I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Hiểu được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
+ Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
2. Kĩ năng:
+ Chế biến và dự trữ được một số loại thức ăn, nhận biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
3. Thái độ:
+ Yêu thích môn học, biết giúp đỡ gia đình chế biến và dự trữ thức ăn phục vụ cho chăn nuôi.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
+ Nghiên cứu SGK, sách giáo viên để nắm chắc nội dung và xác định trọng tâm của bài.
+ Tranh vẽ mô tả các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn ( h66, 67 SGK ), các bài tập điền khuyết, bài tập thảo luận, bài tập củng cố.
2. Chuẩn bị của HS:
+ Chuẩn bị trước nội dung bài học trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy kể tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. Các thành phần dinh dưỡng đó, qua đường tiêu hóa được hấp thụ như thế nào?
Câu 2: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39. CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Hiểu được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
+ Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
2. Kĩ năng:
+ Chế biến và dự trữ được một số loại thức ăn, nhận biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
3. Thái độ:
+ Yêu thích môn học, biết giúp đỡ gia đình chế biến và dự trữ thức ăn phục vụ cho chăn nuôi.
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị của GV:
+ Nghiên cứu SGK, sách giáo viên để nắm chắc nội dung và xác định trọng tâm của bài.
+ Tranh vẽ mô tả các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn ( h66, 67 SGK ), các bài tập điền khuyết, bài tập thảo luận, bài tập củng cố.
Chuẩn bị của HS:
+ Chuẩn bị trước nội dung bài học trong SGK.
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: ( 1 phút )
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy kể tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi. Các thành phần dinh dưỡng đó, qua đường tiêu hóa được hấp thụ như thế nào?
Câu 2: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
3. Giảng bài mới:
a) Vào bài mới:
Các sản phẩm nông, lâm , thủy sản được thu hoạch dùng làm thức ăn cho vật nuôi rất nhiều và rất đa dạng như: gạo, ngô, khoai, sắn, cá nhỏ.nhưng để làm tăng hiệu quả sử dụng của thức ăn như: tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng , vật nuôi tiêu hóa được dễ dàng thì một yêu cầu đặt ra là phải chế biến thức ăn. Mặt khác, người chăn nuôi cũng cần phải dự trữ thức ăn để cung cấp cho vật nuôi vào những mua khan hiếm. Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
b) Các hoạt động dạy và học:
Thời
gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Chế biến thức ăn:
Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.
Treo bài tập
*Điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:
Chế biến thức ăn
Mục đích
1. Ủ men rượu; vẩy nước muối vào rơm cỏ cho trâu, bò, ủ chua các loại rau..
2. Băm, thái, cắt rau xanh, xay nghiền nát.
3. Rang, hấp đậu tương.
.
Hỏi: Mục đích của chế biến thức ăn là gì?
GV chốt lại.
* Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
VD: Trong khoai tây thường có chất độc solanin thường gây ra bệnh viêm dạ dày, ruột đối với một số vật nuôi. Vì vậy khi cho lợn, gà ăn thì khoai tây cần hấp hoặc nấu chín, độc tố trong khoai sẽ giảm đi một lượng đáng kể.
- Trong thức ăn họ đậu thường có một số chất kích thích, chất ức chế làm giảm tính ngon miệng, giảm tỉ lệ tiêu hóa và gây ngộ độc cho vật nuôi.Vì vậy thức ăn cần được qua chế biến.
- Ngoài những thức ăn đã qua chế biến ta cũng có thể phối hợp cho vạt nuôi ăn những thức ăn như rau,củ, quả xanh như rau khoai, rau muống.Vì những thức ăn này sẽ tăng tính ngon miệng và không có độc hoặc hàm lượng ở mức cho phép.
2. Dự trữ thức ăn:
Hỏi: Vào vụ xuân, vụ hè thu có nhiều thức ăn xanh vật nuôi ăn không hết, người ta thường làm gì?
- Em hãy kể một số loại thức ăn được dự trữ cho vật nuôi mà em biết.
Hỏi: Mục đích của dự trữ thức ăn là gì?
Hỏi: Nếu trời rét các em có dắt trâu, bò ra đồng ăn cỏ không?
Trời rét thì người ta không dắt trâu bò ra đồng ăn cỏ vì như thế vật nuôi dễ bị chết rét , mà người ta chỉ cho vật nuôi ăn các thức ăn được dự trữ sẵn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn khác nhau, nhưng khái quát lại thì đều ứng dụng các kiến thức về vật lí, hóa học hoặc vi sinh vật để chế biến thức ăn.
