Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản

I/ Mục tiêu bài dạy : học xong bài này HS phải

- Nêu được 4 vai trò của nuôi thủy sản là : làm thực phẩm, làm hàng xuất khẩu, làm thức ăn cho vật nuôi và góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

- Giải thích được 3 nhiệm vụ chủ yếu của nuôi thủy sản là : khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống thủy sản, cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng và ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao trong nghề nuôi thủy sản.

- Có ý thức tham gia nuôi cá ở gia đình.

II/ Đồ dùng dạy học

- Phóng to H 75 SGK.

- Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học

III/ Tiến trình lên lớp:

 1- Ổn định:

 2/ Kiểm tra bài cũ (không )

 3- Bài mới:

 * Giới thiệu:

Trước khi vào bài em nào cho cô biết đối tượng của nghề nuôi thủy sản gồm các loài nào ?

Cá nước ngọt, cá nước lợ, một số loài thủy đặc sản như baba, ếch, tôm,

Nước ta có rất nhiều sông ngòi và kênh rạch với nguồn thủy sản rất dồi dào. Nhưng do sự khai thác bừa bãi của con người đã làm cho nguồn thủy sản cạn kiệt dần. Vì vậy đã hình thành nên một ngành mới trong hệ thống ngành nghề nông nghiệp của nước ta đó là nghành nuôi thủy sản.

*Vậy em hiểu thế nào về ngành nuôi thủy sản?

Nuôi thủy sản là một ngành, một lĩnh vực kinh tế kĩ thuật thuộc ngành thủy sản. Mục đích của hoạt động này là tăng cường và cải thiện số lượng, chất lượng các nguồn lợi thủy sản trong mọi nguồn nước ở nước ta.

