Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32+33 - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi.

- Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi đang được áp dụng ở nước ta.

- Hiểu được vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi .

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các biện pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi ở địa phương.

HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 33 SGK, tìm hiểu các biện pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi ở gia đình và địa phương.

C- Tiến trình dạy học.

1- Tổ chức ổn định.

2- Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy cho biết đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

? Phân biệt yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

- - Kháng thể tự nhiên của cơ thể.

- Kiểu gen.

- Khí hậu.

- Thức ăn.

- Khả năng chống chịu rét.

- Khả năng chịu kham khổ.

- Tiêm vắc xin.

Chuồng trại

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 32+33 - Đoàn Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27. Tuần 23. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 32. Sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi. Mục tiêu. Hiểu được khái niệm về sự sinh trưởn và phát dục của vật nuôi. Phân biệt được các đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Chuẩn bị. GV: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 32 SGK, SGV và các tài liệu tham khảo, các số liệu kĩ thuật liên quan đến nội dung bài học. HS: Đọc và chuẩn bị trước bài 32 SGK, tìm hiểu trước các giai đoạn sinh trưởng và phát dục và vật nuôi. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Nhận biết một số giống vật nuôi qua đặc điểm ngoại hình của nó? ? Trình bày các điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi? Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi? Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc thành cá thể non, đến trưởng thành rồi già cỗi diễn ra rất phức tạp nhưng nó đều tuân theo một quy luật nhất định. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi và mối quan hệ giữa hai quá trình đó. Hoạt động 2: Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 54 SGK và nhận xét về hình dạng, kích thước và khối lượng của các loại vật nuôi. HS quan sát và nhận xét theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV kết luận chung. GV yêu cầu học sinh quan sát hình 54 và cho biết con ngan lớn nhất có đặc điểm gì khác so với các con ngan khác. HS quan sát và trả lời câu hỏi. GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập trong SGK. Khái niệm về sự sinh trưởng. Sự sinh trưởng là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, khối lượng cơ thể và các bộ phận của cơ thể của con vật. Sự sinh trưởng do cơ chế phân chia tế bào, tế bào được sinh ra giống như tế bào sinh ra nó. Khái niệm về sự phát duc. Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. Hoạt động 3: Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II và sơ đồ 8 và trả lời các câu hỏi sau: ? Quá trình sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi diễn ra như thế nào? ? Đọc ví dụ trong SGK và cho biết ví dụ đó minh hoạ cho đặc điểm nào? Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có 3 đặc điểm: Sự sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn. Sự sinh trưởng và phát dục theo chu kì. Sự sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Hoạt động 4: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. ? Nuôi thật tốt một con lợn ỉ có thể có khối lượng bằng con lợn Lan đơ rát được không? Tại sao? Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao ta phải làm gì? Học sinh suy nghĩ trả lời. GV kết luận chung. Không thể nuôi con lợn ỉ bằng con lợn Lan đơ rát vì do yếu tố di truyền của giống. Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao cần phải có giống tốt và cần chăm sóc tốt Kết luận: Kết quả chăn nuôi = Giống tốt + Kĩ thuật chăm sóc tốt. Củng cố. Gv gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. GV nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài. Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và hoàn thành câu hỏi cuối bài. Đọc và chuẩn bị trước bài 33- SGK. .. Tiết 28. Tuần 23. Thứ ngày tháng năm 2007. Bài 33. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi. Mục tiêu. Hiểu được khái niệm về chọn giống vật nuôi. Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi đang được áp dụng ở nước ta. Hiểu được vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi . Chuẩn bị. GV: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Tìm hiểu các biện pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi ở địa phương. HS: Tìm hiểu trước nội dung bài 33 SGK, tìm hiểu các biện pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi ở gia đình và địa phương. Tiến trình dạy học. Tổ chức ổn định. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy cho biết đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? ? Phân biệt yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Kháng thể tự nhiên của cơ thể. Kiểu gen. Khí hậu. Thức ăn. Khả năng chống chịu rét. Khả năng chịu kham khổ. Tiêm vắc xin. Chuồng trại Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao người chăn nuôi phải duy trì công tác chọn lọc để giữ lại những con giống tốt đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con giống có nhiều nhược điểm. Công việc đó gọi là chọn giống. Vậy chọn giống là gì, chúng ta cần làm gì để quản lí giống vật nuôi một cách tốt nhất chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2: Khái niệm về chọn giống vật nuôi. Gv nêu khái niệm về chọn giống vật nuôi. ? Mục đích của chọn giống vật nuôi là gì? ? Tìm mục đích chăn nuôi của các vật nuôi: Lợn, bò sữa, gà, vịt? ? Muốn chọn lợn, gà tốt ta làm như thế nào? Chọn giống vật nuôi là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành nhằm giữ lại những vật nuôi tốt nhất phù hợp với yêu cầu sản suất để làm giống. * Căn cứ vào mục đích của chăn nuôi để tạo ra những con giống vật nuôi đực và cái có đặc tính tốt để giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. Hoạt động 3: Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. GV giảng: Gv phát phiếu học tập cho học sinh: Ghép các câu ở hai cột sau sao cho phù hợp. Khối lượng. Đầu và cổ. Thân trước. Thân giữa. Thân sau. Mông nở, đùi to, khấu đùi lớn. lưng dài, bụng gọn, vú đều có từ 10 đến 12 vú. Vai bằng phẳng, nở nang, ngực sâu sườn tròn, khoảng cách giữa hai chân trước rộng. Mặt nhanh, mắt sáng, mõn bẹ. 10 kg. Gv giảng về phương pháp kiểm tra năng suất. Học sinh lắng nghe và ghi bài. Phương pháp chọn lọc. Căn cứ vào mục đích sản xuất, căn cứ vào chỉ tiêu kĩ thuật của con vật trong từng thời kì mà chọn giống và nuôi đồng loạt. Đáp án: 5. 4. 3. 2. 1. Kết luận. Căn cứ vào tiêu chuẩn từng giống lợn những con nào đạt chuẩn thì chọn để nuôi đồng loạt. Phương pháp kiểm tra năng suất. Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi trong cùng một điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con giống tốt nhất để lại làm giống. Hoạt động 4: Quản lí giống vật nuôi. Gv giảng về phương pháp quản lí giống vật nuôi. GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập: T 90 SGK. Học sinh hoàn thành bài tập. Gv nhận xét và đưa ra đáp án đúng. Quản lí gống vật nuôi bao gồm: Tổ chức và sử dụng giống vật nuôi. Mục đích của quản lí giống nhằm giữ và nâng cao phẩm chất của giống. Nội dung của quản lí giống vật nuôi bao gồm ( các nội dung theo bảng T90 SGK). Đáp án: Chính sách chăn nuôi. Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi. Phân vùng chăn nuôi. Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. 4- Củng cố GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài. 5- Hướng dẫn về nhà. Học kĩ bài và hoàn thành câu hỏi cuối bài. Đọc trước bài 34: Nhân giống vật nuôi. .. Hết tuần 23.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_3233_doan_thi_thanh.doc