Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS phải

1. Về kiến thức

– Phân tích được vai trò của nuôi thủy sản trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân;

– Giải thích được các nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta.

2. Về kĩ năng

Nhận biết được một số loài thủy sản, thủy đặc sản ở nước ta.

3. Về thái độ

– Hưởng ứng việc phát triển các ngành nghề nuôi thủy sản ở địa phương;

– Bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

– Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

– Hình 75: “Vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội”.

– Tranh ảnh minh họa khác.

2. Học sinh

– Đọc trước bài trong SGK.

– Tìm hiểu thông tin về các ngành nghề nuôi thủy sản ở địa phương.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 Tiết : 44 PHẦN 4 THỦY SẢN Chương I ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN Bài 49 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, HS phải 1. Về kiến thức – Phân tích được vai trò của nuôi thủy sản trong đời sống và trong nền kinh tế quốc dân; – Giải thích được các nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta. 2. Về kĩ năng Nhận biết được một số loài thủy sản, thủy đặc sản ở nước ta. 3. Về thái độ – Hưởng ứng việc phát triển các ngành nghề nuôi thủy sản ở địa phương; – Bảo vệ nguồn lợi thủy sản; – Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên – Hình 75: “Vai trò của nuôi thủy sản trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội”. – Tranh ảnh minh họa khác. 2. Học sinh – Đọc trước bài trong SGK. – Tìm hiểu thông tin về các ngành nghề nuôi thủy sản ở địa phương. 3. Phương pháp – Trực quan; – Thảo luận nhóm. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không có 3. Bài mới a) Giới thiệu bài (1 phút) Trong nông nghiệp, ngoài trồng trọt và chăn nuôi, thủy sản cũng là một ngành quan trọng trong nền kinh tế. Để sản xuất thủy sản có hiệu quả kinh tế, năng suất cao, chất lượng tốt thì cần phải biết về kĩ thuật nuôi thủy sản. Nuôi thủy sản nước ta hiện đang trên đà phát triển và giữ vai trò hết sức quan trong trong đời sống cũng như trong sự phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra, nuôi thủy sản cũng có những nhiệm vụ nhất định. b) Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nuôi thủy sản (20 phút) I. VAI TRÒ CỦA NUÔI THỦY SẢN ? Những đối tượng thủy sản nào được nuôi ở địa phương em ? – Nhận xét. ? Những đối tượng thủy sản nào được nuôi ở nước ta hiện nay ? – Nhận xét, kết luận. – Mở rộng: Một số đối tượng thủy sản được nuôi ở nước ta: + Cá nước ngọt: cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn, cá chép, cá mè vinh, mè trắng + Cá nước mặn: cá mú, cá dìa công, cá hồng, cá giò + Cá nước lợ: cá đối, cá bớp, cá tráp vàng + Tôm: càng xanh, sú, thẻ, tôm hùm, tôm rồng + Nhuyễn thể: nghêu, sò, ốc, trai, vẹm + Giáp xác: tôm, cua + Thủy đặc sản: ba ba, ếch, cá sấu, đồi mồi – Yêu cầu HS quan sát h.75. ? Hình 75a nói lên điều gì ? – Nhận xét. ? Ở gia đình em thường sử dụng những loại thủy sản làm thức ăn ? – Nhận xét. ? Hình 75b nói lên điều gì ? – Nhận xét. ? Cho biết hiện nay nước ta đã và đang xuất khẩu loại sản phẩm thủy sản nào ? – Nhận xét. ? Hình 75c nói lên điều gì ? – Nhận xét. ? Hình 75d nói lên điều gì ? – Nhận xét. – Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 người. Nội dung: Dựa vào hình 75 nêu vai trò của nuôi thủy sản và cho ví dụ ở mỗi vai trò. Thời gian: 4 phút. – Yêu cầu đại diện nhóm HS trả lời. – Yêu cầu HS nhận xét. – Nhận xét, kết luận. – Mở rộng: + Thực phẩm chế biến từ thủy sản có nhiều hình thức: tươi sống, đóng hộp, sấy phơi khô, đông lạnh từ nhiều loại nguyên liệu tôm, cua, cá + Sản phẩm thủy sản cung cấp khoảng 50% lượng đạm động vật trong thức ăn. + Nhiều sản phẩm thủy sản và phế phụ phẩm ngành chế biến thủy sản làm thức ăn chăn nuôi rất quý, cung cấp chất đạm chủ yếu cho ngành chăn nuôi như bột cá, bột tôm, bột xương + Thủy sản được chế biến công nghệ cao xuất khẩu nhiều nước rất được ưa chuộng như: cá sốt, cá chua, lươn hộp, tôm đông lạnh + Các chất cặn bẩn, vi khuẩn, rong, tảo là nguồn thức ăn cho cá con, tôm conà góp phần làm sạch môi trường