Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 52: Thức ăn của động vật nuôi thủy sản (tôm, cá) - Tiết Kim Ngọc

I/ Mục tiêu bài dạy : học xong bài này HS phải

- Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá.

- Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản.

- Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình.

- Góp phần cùng gia đình tham gia tạo được thức ăn cho ao cá trong nhà.

II/ Đồ dùng dạy học

- Tranh phóng to hình 78, hình 82, hình 83.

- Bảng phụ.

- Một số tranh ảnh khác có lieenj quan đến nội dung bài học.

III/ Tiến trình lên lớp:

 1- Ổn định :

 2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút)

1/ Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

- Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ,

- Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước,

- Thành phần oxi thấp và cacbonic cao.

2/ Nước nuôi thủy sản có mấy tính chất, đó là những tính chất nào ?

- Nước nuôi thủy sản gồm 3 tính chất:

+ Tính chất lí học,

+ Tính chất hóa học,

+ Tính chất sinh học.

3/ Tính chất lí học gồm những yếu tố nào?

 Tính chất lí học gồm : nhiệt độ, độ trong, màu nước, sự chuyển động của nước.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 52: Thức ăn của động vật nuôi thủy sản (tôm, cá) - Tiết Kim Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Tiết Kim Ngọc Lớp dạy : 7A5 Tiết : 3 - Buổi : Sáng Tên bài : THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT NUÔI THỦY SẢN ( tôm, cá ) GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 52 : THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT NUÔI THỦY SẢN ( tôm, cá ) —˜&™– I/ Mục tiêu bài dạy : học xong bài này HS phải - Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá. - Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản. - Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình. - Góp phần cùng gia đình tham gia tạo được thức ăn cho ao cá trong nhà. II/ Đồ dùng dạy học - Tranh phóng to hình 78, hình 82, hình 83. - Bảng phụ. - Một số tranh ảnh khác có lieenj quan đến nội dung bài học. III/ Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định : 2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút) 1/ Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản? - Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ, - Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước, - Thành phần oxi thấp và cacbonic cao. 2/ Nước nuôi thủy sản có mấy tính chất, đó là những tính chất nào ? - Nước nuôi thủy sản gồm 3 tính chất: + Tính chất lí học, + Tính chất hóa học, + Tính chất sinh học. 3/ Tính chất lí học gồm những yếu tố nào? Tính chất lí học gồm : nhiệt độ, độ trong, màu nước, sự chuyển động của nước. 3/ Bài mới: ( 32phút ) A/ Giới thiệu: (3 phút ) Cô có 3 cái ao. Cô sẽ giao cho 3 nhóm để nuôi cá, các em muốn nuôi cá gì trong ao đó? Khi nuôi cá trong ao như vậy thì các em sẽ cho cá ăn gì để cá sống và lớn lên? ( HS tự trả lời) . Các loại thức ăn cho cá mà các em vừa đó chính là thức ăn của cá nói riêng và của động vật thủy sản nói chung. Đây là nội dung bài học hôm nay bài 52 “ thức ăn của vật nuôi thủy sản”. B/ Hoạt động dạy và học: Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Tìm hiểu về những loại thức ăn của tôm, cá I / Những loại thức ăn của tôm, cá (20 phút ) 8h58’ à 9h18’ - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trang 140 +141+142 cho biết: Thức ăn của tôm, cá gồm mấy loại? Đó là những loại nào? - Gồm 2 loại : + Thức ăn tự nhiên + Thức ăn nhân tạo 1/ Thức ăn tự nhiên (10 phút) 8h58 à 9h08’ - Yêu cầu HS đọc thầm thông tin SGK trang 140 +141 kế, quan sát kỹ hình 82 “ Một số loại thức ăn tự nhiên của tôm cá”. - GV dán hình 82 lên bảng (tên của các loài trong hình được che lại). Yêu cầu HS lên bảng điền tên cho từng loài có trong hình theo các số thứ tự đã được đánh số sẵn. - GV nhận xét đưa ra đáp án đúng. P GV : Thức ăn tự nhiên bao gồm các loại như: tảo khuê, tảo ẩn xanh, và được xếp vào các nhóm khác nhau như: vi khuẩn, thực vật thủy sinh ( thực vật phù du và thực vật