Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 46: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

I. Mục tiêu

 Kiến thức

 Học sinh biết được thế nào là bệnh? Tác hại của bệnh đối với vất nuôi, đối với nền kinh tế.

 Học sinh biết được các nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi.

 Học sinh biết được cách phòng trị bệnh cho vật nuôi.

 Kĩ năng

 Học sinh có thể phát hiện và phân biệt được một số bệnh ở vật nuôi trong gia đình

 Thái độ

 Học sinh có ý thức trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi

II. Chuẩn bị

 Giáo viên: Hình ảnh,

 Học sinh: Học bài cũ và xem trước bài mới

III. Hoạt động dạy và học

 Ổn định lớp (1’)

Kiểm tra bài cũ (5’)

1. Em hãy cho biết cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm nào? Cho ví dụ

2. Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản, cần chú ý những giai đoạn nào? Chất dinh dưỡng được cung cấp đủ trong các giai đoạn này nhắm mục đích gì?

HS: Trả lời

 1. Những đặc điểm của cơ thể vật nuôi non:

 - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh

 VD: Gà con cần mẹ ủ ấm

 - Chức năng tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

 VD: Heo con sinh ra chưa ăn được cám, phải bú sữa me.

 - Chức năng miễn dịch chưa tốt.

 VD: Vật nuôi non phải tiêm vắcxin.

