Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 45-48

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Biết được khái niệm bệnh

 - Hiểu được nguyên nhân gây bệnh

 - Biết được cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi

2. Kỹ năng :

 - Có những hiểu biết về cách phòng trị bệnh cho vật nuôi.

3.Thái độ:

 - Có ý thức trong việc bảo vệ phòng bệnh cho vật nuôi

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Sơ đồ 14 SGK phóng to

 - Hình 73, 74 SGK phóng to, phiếu học tập.

2. Học sinh

 - Xem trước bài 46

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (4/)

 - Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý đến những vấn đề gì ?

 - Hãy cho biết mục đích và biện pháp của chăn nuôi đực giống

 - Nuôi dưỡng vật nuôi tái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì ? Tại sao ?

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài mới: (1/)

 - Các em thường được nghe về những loại bệnh (kể ra). Vậy bệnh là gì ? Những thiệt hại do bệnh gây ra ra sao và người ta đã làm gì để phòng trị bệnh ? Để hiểu rõ hơn về bệnh và cách phòng trị bệnh, ta vào bài mới.

 

doc47 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 45-48, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7A. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 29 vắng:....... Lớp 7B. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 30 vắng:....... Lớp 7C. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 16 vắng:....... TIẾT 40. BÀI 45: NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được những biện pháp chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản. 2. Kỹ năng: - Có được những kỹ năng nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi. - Rèn luyện kỹ năng trao đổi nhóm. - Liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. 4. Tích hợp GDMT: - Chuồng nuôi đúng kĩ thuật góp phần: Nâng cao năng suất chăn nuôi, hạn chế mầm bệnh, tránh được dịch bệnh, thu chất thải trong chăn nuôi làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tránh ô nhiễm môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hình 78, SGK phóng to. - Sơ đồ 12, 13 SGK phóng to. 2. Học sinh: - Xem trước bài 45 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: (4/) - Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi ? - Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt những yêu cầu gì ? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài mới (1/) - Mỗi loại vật nuôi đều có những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau. Do đó ta phải có những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho phù hợp và đạt năng suất cao. Đây là nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: (15/) Chăn nuôi vật nuôi non - Giáo viên treo tranh hình 72 + Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm gì ? + Theo em, điều tiết thân nhiệt nhằm mục đích gì ? + Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Vậy ở loại vật nuôi non nên cho ăn những loại thức ăn nào ? + Chức năng miễn dịch chưa tốt là như thế nào ? - Giáo viên lấy ví dụ minh họa cho từng đặc điểm trên ở từng vật nuôi non cụ thể. - Giáo viên tiểu kết, ghi bảng : + Muốn vật nuôi non tốt có đủ sữa để bú, người chăn nuôi phải làm gì ? Tại sao phải tập cho vật nuôi non ăn sớm ? + Cho vật nuôi non bú sữa đầu nhằm mục đích gì ? + Vật nuôi non cho tiếp xúc với ánh sáng có tác dụng gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và sắp xếp các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng, chăm sóc theo thứ tự mức độ cần thiết từ cao đến thấp. - Giáo viên chốt lại kiến thức - Giáo viên ghi bảng. - Học sinh quan sát, nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời, lớp bổ sung - Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. - Thức ăn chủ yếu là sữa mẹ. - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Học sinh lắng nghe - Học sinh ghi bài - Chăm sóc con mẹ tốt để có nhiều sữa. Để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Học sinh đọc và đánh số thứ tự, từng cá nhân hoàn thành - Đại diện lên bảng hoàn thành - Học sinh lắng nghe - Học sinh ghi bài. I. Chăn nuôi vật nuôi non 1. Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. - Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. - Chức năng miễn dịch chưa tốt. 2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non - Nuôi vật nuôi mẹ tốt. - giữ ấm cho cơ thể, cho bú sữa đầu. - Tập cho vật nuôi non ăn sớm - Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non. HOẠT ĐỘNG 2: (10/) Chăn nuôi vật nuôi đực giống - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Chăn nuôi vật nuôi đực giống nhằm mục đích gì ? + Chăn nuôi vật nuôi đực giống cần đảm bảo các yêu cầu gì ? + Chăm sóc vật nuôi đực giống phải làm những việc gì ? + Nuôi dưỡng vật nuôi đực - Học sinh đọc và trả lời - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, II. Chăn nuôi vật nuôi đực giống giống cần phải làm gì ? + Nuôi dưỡng, chăm sóc ảnh hưởng tới đời sau như thế nào ? lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung HOẠT ĐỘNG 3: (10/) Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản + Vật nuôi cái có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng chăn nuôi ? + Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả tốt phải chú ý đến những điều gì ? - Giáo viên treo sơ đồ 13, yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi: + Khi ở giai đoạn mang thai phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì ? + Khi ở giai đoạn nuôi con phải ăn đủ chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp theo mức độ ưu tiên dinh dưỡng của từng giai đoạn từ cao xuống thấp. + Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái giống cần phải chú trọng đến điều gì về mặt dinh dưỡng ? + Chăm sóc vật nuôi cái giống cần phải chú trọng những điều gì ? - Giáo viên tiểu kết ghi bảng - Ảnh hưởng quyết định đến chất lượng vật nuôi con. - Phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con. - Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời: Nhằm mục đích: Nuôi thai, nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng, tạo sữa nuôi con, nuôi cơ thể mẹ - Hồi phục cơ thể mẹ sau khi đẻ và chuẩn bị cho kỳ sinh sản sau. - Học sinh sắp xếp: - Giai đoạn mang thai: Nuôi thai, nuôi cơ thể mẹ, hồi phục sau sinh. - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Học sinh ghi bài. III. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản - Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý cả nuôi dưỡng, chăm sóc, nhất là vệ sinh, vận động và tắm, chải. 3. Củng cố : (4/) - Học sinh đọc phần ghi nhớ. Tóm tắt nội dung chính của bài. - Một số biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái giống. 4. Nhận xét - dặn dò: (1/) - Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. - Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 46. Lớp 7A. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 29 vắng:....... Lớp 7B. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 30 vắng:....... Lớp 7C. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 16 vắng:....... TIẾT 41. BÀI 46: PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm bệnh - Hiểu được nguyên nhân gây bệnh - Biết được cách phòng, trị bệnh cho vật nuôi 2. Kỹ năng : - Có những hiểu biết về cách phòng trị bệnh cho vật nuôi. 3.Thái độ: - Có ý thức trong việc bảo vệ phòng bệnh cho vật nuôi II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sơ đồ 14 SGK phóng to - Hình 73, 74 SGK phóng to, phiếu học tập. 2. Học sinh - Xem trước bài 46 III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4/) - Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý đến những vấn đề gì ? - Hãy cho biết mục đích và biện pháp của chăn nuôi đực giống - Nuôi dưỡng vật nuôi tái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì ? Tại sao ? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1/) - Các em thường được nghe về những loại bệnh (kể ra). Vậy bệnh là gì ? Những thiệt hại do bệnh gây ra ra sao và người ta đã làm gì để phòng trị bệnh ? Để hiểu rõ hơn về bệnh và cách phòng trị bệnh, ta vào bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: (10/) Tìm hiểu về bệnh + Con vật bị bệnh thường có những đặc điểm gì khác so với vật nuôi khỏe mạnh ? + Nếu như chúng ta không - Bỏ ăn, nằm im, phân lỏng, mệt mỏi. - Gầy yếu, sụt cân hoặc có I. Khái niệm về bệnh chữa trị kịp thời thì vật nuôi sẽ như thế nào ? + Vật nuôi bị bệnh thì ảnh hưởng như thế nào trong chăn nuôi ? + Vậy bệnh là gì ? Hãy nêu 1 số ví dụ về bệnh. - Giáo viên nhận xét ghi bảng. thể chết nếu không chữa trị kịp thời. - Vật nuôi bị bệnh thì hạn chế khả năng thích nghi, làm giảm khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. - Bệnh là sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động các yếu tố gây bệnh. Cho ví dụ - Học sinh ghi bài. - Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. HOẠT ĐỘNG 