) à Áp dụng biện pháp chọn giống, chọn ghép con đực với con cái cho sinh sản. à Như: Thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu à Không, do di truyền quyết định. Phải biết kết hợp giữa giống tốt + Kỹ thuật nuôi tốt - Học sinh lắng nghe ghi bài. 5’ 4. Củng cố: - Nội dung hoạt động 1 - Nội dung hoạt động 2 - Sinh trưởng và phát dục là như thế nào ? - Có mấy yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? - Trả lời nội dung hoạt động 1 - Trả lời nội dung hoạt động 2 5. Dặn dò: (1 phút) - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 33. Phần II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_32_su_sinh_truong_va_phat_duc_cu.doc