đáy), động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. - Bây giờ 2 bàn là 1 nhóm các em quay lại thảo luận với nhau trong vòng 2 phút hoàn thành các yêu cầu sau: + Sắp xếp thức ăn của tôm, cá theo các nhóm sau: Ÿ Thực vật phù du: Ÿ Thực vật đáy: Ÿ Động vật phù du: Ÿ Động vật đáy : + Kể tên các loại thức ăn tự nhiên khác ngoài những loại có trong hình 82 mà các em đã được học hay các em biết? P GV : Ngoài các loại thức ăn tự nhiên có trong hình 82 ngoài ra còn có thêm một số loài khác nữa như ốc, hến, ngêu, lăng quăng cũng là một loại thức ăn tự nhiên. P Lăng quăng là thức ăn tự nhiên của động vật thủy sản đặc biệt là cá. Đây là loại thức ăn cho cá rất gần gũi với các bạn nhỏ đặc biệt là các bạn nhỏ ở các miền quê vùng sông nước. Các em có biết có biết vì sao lại như vậy không? Đó là do các bạn nhỏ ở vùng quê đa phần là gia đình khó khăn nên không có điều kiện để mua các loại đồ chơi vì vậy các bạn đã bắt những con cá lia thia nhỏ trên sông về nuôi. Khi nuôi cá thì các ban hay đi bắt lăng quăng về cho cá ăn. Các ban xem việc cho cá ăn như là một cách để các ban giải trí sau những giờ học hay lao động giúp đỡ gia đình. P Vì vậy các bạn nhỏ ở vùng quê rất cần sự quan tâm, chia sẻ của chúng ta nên bây giờ ở trường đang phát động phong trào “ Búp bê tình thương” các em hãy nhân dịp này mang đến niềm vui bất ngờ cho các bạn nhỏ đó bằng những con búp bê của mình các em nhé. - Qua các ví dụ các em hãy cho cô biết thế nào là thức ăn tự nhiên? - GV nhận xét, đưa ra kết luận àThức ăn tự nhiên là loại thức ăn có sẵn trong nước nuôi thuỷ sản, rất giàu dinh dưỡng . P GV: Thức ăn tự nhiên rất giàu chất dinh dưỡng như trong ngành tảo, lượng prôtêin có từ 30 – 60%; lượng chất béo từ 20 – 30 % khối lượng vật chất khô. - Thức ăn tự nhiên bao gồm các nhóm nào? à Bao gồm: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy, và mùn bã hữu cơ. P Như các em cũng đã biết thức ăn tự nhiên có sẵn trong nước nuôi thủy sản, dễ tìm, rất đa dạng và giàu chất dinh dưỡng. Nhưng trong tự nhiên lượng thức ăn này không đủ để nuôi tôm, cá có mật độ cao, nên trong nuôi thủy sản người ta thường tạo ra thức ăn để cung cấp thêm cho thủy sản nuôi trong thủy vực. Để biết đó là những loại thức ăn nhân tạo nào chúng ta vào phần 2 “ Thức ăn nhân tạo” - HS đọc thông tin SGK - Đại diện HS (3 HS) lên bảng hoàn thành hình 82 theo yêu cầu của GV. - HS thảo luận hoàn thành các yêu cầu của GV.Yêu cầu đạt đuợc: + Thức ăn của cá tôm theo các nhóm: Ÿ Thực vật phù du: tảo khuê, tảo ẩn xanh,tảo đậu. Ÿ Thực vật đáy: rong đen lá vòng, rong lông gà. Ÿ Động vật phù du: trùng túi trong, trùng hình tia, bọ vòi voi. Ÿ Động vật đáy : giun mồm dài, ốc củ cải + HS trả lời theo hiểu biết của bản thân: lăng quăng, hến, - Đại diện HS trả lời câu hỏi ( khoảng 5 HS). Yêu cầu trả lời được. àThức ăn tự nhiên là loại thức ăn có sẵn trong nước nuôi thuỷ sản, rất giàu dinh dưỡng cao.Bao gồm: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy, và mùn bã hữu cơ. Tiểu kết : - Thức ăn tự nhiên là loại thức ăn có sẵn trong nước nuôi thuỷ sản, rất giàu dinh dưỡng cao. - Bao gồm: + Vi khuẩn, + Thực vật thuỷ sinh, + Động vật phù du, + Động vật đáy, + Mùn bã hữu cơ. 2/ Thức ăn nhân tạo: (10 phút) 9h08’ à 9h18’ - Yêu cầu HS đọc to thông tin SGK phần 2 mục II SGK trang 142. Trả lời câu hỏi: + Thế nào là thức ăn nhân tạo? + Thức ăn nhân tạo được chia làm mấy nhóm, đó là những nhóm nào? - GVnhận xét đưa ra kết luận. - Các em quan sát hình 83 cho cô biết: + Thức ăn thô gồm những loại nào? à Phân hữu cơ, phân vô cơ (đạm, lân, kali) + Thức ăn tinh gồm những loại nào? à Ngũ cốc: cám gạo, ngô, đậu tương. + Thức ăn hỗn hợp có đặc điểm gì khác với thức ăn tinh và thức ăn thô? à Thức ăn hỗn hợp bao gồm thức ăn tinh và thức ăn thô . Có thành phần dinh dưỡng đựơc trộn với nhau theo khẩu phần ăn khoa học đảm bảo dinh dưỡng, có chất phụ gia kết dính, có độ hoà tan khi cho vào nước do vậy mà thức ăn hỗn hợp có nhiều ưu điểm hơn là thức ăn thô và thức ăn tinh tuy nhiên phải tùy thuộc vào từng loại vật nuôi mà chúng ta lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp. P Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người cung cấp có tác dụng làm cho cá, tôm tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao, chóng thu hoạch qua đó nâng cao được chất lượng cuộc sống của người nuôi thủy sản. P Chúng ta đã tìm hiểu qua 2 loại thức ăn. Vậy giữa 2 loại thức ăn này có mối quan hệ nào với nhau như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu phần II “ Quan hệ về thức ăn” - Đại diện HS đọc to thông tin SGK. Các em còn lại tập trung theo dõi trả lời câu hỏi.Yêu cầu trả lời được. + Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người cung cấp cho tôm,cá có thể ăn trực tiếp. + Thức ăn nhân tạo được chia làm 3nhóm: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp. - Đại diện HS trả lời câu hỏi, các em còn lại nhận xét,bổ sung. Yêu cầu đạt được: + Thức ăn thô: phân hữu cơ. + thức ăn tinh : cám, ngô, đậu tương. + Có thành phần dinh dưỡng đựơc trộn với nhau theo khẩu phần ăn khoa học đảm bảo dinh dưỡng, có chất phụ gia kết dính, có độ hoà tan khi cho vào nước Tiểu kết: - Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người cung cấp cho tôm,cá có thể ăn trực tiếp. - Thức ăn nhân tạo được chia làm 3nhóm: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp * Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ về thức ăn II/ Quan hệ về thức ăn (10 phút) 9h18’ à 9h28’ - Yêu cầu HS đọc to thông tin SGK. Quan sát sơ đồ 16 lên bảng hoàn thành sơ đồ. - GV nhận xét đưa ra kết luận. - Qua sơ đồ 16 em hãy kể tên các sinh vật có trong nước nuôi thuỷ sản? - Quan sát sơ đồ 16 cho biết? + Thức ăn của thực vật phù du, thực vật đáy, vi khuẩn là gì? + Thức ăn của động vật phù du là những loại nào? + Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào? +Thức ăn trực tiếp cho cá, tôm trong nước nuôi thuỷ sản là gì? - Mọi nguồn thức ăn trong vực nước trực tiếp làm thức ăn cho cho các loài sinh vật để rồi các loài sinh vật này lại làm thức ăn cho cá. Vì vậy ngoài nguồn thức ăn trực tiếp là thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh, vi khuẩn, chất vẫn thì các nguồn thức ăn còn lại trong nước đều là thức ăn gián tiếp của tôm, cá. Đây chính là mối quan hệ về thức ăn giữa các loài sinh vật vực nước nuôi thủy sản. - Em hãy cho cô biết thế nào là quan hệ về thức ăn ? GV nhận xét đưa ra kết luận. à Quan hệ về thức ăn là thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản. Mối quan hệ này được thể hiện rõ qua sơ đồ 16. - Vậy trong nuôi thủy sản muốn tăng lượng thức ăn cho tôm, cá chúng ta phải làm gì? - Đại diện học sinh đọc thông tin SGK - Vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy, cá, tôm. - HS quan sát hình 16. + Chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. + Chất vẩn, thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn. + Chất vẩn và động vật phù du. + Thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh, vi khuẩn, chất vẫn. - Quan hệ về thức ăn là thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản. - Phải bón phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lí nhằm tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển, trên cơ sở đó các động vật thực vật thuỷ sinh phát triển làm mồi cho cá tôm thêm phong phú, tôm cá đủ chất dinh dưỡng sẽ chóng lớn cho năng suất cao. Ttiểu kết - Quan hệ về thức ăn là thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản. Chất vẩn Tôm , cá Chất dinh dưỡng hòa tan Thực vật phù du Vi khuẩn Thực vật đáy Động vật phù du Động vật đáy Sơ đồ 16. Quan hệ về thức ăn của tôm, cá IV/ Củng cố : (5 phút) Các em hãy gấp tất cả tập sách lại, hoàn thành sơ đồ sau: Thức ăn tôm cá Tôm , cá Chất dinh dưỡng hòa tan V/ Dặn dò: (2 phút) - Về nhà học bài theo nội dung đã ghi. - Đọc trước bài 54 + Tìm hiểu cách chăm sóc, quản lý tôm, cá ? Các biện pháp phòng bệnh cho tôm, cá ? những loại thuốc nào được dùng để phòng bệnh cho tôm, cá? + Sưu tầm tranh ảnh về cách chăm sóc và phòng bệnh cho tôm, cá?

File đính kèm:

  • docbai_giang_cong_nghe_lop_7_bai_52_thuc_an_cua_dong_vat_nuoi_t.doc