2: (15/) Nguyên nhân sinh ra bệnh - Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ - Chia thành 3 nhóm tiến hành thảo luận. + Có mấy nguyên nhân sinh ra bệnh ? + Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài gồm những yếu tố nào ? + Cho ví dụ về nguyên nhân bên trong gây bệnh. + Lấy ví dụ về nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi: - Về cơ học ? - Về hóa học ? -Về sinh học ? - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. + Dựa vào đâu mà người ta chia thành bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm ? - Học sinh quan sát và thảo luận - Cử đại diện trả lời nhóm và bổ sung. - Có 2 nguyên nhân gây bệnh: nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. - Nguyên nhân bên trong là những yếu tố di truyền. - Nguyên nhân bên ngoài quan đến: Môi trường sống, hóa học, cơ học, sinh học Lý học... - Bệnh bạch tạng, dị tật bẩm sinh - HS trả lời : - Dẫm đinh, té ngã, húc nhau chảy máu - Ngộ độc thức ăn, nước uống. - Do giun sán kí sinh hay vi khuẩn, vi rus xâm nhập gây bệnh. - Học sinh đọc và trả lời: - Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật gây ra lây lan nhanh thành dịch gây tổn thất nghiêm trọng do chết II. Nguyên nhân sinh ra bệnh - Bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. + Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền). + Yếu tố bên ngoài: cơ học (chấn thương), lí học (sốt), hóa học (ngộ độc), sinh học (vk, virus). - Bệnh có 2 loại : + Bệnh truyền nhiễm. + Bệnh không truyền nhiễm. + Hãy nêu một vài ví dụ về bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm ? - Giáo viên sửa chữa, bổ sung, ghi bảng. hàng loạt vật nuôi. - Bệnh không truyền nhiễm : không do VSV gây ra, không lây lan, không làm chết nhiều vật nuôi. - Học sinh lắng nghe, ghi bài. HOẠT ĐỘNG 3: (10/) Phòng trị bệnh cho vật nuôi - Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục 3, SGK và tìm ra các biện pháp đúng. + Tại sao lại không được bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm ? + Tất cả các biện pháp còn lại chỉ thực hiện một biện pháp được không ? - Giáo viên tóm tắt ý, tiểu kết ghi bảng. - Học sinh đọc phần thông tin và đánh dấu. Tất cả các biện pháp đều đúng trừ biện pháp bán mổ thịt vật nuôi ốm. - Vì sẽ lây bệnh - Không vì tất cả các biện pháp có mối liên hệ với nhau. - Học sinh ghi bài. III. Phòng trị bệnh cho vật nuôi - Phải thực hiện đúng, đủ các biện pháp, kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. 3. Củng cố: (4/) - Học sinh đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu học sinh các câu hỏi cuối bài. 4. Nhận xét dặn dò: (1/) - Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. - Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 47. g b ò a e Lớp 7A. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 29 vắng:....... Lớp 7B. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 30 vắng:....... Lớp 7C. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 15 vắng:....... TIẾT 42. BÀI 47: VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI I – MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Hiểu được tác dụng của vắc xin. - Biết cách sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. 2. Kỹ năng: - Có được kỹ năng sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc bảo vệ phòng bệnh cho vật nuôi. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hình 73, 74 SGK phóng to, phiếu học tập. 2. Học sinh - Xem trước bài 46 III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (4/) - Nêu khái niệm bệnh, nguyên nhân, cách phòng trị bệnh cho vật nuôi ? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: (1/) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: (20/) Tìm hiểu tác dụng của văc xin - Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi: + Vắc xin là gì ? + Vắc xin được chế biến từ đâu ? - Giáo viên treo tranh hình 73 SGK, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu - Học sinh đọc và trả lời: - Là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm. - Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hay virus) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. - Học sinh quan sát và trả lời: - Cử đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung: I. Tác dụng của vắc xin 1. Vắc xin là gì ? - Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm.Văcxin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. hỏi (chia nhóm) + Có mấy loại vắc xin ? + Thế nào là vắc