Cho HS quan sát hình 66 và điền tên các phương pháp chế biến ứng với mỗi hình, từ hình 1 đến hình 7.
GV giải thích:
Phương pháp ử men: Bánh men giã nhỏ thành bột, trộn đều với các loại bột cần ủ. Sau đó vẩy nước vào trộn đều đến khi bột đủ ẩm.Phủ nilon, bao tải hoặc lá chuối khô lên trên, đặt vào chỗ ẩm, kín gió. Khoảng 24h sau kiểm tra thấy thức ăn ấm lên, có mùi thơm thì lấy ra cho +Các loại hạt ( ngô, thóc ) được nghiền nhỏ thành bột.
* Phương pháp hỗn hợp:
+ Đậu tương rang giòn rồi nghiền nhỏ.
+ Cám, bột được ủ men rượu rồi làm khô
Từ các nguyên liệu đã chế biến đó, trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định để thành thức ăn hỗn hợp.
vật nuôi ăn ngay, không cần nấu chín.
- Cho HS tiến hành thảo luận:
Quan sát hình 66 và hoàn thành các câu bài tập dưới đây.
Phương pháp
Hình
- Vật lí
- Hóa học
- Vi sinh vật học
- Hỗn hợp
* Điền vào chỗ chấm với các từ gợi ý cho sẵn: thức ăn thô xanh,đường hóa,thức ăn hạt,kiềm hóa, thức ăn có chất độc hại, thức ăn hỗn hợp.
- Phương pháp cắt ngắn dùng cho ..., nghiền nhỏ đối với , xử lí nhiệt đối với thức ăn , khó tiêu ( như hạt đậu, đỗ ).
- Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp. hoặc ủ lên men ( Ví dụ: Ủ tinh bột với men rượu ).
- . với thức ăn có nhiều chất xơ như rơm, rạ.
- Phối trộn nhiều thức ăn để tạo ra các ...
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn:
- Quan sát hình 67 và hãy kể tên các loại thức ăn được dự trữ:.
Để sấy khô, người ta dùng nguồn nhiệt từ đâu?
Quan sát hình 67 và cho biết: ở hình a,b,c,d người ta đã sử dụng các phương pháp nào để dự trữ thức ăn ?
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp..với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ.với các loại rau cỏ tươi xanh.
* Qua bài học nay các em hãy vận dụng những hiểu biết của mình đê chê biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi trong gia đình
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
- HS thảo luận
- Đáp án:
B1: Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.
B2:Giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng.
B3:Khử bỏ chất độc hại.
- HS trả lời.
- Người ta thường phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.
- Rơm, rạ; khoai, sắn, ngô phơi khô, khô dầu đậu tương.
- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
- HS trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
Đáp án:
- Phương pháp vật lí: hình 1,2,3
- Phương pháp hóa học: 6,7
- Phương phápvi sinh vật: 4
-Chế biến thức ăn hỗn hợp:5
thức ăn thô xanh,thức ăn hạt, thức ăn có chất độc hại, đường hóa, kiềm hóa, thức ăn hỗn hợp.
- Từ mặt trời, sấy bằng điện, bằng than.
- HS trả lời.
- Phương pháp làm khô: hình : a,b,c.
- Phương pháp ủ xanh: d.
- Làm khô, ủ xanh.
I. Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn:
1. Chế biến thức ăn:
* Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn:
- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
* Phương pháp vật lí, phương pháp hóa học, phương pháp vi sinh vật học, phương pháp hỗn hợp
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn:
Có nhiều phương pháp dự trữ thưc ăn, trong chăn nuôi người ta thường sử dụng 2 phương pháp sau:
-Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ mặt trời hoặc sấy bằng điện, bằng than
- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.
4. Củng cố và dặn dò:
a) Củng cố:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
Hãy nối cột A và B để được câu hoàn chỉnh
Cột A
Cột B
1.Phương pháp vật lí
a.Dùng các chất hoá học để làm mềm hóa chất xơ
2.Phương pháp hoá học
b.Sử dụng tổng hợp các phương pháp hoá học, vật lí, sinh học.
3.Phương pháp sinh học
c.Dùng tác nhân vật lí ( cơ học, nhiệt học)
4.Phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp
d.Sử dụng vi sinh vật để chế biến thức ăn
b) Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và đọc trước bài 40.Sản xuất thức ăn vật nuôi.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_bai_39_che_bien_va_du_tru_thuc_an_ch.doc