nước. ? Theo em, biết được vai trò của nuôi thủy sản có ý nghĩa gì ? – Trả lời. – Lắng nghe. – Trả lời. (Tôm, cá nước ngọt, cá nước mặn, cá nước lợ và một số thủy đặc sản) – Lắng nghe. – Lắng nghe. – Quan sát hình. – Trả lời. (Sản phẩm thủy sản (tôm, cá) làm thức ăn). – Lắng nghe. – Trả lời. – Lắng nghe. – Trả lời. (Sản phẩm thủy sản được xuất khẩu) – Lắng nghe. – Trả lời. (Cá tra, cá ba sa, tôm sú). – Lắng nghe. – Trả lời. (Cá ăn các loại sinh vật nhỏ như bọ gậy, ấu trùng muỗi). – Lắng nghe. – Trả lời. (Sản phẩm thủy sản làm thức ăn cho vật nuôi). – Lắng nghe. – HS thảo luận nhóm. – Trả lời. – Nhận xét. – Nhận xét, ghi bài. – Lắng nghe. – Trả lời. (Giúp ta có ý thức bảo vệ và có kế hoạch khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản) – Cung cấp thực phẩm cho xã hội. – Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. – Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. – Góp phần làm sạch môi trường nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của nuôi thủy sản (19 phút) II. NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA NUÔI THỦY SẢN Ở NƯỚC TA – Gọi HS đọc thông tin phần II. – Giải thích “Nhiệm vụ” là gì. Nhiệm vụ là những mục tiêu, công việc mà nuôi thủy sản phải thực hiện. ? Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì ? – Nhận xét, kết luận. ? Tại sao nuôi thủy sản có nhiệm vụ khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi ? – Nhận xét. – Mở rộng: + Biện pháp để khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước như: tận dụng triệt để các ao, mương, đồng ruộng để nuôi cá; làm bè nuôi cá trên sông và ven bờ + Biện pháp khai thác tối đa tiềm năng về giống: thuần hóa giống tự nhiên; chọn lọc và lai tạo để tạo ra nhiều giống mới như: cá ba sa, chim trắng, cá lăng, cá hú Cần thiết phải tạo ra nhiều giống mới vì các giống cũ đã bị thoái hóa, giảm năng suất và chất lượng, tạo ra giống mới để làm tăng năng suất và chất lượng. ? Vì sao nuôi thủy sản cần cung cấp các sản phẩm tươi sạch ? – Nhận xét. ? Thế nào là thực phẩm thủy sản tươi sạch ? – Nhận xét. ? Vì sao nuôi thủy sản cần ứng dụng những tiến bộ KHCN ? – Nhận xét. ? Ứng dụng KHCN trong vào những công việc gì của nuôi thủy sản ? – Nhận xét. – Mở rộng: + Nhờ ứng dụng KHCN nên trong những năm gần đây và trong tương la, các ngành nuôi thủy sản đạt sản lượng cao, chất lượng ngày một tốt hơn VD: Nuôi cá trong ao đạt 5 – 10 tấn/ha; Nuôi cá lồng bè đạt 60 – 100kg/m3; Nuôi tôm đạt 500 – 1000kg/ ha ? Biết được nhiệm vụ của nuôi thủy sản có ý nghĩa gì ? – Đọc thông tin. – Lắng nghe. – Trả lời. – Lắng nghe, ghi bài. – Trả lời. (Vì nước ta có diện tích mặt nước nuôi thủy sản và tiềm năng về giống rất lớn nên cần phải khai thác tối đa để tránh lãng phí và tăng năng suất). – Lắng nghe. – Lắng nghe. – Trả lời. (Vì thủy sản là loại thực phẩm truyền thống của nhân dân ta, nhu cầu về thực phẩm thủy sản ngày càng cao nên cung cấp TP tươi sạch là để đảm bảo sức khỏe, vệ sinh môi trường và để góp phần xây dựng nghề nuôi thủy sản được bền vững). – Lắng nghe. – Trả lời. (Là thủy sản mới đánh bắt và được chế biến ngay hoặc bảo quản hợp lí để không bị nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm) – Lắng nghe. – Trả lời. (Để phát triển toàn diện: tăng năng suất, nâng cao chất lượng, tránh lãng phí, tiết kiệm được thời gian) – Lắng nghe. – Trả lời. (Ứng dụng KHCN vào sản xuất giống, sản xuất thức ăn, phòng trừ bệnh hại, bảo vệ môi trường.) – Lắng nghe. – Lắng nghe. – Trả lời. (Để có kế hoạch nhằm sản xuất nuôi thủy sản ngày càng có hiệu quả nhắm đáp ứng tốt nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu, tiết kiệm công sức, thòi gian, tiền bạc).) – Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi – Cung cấp thực phẩm tươi sạch, – Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản. IV. CỦNG CỐ (3 phút) ? Nuôi thủy sản có vai trò gì ? ? Nuôi thủy sản có những nhiệm vụ chính nào ? V. DẶN DÒ (1 phút) – Học bài học của tiết này. – Đọc trước bài 50: “Môi trường nuôi thủy sản”. VI. RÚT KINH NGHIỆM Ngàythángnăm 2012 GVHD KÍ DUYỆT NGUYỄN THANH HÙNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_49_vai_tro_nhiem_vu_cua_nuoi_thu.doc