 2. Cần chú ý 2 giai đoạn:

 - Giai đoạn mang thai

 - Giai đoạn nuôi con

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 46: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 46. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI Mục tiêu Kiến thức Học sinh biết được thế nào là bệnh? Tác hại của bệnh đối với vất nuôi, đối với nền kinh tế. Học sinh biết được các nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi. Học sinh biết được cách phòng trị bệnh cho vật nuôi. Kĩ năng Học sinh có thể phát hiện và phân biệt được một số bệnh ở vật nuôi trong gia đình Thái độ Học sinh có ý thức trong việc phòng và trị bệnh cho vật nuôi Chuẩn bị Giáo viên: Hình ảnh, Học sinh: Học bài cũ và xem trước bài mới Hoạt động dạy và học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (5’) Em hãy cho biết cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm nào? Cho ví dụ Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản, cần chú ý những giai đoạn nào? Chất dinh dưỡng được cung cấp đủ trong các giai đoạn này nhắm mục đích gì? HS: Trả lời 1. Những đặc điểm của cơ thể vật nuôi non: - Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh VD: Gà con cần mẹ ủ ấm - Chức năng tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. VD: Heo con sinh ra chưa ăn được cám, phải bú sữa me. - Chức năng miễn dịch chưa tốt. VD: Vật nuôi non phải tiêm vắcxin. 2. Cần chú ý 2 giai đoạn: - Giai đoạn mang thai - Giai đoạn nuôi con Mục đích: - Giai đoạn mang thai: nuôi thai; nuôi cơ thể mẹ và tăng trưởng; chuẩn bị cho tiết sữa sau đẻ. - Giai đoạn nuôi con: Tạo sữa nuôi con; nuôi cơ thể mẹ; hồi phục cơ thể sau đẻ và chuẩn bị cho kì sinh sản sau. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS KHÁI NIỆM VỀ BỆNH Khái niệm Bệnh ở vật nuôi là sự rối loạn các chức năng sinh lí của cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. II. NGUYÊN NHÂN SINH RA BỆNH. Gồm 2 yếu tố: - Yếu tố bên trong - Yếu tố bên ngoài: + Gây bệnh truyền nhiễm + Không gây bệnh truyền nhiễm. Sơ đồ 14, SGK /trang 122 Nguyên nhân Yếu tố bên trong (di truyền) Yếu tố bên ngoài(môi trường sống) Cơ học Hoá học Sinh học Lí học Kí sinh trùng (gây bệnh không truyền nhiễm) Vi sinh vật (gây bệnh truyền nhiễm) III. PHÒNG TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI - Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin. - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ - Báo ngay cho cán bộ thú y khi cần thiết. - Cách li vật nuôi bệnh với vật nuôi khỏe. Hoạt động 1. (1’) Giới thiệu bài mới: Ở bài trước, các em đã biết được cách nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi, nhưng trong quá trình chăn nuôi thì không thể tránh khỏi việc vật nuôi bị bệnh. Như vậy, để phòng và trị bệnh cho vật nuôi như thế nào là hiệu quả thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 46. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI Hoạt động 2. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH. (5’) GV: Vậy khi nhìn vào đàn gà, em có thể biết được con nào bị bệnh, còn nào không bị bệnh hay không? Vì sao? GV: Chúng có biểu hiện như thế nào? GV: Đó là những biểu hiện bên ngoài mà các em có thể nhìn thấy được. Cùng với sự biểu hiện bên ngoài đó thì bên trong cơ thể vật nuôi cũng có sự rối loạn các chức năng sinh lí. Vậy, em hãy cho biết: Bệnh ở vật nuôi là gì? GV: Nhận xét và kết luận GV: Nếu những con bị bệnh đó không được chữa trị kịp thời thì hậu quả như thế nào? GV: Như vây, bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vật nuôi? Hoạt động 3. NGUYÊN NHÂN SINH RA BỆNH. (25’) Treo sơ đồ 14, Sgk /trang 122 GV: Dựa vào sơ đồ, em hãy cho biết có mấy nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi? GV: Cho HS thảo luận theo bàn: Nguyên nhân bên ngoài gồm những nguyên nhân nào? Cho ví dụ từng nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi. GV: Cho HS thảo luận theo bàn: Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường. GV: Gọi đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét. GV: Nhận xét và kết luận. Hoạt động 4. PHÒNG TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (6’) GV: Ở tiết trước, các em đã được học phương châm của vệ sinh trong chăn nuôi. Vậy, em hãy cho biết phương châm đó là gì? GV: Như vậy, để tăng khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi thì chúng ta phải phòng và trị bệnh cho vật nuôi như thế nào? 2 phút để các em thảo luận và trả lời câu hỏi trên GV: Em hãy cho biết, tại sao việc bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm không phải là biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi? HS: Trả lời Có, vì những con bị bệnh có những biểu hiện khác với những con bình thường. HS: Trả lời Những con bị bệnh thường đứng im (nằm im), không ăn, mệt mỏi, nhắm mắt, đầu thường gục xuống. HS: Trả lời Bệnh ở vật nuôi là sự rối loạn các chức năng sinh lí của cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. HS: Lắng nghe và ghi bài HS: Nếu không chữa trị kịp thời, thì cơ thể sẽ gầy yếu, lây sang con khác và có thể chết. HS: Bệnh sẽ làm giảm: - Khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. - Khả năng thích nghi của cơ thể đối với điều kiện ngoại cảnh. HS: Có 2 nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi: - Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền). - Yếu tố bên ngoài (môi trường sống của vật nuôi). HS: Thảo luận và trả lời Nguyên nhân bên ngoài gồm: - Cơ học: chấn thương, VD: Gãy chân, húc nhau chảy máu, - Lí học: nhiệt độ cao, VD: Cảm cúm, - Hóa học: ngộ độc, VD: Gia súc ăn phải cỏ xịt thuốc. - Sinh học gồm: + Kí sinh trùng. Ví dụ: Chó bị ghẻ do ve, bọ chét cắn + Vi sinh vật: Virút, vi khuẩn. VD: Bệnh cúm gia cầm, heo tai xanh, HS: Thảo luận và trả lời Nội dung so sánh Bênh truyền nhiễm Bệnh thông thường Nguyên nhân Do vi sinh vật (virút, vi khuẩn) Không phải do vi sinh vật Tốc độ lây lan Lan rất nhanh, thành dịch Không lan nhanh thành dịch Hậu quả Nhiều vật nuôi chết Vật nuôi ít bị chết HS: Phương châm của vệ sinh trong chăn nuôi là: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” HS: Trả lời - Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin. - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. - Vệ sinh môi trường sạch sẽ - Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi. - Cách li vật nuôi bệnh với vật nuôi khỏe. HS: Tại vì: khi bán hoặc giết mổ vật nuôi ốm thì có thể lây bệnh cho người hoặc vật nuôi khác. IV. Củng cố - Dặn dò (2’) Củng cố: Bệnh ở vật nuôi là gì? Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh cho vật nuôi? Dặn dò: Về nhà học bài và đọc trước bài 47. VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_46_phong_tri_benh_cho_vat_nuoi.doc