Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi - Trường THCS Thường Thới Hậu A

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi.

- Kể được vai trò của thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, lấy được ví dụ minh họa. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

 - Hiểu được vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích.

 - Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm nhỏ.

 3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn thức ăn phù hợp đối với từng loại vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng.

 - Bảng phụ 5, 6 SGK.

 2. Học sinh: Xem trước bài 38 SGK

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi - Trường THCS Thường Thới Hậu A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Tiết 41 Ngaøy soaïn: Ngaøy daïy:.. BÀI 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được kết quả biến đổi và hấp thụ mỗi thành phần dinh dưỡng trong thức ăn qua đường tiêu hóa ở vật nuôi. - Kể được vai trò của thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, lấy được ví dụ minh họa. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. - Hiểu được vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích. - Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm nhỏ. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc lựa chọn thức ăn phù hợp đối với từng loại vật nuôi. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Tham khaûo chuaån kieán thöùc, kó naêng vaø phöông phaùp tích hôïp giaùo duïc moâi tröôøng. - Bảng phụ 5, 6 SGK. 2. Học sinh: Xem trước bài 38 SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 1’ 18’ 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? - Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. - Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axit amin. Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axit béo. - Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng. Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo à Giới thiệu bài mới: Sau khi thức ăn được vật nuôi tiêu hóa, có thể vật nuôi sẽ hấp thụ để tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, sữa, trứng, lông và cung cấp năng lượng làm việc Vậy thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao? Đó là nội dung của bài học hôm nay. * Hoạt động 1 - Giáo viên treo bảng 5, chia nhóm, yêu cầu nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hóa được cơ thể hấp thụ ở dạng nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.2 và điền vào chổ trống dựa vào bảng trên. + Loại thành phần dinh dưỡng của thức ăn nào sau khi tiêu hóa không biến đổi? Vì sao? + Tại sao khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi các thành phần dinh dưỡng của thức ăn lại biến đổi? + Khi cơ thể vật nuôi cần glyxerin và axit béo thì cần thức ăn nào? Vì sao? + Hãy cho một số ví dụ về thức ăn mà khi cơ thể hấp thu sẽ biến đổi thành đường đơn. - Giáo viên hoàn thiện kiến thức tiểu kết ghi bảng. - Lớp trưởng báo cáo - Lắng nghe và suy nghĩ - Học sinh chia nhóm, quan sát, thảo luận và trả lời: à Các thành phần dinh dưỡng sau khi tiêu hoá biến đổi thành các dạng: + Nước => Nước. + Prôtêin => Axít amin. + Lipit => Glyxerin và axit béo. + Gluxit => Đường đơn. + Muối khoáng => Ion khoáng. + Vitamin => Vitamin. - Học sinh đọc thông tin mục I.2 và trả lời à Axit amin– glyxêrin và axit amin – gluxit – ion khoáng. à Nước và vitamin. Vì được cơ thể hấp thu thẳng qua vách ruột vào máu. à Vì nếu không biến đổi thì cơ thể vật nuôi sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng đó. à Cần ăn thức ăn chứa nhiều lipit. Vì khi lipit vào cơ thể sẽ biến đổi thành glyxerin và axit béo. à Ví dụ như: ngô, gạo, sắn có chứa nhiều gluxit. - Học sinh lắng nghe và ghi bài.. 19’ II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi: - Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. - Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra sản phẩm như lông, da, sừng, móng. * Hoạt động 2 - Giáo viên treo bảng 6, nhóm cũ quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể được sử dụng để làm gì? + Trong các chất dinh dưỡng chất nào cung cấp năng lượng , chất nào cung cấp chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi? +Hãy cho biết nước, axit amin, glyxêrin và axit béo, đường các loại, vitamin, khoáng có vai trò gì đối với cơ thể và đối với sản xuất tiêu dùng. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần II. - Nhóm cũ thảo luận trả lời bằng cách điền vào chổ trống. - Gọi đại diện nhóm trả lời và yêu cầu nhóm khác bổ sung. - Gv giải thích thêm + Hãy cho biết vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. - Kể được vai trò của thức ăn đối với sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, lấy được ví dụ minh họa - Biết được vai trò của chất dinh dưỡng mang lại ý nghĩa thực tiễn gì trong chăn nuôi? - Giáo viên tiểu kết, ghi bảng. - Nhóm cũ thảo luận, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung: à Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể đựơc sử dụng tạo năng lượng và các sản phẩm chăn nuôi. à Các chất cung cấp: + Năng lượng: đường các loại, lipit (glyxêrin và axít béo). + Để tạo sản phẩm chăn nuôi: vitamin, khoáng, axit amin, nước. à Có vai trò: - Đối với cơ thể: + Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. + Tăng sức đề kháng cho cơ thể vật nuôi. - Đối với sản xuất và tiêu dùng: + Lipit, gluxit: thồ hang, cày kéo. + Các chất còn lại: thịt, sữa, trứng, long, da, sừng, móng, sinh sản. - Học sinh đọc thông tin mục II. - Nhóm thảo luận và điền vào chổ trống: + Năng lượng. + Chất dinh dưỡng. + Gia cầm. - Đại diện nhóm cũ trả lời và nhóm khác bổ sung - Chú ý lắng nghe và theo dõi. à Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi: + Cung cấp năng lượng. + Cung cấp chất dinh dưỡng. - Để vật nuôi sống, sinh trưởng và phát triển đều cần chất dinh dưỡng vậy phải cung cấp thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng Ví dụ: Ở lợn ăn 1,5 kg thức ăn chuyển đổi được 1 kg trọng lượng cơ thể lợn - Biết cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh và tạo ra nhiều sản phẩm - Học sinh ghi bài. 5’ 4. Củng cố: - Nội dung hoạt động 1 - Nội dung hoạt động 2 - Thức ăn vật nuôi được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? - Vai trò của chất dinh dưỡng đối với vật nuôi như thế nào? - HS trả lời theo nội dung hoạt động 1 - HS trả lời theo nội dung hoạt động 2 5. Dặn dò: (1 phút) - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 39. Cách dự trữ thức ăn vật nuôi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_38_vai_tro_cua_thuc_an_doi_voi_v.doc