Đây là lí do vì sao ngành nuôi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta cũng như kinh tế của mỗi gia đình, mỗi địa phương nhiều nơi.Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 PHẦN 4 : THỦY SẢN CHƯƠNG I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY BÀI 49 : VAI TRÒ , NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN I/ Mục tiêu bài dạy : học xong bài này HS phải - Nêu được 4 vai trò của nuôi thủy sản là : làm thực phẩm, làm hàng xuất khẩu, làm thức ăn cho vật nuôi và góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững. - Giải thích được 3 nhiệm vụ chủ yếu của nuôi thủy sản là : khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống thủy sản, cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng và ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao trong nghề nuôi thủy sản. - Có ý thức tham gia nuôi cá ở gia đình. II/ Đồ dùng dạy học - Phóng to H 75 SGK. - Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học III/ Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ (không ) 3- Bài mới: * Giới thiệu: Trước khi vào bài em nào cho cô biết đối tượng của nghề nuôi thủy sản gồm các loài nào ? Cá nước ngọt, cá nước lợ, một số loài thủy đặc sản như baba, ếch, tôm, Nước ta có rất nhiều sông ngòi và kênh rạch với nguồn thủy sản rất dồi dào. Nhưng do sự khai thác bừa bãi của con người đã làm cho nguồn thủy sản cạn kiệt dần. Vì vậy đã hình thành nên một ngành mới trong hệ thống ngành nghề nông nghiệp của nước ta đó là nghành nuôi thủy sản. *Vậy em hiểu thế nào về ngành nuôi thủy sản? Nuôi thủy sản là một ngành, một lĩnh vực kinh tế kĩ thuật thuộc ngành thủy sản. Mục đích của hoạt động này là tăng cường và cải thiện số lượng, chất lượng các nguồn lợi thủy sản trong mọi nguồn nước ở nước ta. Đây là lí do vì sao ngành nuôi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta cũng như kinh tế của mỗi gia đình, mỗi địa phương nhiều nơi.Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay. * HĐ1: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NUÔI THỦY SẢN: I/ VAI TRÒ CỦA NUÔI THỦY SẢN Hoạt động của GV Hoạt động của HS NỘI DUNG - GV: Cho hs nghiên cứu nội dung mục I và QS hình 75 trang 131 SGK. Trả lời câu hỏi: - Hình 75a nói lên điều gì? + Em hãy kể tên những loại sản phẩm thuỷ sản mà gia đình em đã ăn? Nuôi thuỷ sản có vai trò gì? ( Vai trò 1 ) - Nhìn vào Hình 75b em hãy cho biết hình muốn nói lên điều gì? + Em hãy Kể tên các loại thủy sản có thể xuất khẩu được? * GV giảng: Các loại thủy sản sau khi thu hoạch sẽ được đem đi xử lí như sấy khô, đông lạnh, đóng hộp mới được đem xuất khẩu ra nước ngoài. Đây cũng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước ta ( ). - Hình 75c nói lên lên điều gì? +Trong các thùng, bể chứa nước người ta thường thả vài con cá nhằm mục đích gì ? - Hình 75 (d) muốn nói lên điều gì ? + Em hãy kể tên các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ thủy sản mà em biết? Sau khi HS phát biểu, GV kết luậnNêu lên 4 vai trò HS:Đọc mục I và QS tranh vẽ H 75 để trả lời câu hỏi: +Các đĩa đựng tôm, cá và các sản phẩm thủy sản khác là thức ăn. + Tôm, cua, cá Cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho con người . + Xuất khẩu thuỷ sản. + Cá tra, cá ba sa, tôm đông lạnh. + Cá ăn nhiều sinh vật nhỏ như bọ gậy, vi khuẩn, mùn hữu cơ làm sạch môi trường nước. + Ăn bọ gậy, báo cho người biết trong nước có chất độc vì có chất độc cá sẽ chết. +Sản phẩm thủy sản làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. + Ốc, bột cá. . - Cung cấp thực phẩm cho xã hội. - Thức ăn cho vật nuôi. - Nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất và cho xuất khẩu. - Làm sạch môi trường nước * HĐ2: TÌM HIỂU NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN NƯỚC TA: II/ NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA NUÔI THỦY SẢN NƯỚC TA: Hoạt động của GV Hoạt động của HS NỘI DUNG GV: Cho HS nghiên cứu nội dung SGK. Trả lời câu hỏi : - Nuôi thủy sản có mấy nhiệm vụ? Em hãy kể tên những nhiệm vụ đó ? GV kết luận:Nghề nuôi thủy sản có 3 nhiệm vụ chính ¯ Tìm hiểu về nhiệm vụ 1: - Muốn nuôi thuỷ sản cần có điều kiện gì? GV: nước ta với mạng lưới sông ngòi chằng chịt và có rất nhiều ao, hồ à đã tạo điều kiện thuận cho việc nuôi thủy sản. AG của chúng ta cũng là 1 tỉnh có nghề nuôi thủy sản truyền thống nên đi đến đâu chúng ta cũng thấy được các ao nuôi cá, hay lên vùng Châu Đốc sẽ thấy được rất nhiều bè cá nổi trên sông. - Em nào cho biết diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là bao nhiêu? Và diện tích có thể sử dụng nuôi thủy sản là bao nhiêu? - GV: Do diện tích mặt nước thì nhiều 1.700.000 ha nhưng diện tích sử dụng vào việc nuôi thủy sản chỉ có 1.031.000 ha nên trong những năm tới nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng mặt nước ngọt lên tới 60%, nước lợ, nước mặn lên tới 70%. Muốn đạt được mục tiêu đó chúng ta cần tận dụng tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi vốn có địa phương.. - Ở địa phương em có những giống nuôi thủy sản nào và được nuôi dưới hình thức ra sao? GV:Các loại thủy sản và các hình thức nuôi mà bạn vừa kể đó chính là các loại giống truyền thống và hình thức nuôi mà từ trước đến nay nhân dân ta vẫn hay sử dụng để nuôi.Ngày nay để tăng chất lượng cũng như là số lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tạo sản phẩm xuất khẩu người ta đã không ngừng cải thiện giống nuôi truyền thống để tạo ra các giống mới đáp ứng như cầu xã hội. Hình thức nuôi thủy sản ngày nay cũng có thêm nhiều hình thức mới: nuôi cá trong ruộng lúa, nuôi lương trong bồn, nuôi cá bằng bèàcách nuôi cá này được thấy ở Châu Đốc,.... Nhằm tận dụng tối đa tiềm năng về mặt nước. ¯ Tìm hiểu về nhiệm vụ 2: - Cho biết vai trò quan trọng của thuỷ sản đối với con người? GV:Trong số thực phẩm cung cấp cho con người thì thực phẩm do thủy sản cung cấp chiếm từ 40 – 50%.Để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cộng đồng, người tiêu dùng cầ được cung cấp thực phẩm tươi, sạch, không bị nhiễm bệnh và khhong bị nhiễm độc. - Thế nào là thủy sản tươi? ¯ Tìm hiểu về nhiệm vụ 3: - Cho biết cần ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào những công việc gì trong chăn nuôi thuỷ sản? - GV:Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào chăn nuôi thủy sản đã giúp ngành thủy sản không những tăng trọng về số lượng mà còn tăng trọng cả về mặt chất lượng,Khi đưa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất giống đã giúp người chăn nuôi tạo ra được nhiều giống mới cho năng suất và chất lượng cao đồng thời chủ động được nguồn giông nuôi. Hay là việc tạo ra những loại thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp từ những tiến bộ kĩ thuật đã giúp người nuôi thủy sản rất nhiều. Đặc biệt là việc đưa kĩ thuật vào xây dựng hệ thống xử lí nước thải trong chăn nuôi thủy sản đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. - Có 3 nhiệm vụ ( nêu 3 nhiệm vụ SGk tr 132) - Đọc mục 1- II SGKCó vực nước và giống - Diện tích mặt nước hiện có là:1.700.000 ha và diện tích sử dụng vào việc nuôi thủy sản là 1.031.000 ha. - Tùy theo địa phương mà HS có câu trả lời khác nhau. - Đọc mục 2.II SGK Cung cấp thực phẩm. - Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước được chế biến ngay để làm thực phẩm. -Đoc mục 3 SGK sản xuất giống, sản xuất thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Nuôi thuỷ sản có 3 nhiệm vụ chính: - Khai thác tối đa về tiềm năng mặt nước và giống nuôi. - Cung cấp thực phẩm tươi sạch. - Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nghề nuôi thủy sản 4.Củng cố: - Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Cho HS (6 HS: 3 nam và 3 nữ) chơi 1 trò chơi nhỏ: ghép chữ 5. Dặn dò: -Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 50. - Quan sát màu nước và các sinh vật có trong ao, hồ, địa phương

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_49_vai_tro_nhiem_vu_cua_nuoi_thu.doc
Giáo án liên quan