xin nhược độc ? + Thế nào là vắc xin chết ? - Giáo viên lấy ví dụ minh họa, ghi bảng - Giáo viên treo tranh hình 74 và giải thích về tác dụng của vắc xin + Hình 74a cho thấy được gì ? + Hình 74b cho thấy điều gì ? + Hình 74c cho thấy gì ? - Giáo viên giảng thêm: Khi đưa vắc xin vào cơ thể, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh. - Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận và làm bài tập trong SGK. + Tác dụng phòng bệnh của vắc xin ? - Giáo viên bổ sung sửa. + Vật nuôi đã được tiêm vắc xin. Khi mầm bệnh xâm nhập vật nuôi có phản ứng lại không ? Tại sao ? - Giáo viên tiểu kết, ghi bảng - Có 2 loại vắc xin: Vắc xin nhược độc; Vắc xin chết. - Là mầm bệnh bị làm yếu đi => tạo ra vắc xin nhược độc - Là mầm bệnh đã bị giết chết => vắc xin chết - Học sinh lắng nghe, ghi bài - Học sinh quan sát và trả lời - Đang tiêm vắc xin vào cơ thể vật nuôi. - Cơ thể vật nuôi sản sinh kháng thể - Cơ thể vật nuôi có đáp ứng miễn dịch. - Học sinh lắng nghe. - Nhóm cử đại diện trả lời - Vắc xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh và có được sự miễn dịch đối với bệnh. - Khi mầm bệnh xâm nhập cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh.Vì vật nuôi đã có được khả năng miễn dịch đối với bệnh. - Học sinh ghi bài - Có 2 loại vắc xin + Vắc xin nhược độc + Vắc xin chết 2. Tác dụng của vắc xin - Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi mầm bệnh xâm nhập trở lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh. Vật nuôi không bị mắc bệnh vì đã có được sự miễn dịch đối với bệnh. HOẠT ĐỘNG 2: (15/) Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.1 SGK và trả lời các câu hỏi: - Học sinh đọc thông tin và trả lời II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin + Tại sao phải bảo quản vắc xin ? + Bảo quản vắc xin thế nào cho tốt ? - Giáo viên đưa một lọ vắc xin và giải thích cho học sinh - Tiểu kết ghi bảng - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.2 SGK và trả lời các câu hỏi : + Khi vật nuôi đang ủ bệnh tiêm vắc xin được không ? Tại sao ? + Khi vật nuôi mới khỏi bệnh sức khỏe chưa phục hồi, có nên tiêm vắc xin không ? Tại sao ? + Khi sử dụng vắc xin cần đáp ứng những yêu cầu nào ? + Sau khi dùng phải làm gì với vắc xin thừa ? + Nếu vật nuôi bị dị ứng với vắc xin thì phải làm gì ? + Dùng vắc xin xong có nên theo dõi không ? Nếu có thì trong bao lâu ? - Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. - Vì chất lượng và hiệu quả của vắc xin phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. - Phải giữ vắc xin đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, không để vắc xin ở chỗ nóng và chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi bài - Học sinh đọc và trả lời - Không.Vì tiêm vắc xin cho vật nuôi đang ủ bệnh thì vật nuôi sẽ phát bệnh nhanh hơn. - Không. Nếu tiêm vắc xin cho vật nuôi không được khỏe thì hiệu quả vắc xin sẽ giảm. - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - Cần phải xử lý theo đúng quy định. - Phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cáo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời. - Nên theo dõi vật nuôi 2 – 3 giờ tiếp theo. - Học sinh ghi bài. 1. Bảo quản - Chất lượng và hiệu lực của văcxin phụ thuộc vào điều kiện bảo quản nên phải giữ vắcxin đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, không để chỗ nóng hoặc chỗ có ánh sáng mặt trời. 2. Sử dụng - Chỉ sử dụng vắc xin cho vật nuôi khỏe. - Khi sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. - Vắc xin đã pha phải dùng ngay. - Dùng vắc xin xong phải theo dõi vật nuôi 2 – 3 giờ tiếp theo. - Thấy vật nuôi dị ứng thuốc phải báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời. 3. Củng cố: (4/) - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Học sinh đọc phần ghi nhớ 4. Nhận xét - dặn dò: (1/) - Nhận xét thái độ học tập của học sinh - Dặn dò : Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 48 và chuẩn bị mẫu thực hành. Lớp 7A. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 29 vắng:....... Lớp 7B. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 30 vắng:....... Lớp 7C. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 15 vắng:....... PHẦN 4: THỦY SẢN CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TIẾT 43. BÀI 49: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Hiểu được vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội. - Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản. 2. Kỹ năng : - Quan sát, phân tích, trao đổi nhóm. 3. Thái độ : - Có ý thức trong việc nuôi thủy sản và coi trọng phát triển ngành nuôi thủy sản. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Hình 75 SGK phóng to. - Bảng con, phiếu học tập 2. Học sinh : - Xem trước bài 49. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ. (4/) - Vắc xin là gì ? Cho biết tác dụng của vắc xin. Những điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin ? 2. Bài mới : * Giới thiệu bài mới: (1/) - Nuôi thủy sản ở nước ta đang trên đà phát triển, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản, chúng ta hãy vào bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: (15/) Vai trò của nuôi thủy sản - Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK - Học sinh đọc bài và trả lời. - Giáo viên hỏi : + Nuôi thuỷ sản là nuôi những con vật gì ? + Nhìn vào hình a, cho biết hình này nói lên điều gì ? + Nhà em thường dùng những món ăn nào ngồi những món này ? + Vậy vai trò thứ nhất của nuôi thuỷ sản là gì ? + Hình b nói lên điều gì ? + Những loại thuỷ sản nào có thể xuất khẩu được ? + Vai trò thứ 2 của nuôi thuỷ sản là gì ? + Hình c nói lên điều gì ? + Người ta thường thả cá vào trong lu để làm gì ? + Vai trò thứ 3 của nuôi thuỷ sản là gì ? + Bột cá tôm dùng để làm gì ? + Bột cá tôm cung cấp chất gì ? + Ở địa phương em có nuôi những loài thủy sản nào ? + Tại sao người ta không nuôi cá linh, cá chốt ? - Giáo viên tiểu kết ghi bảng. - Học sinh trả lời: - Là nuôi những loài cá nước ngọt, cá nước lợ, nước mặn, ba ba, ếch, tôm, cua và một số lồi thủy sản khác. - Các đĩa đựng tôm , cá và các sản phẩm thủy sản khác làm thức ăn. - Học sinh kể ra. - Cung cấp thực phẩm cho con người. - Xuất khẩu thủy sản. - Như: cá ba sa, tôm đông lạnh - Xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài - Cá ăn nhiều sinh vật nhỏ làm sạch môi trường nước. - Ăn lăng quăng, làm sạch nước trong lu. - Làm sạch môi trường nước. - Làm thức ăn cho gia súc gia cầm. - Chất đạm (50% prôtêin) - Học sinh kể ra. - Vì thu nhập thấp và dễ mắc bệnh. - Học sinh ghi bài. I. Vai trò của nuôi thuỷ sản Có 4 vai trò : - Cung cấp thực phẩm cho con người. - Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu. - Làm sạch môi trường nước. - Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi. HOẠT ĐỘNG 2: (20/) Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta - Yêu cầu học sinh đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi: + Muốn nuôi thủy sản cần có những điều kiện gì ? + Tại sao phải khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống nuôi ? + Cần chọn giống nuôi như thế nào ? - Các điều kiện: Diện tích mặt nước. Giống nuôi. - Tạo ra nhiều sản phẩm thuỷ sản. - Chọn giống có giá trị xuất khẩu cao II. Nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở nước ta + Tại sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi nuôi thủy sản ? + Muốn chăn nuôi thủy sản có hiệu quả ta cần phải làm gì ? + Hiện nay người ta nuôi loài thủy sản nào nhiều nhất ? + Vậy nhiệm vụ thứ nhất của nuôi thủy sản là gì ? - Giáo viên tiểu kết ghi bảng. + Cho biết vai trò quan trọng của thủy sản đối với con người ? + Thủy sản tươi là thế nào ? + Thủy sản khi cung cấp cho tiêu thụ phải như thế nào ? + Cung cấp thực phẩm tươi sạch nhằm mục đích gì ? + Nhiệm vụ thứ 2 của nuôi thủy sản là gì ? - Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức. - Yêu cầu học sinh đọc mục II.3 SGK và cho biết: + Để phát triển toàn diện ngành nuôi thủy sản cần phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh lặp lại 3 nhiệm vụ của nuôi thủy sản. - Giáo viên nhận xét, tiểu kết ghi bảng. - Phần lớn nước ta là đồng bằng và có khí hậu thích hợp. Nước ta lại có nhiều sông, ngòi, ao hồ và giáp với biển - Tăng diện tích nuôi thuỷ sản - Như : cá da trơn, tôm sú, ba ba, cá sấu - Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi. - Học sinh ghi bài. - Cung cấp 40 – 50% lượng thực phẩm cho xã hội. - Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước được chế biến ngay để làm thực phẩm - Cần cung cấp thực phẩm tươi, sạch không nhiễm bệnh, không nhiễm độc. - Nhằm đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh cộng đồng - Cung cấp thực phẩm tươi sạch. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc và trả lời: - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung - HS nêu lên 3 nhiệm vụ - Học sinh ghi bài. * Có 3 nhiệm vụ chính: - Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước, thuần hóa và tạo ra các giống mới co chất lượng cao nhằm cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Cung cấp thực phẩm tươi sạch để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cộng đồng. - Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản trong sản xuất giống, thức ăn, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh. 3. Củng cố: (4/) - Học sinh đọc phần ghi nhớ - Tóm tắt lại nội dung chính của bài 4. Nhận xét, dặn dò: (1/) - Nhận xét thái độ học tập của học sinh - Dặn dò : học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, xem trước bài 50. Lớp 7A. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 29 vắng:....... Lớp 7B. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 30 vắng:....... Lớp 7C. Tiết TKB:.... Ngày giảng:..... tháng 04 năm 2012. Sĩ số: 15 vắng:....... TIẾT 44. BÀI 50: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Hiểu được đặc điểm chính của nước nuôi thủy sản. - Biết được một số tính chất của nước nuôi thủy sản. 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh. 3. Thái độ : - Có ý thức bảo vệ tốt nước nuôi thủy sản và bảo vệ môi trường sinh thái. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Hình 76, 77, 78 SGK phóng to. - Bảng con + phiếu học tập. 2. Học sinh : - Xem trước bài 50. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ : (4/) - Nuôi thủy sản có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế và đời sống xã hội ? - Ba nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì ? 2. Bài mới : * Giới thiệu bài mới (1/) - Nước là môi trường sống của thủy sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là các lồi thủy sản nuôi. Ảnh hưởng đó như thế nào ? Ta vào bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: (10/) Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thủy sản + Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước ? + Dựa vào khả năng này của nước, người ta đã làm gì ? + Nói chung nước có khả năng hòa tan những chất gì? + Tại sao khi trời nóng các em lại muốn đi tắm ? - Nước có khả năng hòa tan các chất đạm, muối - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung. - Học sinh lắng nghe. - Có khả năng hồ tan các chất hữu cơ và vô cơ. I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản - Có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ. + Nước có khả năng gì ? + Theo em, oxi trong nước do đâu mà có ? + Trong nước, oxy và khí cacbonic chất nào có tỉ lệ nhiều hơn ? - Điều hòa nhiệt độ. - Do oxi không khí hồ tan vào nước. - Khí cacbonic nhiều hơn. - Có khả năng điều hòa chế độ nhiệt độ của nước. - Thành phần oxi thấp và Cacbonic cao. HOẠT ĐỘNG 2: (20/) Tìm hiểu Tính chất của nước nuôi thủy sản + Tính chất lí học của nước nuôi thủy sản gồm những yếu tố nào ? + Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tôm, cá ? + Nhiệt độ thích hợp để tôm, cá là bao nhiêu ? + Nhiệt được tạo ra trong ao chủ yếu là do đâu ? + Nếu nhiệt độ quá 250C đối với tôm và 320C đối với cá sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tôm, cá ? + Độ trong là gì ? + Dựa vào độ trong ta xác định được điều gì ? + Độ trong tốt nhất là bao nhiêu ? + Nước có nhiều màu khác nhau là do đâu ? + Nước màu xanh đọt chuối là tốt hay xấu ? Giải thích ? + Vì sao không thể nuôi được thủy sản trong ao hồ có nước màu đen, hôi thối ? + Nước có màu tro đục, xanh đồng nói lên lên điều gì ? - Yêu cầu học sinh cho từng ví dụ về màu nước. + Nước có những hình thức chuyển động nào ? + Hãy nêu lên các ví dụ để phân biệt được 3 hình thức chuyển động của nước. - Nhiệt độ, độ trong, màu nước, chuyển động của nước. - Ảnh hưởng đến tiêu hóa, hô hấp và sinh sản của tôm, cá. - Tôm: 25- 350C còn cá: 20- 300C. - Chủ yếu là do ánh sáng mặt trời. - Nếu vượt qúa giới hạn cho phép thì tôm, cá hoạt động kém và có thể chết. - Độ trong là biểu thị mức độ ánh sang xuyên qua mặt nước. - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung. - Tốt nhất cho tôm, cá là 20-30cm. + Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng - Tốt, nước màu này chứa nhiều thức ăn. Đặc biệt là thức ăn dễ tiêu. - Vì nước này có nhiều khí độc như CH4, H2S làm tôm, cá bị nhiễm độc và chết. - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung. - Học sinh cho ví dụ. - Cá nhân trả lời, lớp bổ sung. - Học sinh cho ví dụ. II. Tính chất của nước nuôi thủy sản 1. Tính chất lí học a. N

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_45_48.doc