Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 9, Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng - Nguyễn Tín Nhiệm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Mô tả được các bước trong quá trình sản xuất giống cây trồng, phân biệt sự khác nhau trong mỗi bước.

 - Trình bày được kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt và chiết cành. Phân biệt giâm cành và chiết cành. Nêu được các ví dụ về những cây trồng thường giâm cành, những cây thường chiết cành, những cây thường ghép mắt.

 - Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống, mục tiêu bảo quản hạt giống, những điều kiện để bảo quản hạt giống tốt.

2. Kỹ năng:

 - Biết cách giâm cành, chiết cành, ghép cành.

 - Biết cách bảo quản hạt giống.

3. Thái độ:

 - Có ý thức áp dụng kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo được giống tốt trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây cảnh.

 - Có ý thức cùng gia đình bảo quản hạt giống cây lương thực, thực phẩm, đảm bảo chất lượng, số lượng hạt giống cho sản xuất ở gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Tham khảo kỹ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ 7.

 - Tham khảo SGV, nội dung kiến thức về cách sản xuất và bảo quản giống.

 - Sơ đồ 3, hình 15, 16, 17 SGK phóng to.

2. Học sinh: Xem trước bài 11.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 9, Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng - Nguyễn Tín Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy:.. Tuần 9 Tiết 9 BÀI 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả được các bước trong quá trình sản xuất giống cây trồng, phân biệt sự khác nhau trong mỗi bước. - Trình bày được kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt và chiết cành. Phân biệt giâm cành và chiết cành. Nêu được các ví dụ về những cây trồng thường giâm cành, những cây thường chiết cành, những cây thường ghép mắt. - Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống, mục tiêu bảo quản hạt giống, những điều kiện để bảo quản hạt giống tốt. 2. Kỹ năng: - Biết cách giâm cành, chiết cành, ghép cành. - Biết cách bảo quản hạt giống. 3. Thái độ: - Có ý thức áp dụng kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo được giống tốt trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây cảnh. - Có ý thức cùng gia đình bảo quản hạt giống cây lương thực, thực phẩm, đảm bảo chất lượng, số lượng hạt giống cho sản xuất ở gia đình. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tham khảo kỹ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn công nghệ 7. - Tham khảo SGV, nội dung kiến thức về cách sản xuất và bảo quản giống. - Sơ đồ 3, hình 15, 16, 17 SGK phóng to. 2. Học sinh: Xem trước bài 11. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 10’ 13’ 10’ 4’ 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I. Sản xuất giống cây trồng: 1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt: Hạt giống đã phục tráng đem gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng rồi nhân lên thành giống nguyên chủng. Sau đó đem giống nguyên chủng ra sản xuất đại trà. 2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính: - Giâm cành là từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào đất cát, sau một thời gian cành giâm ra rể. - Chiết cành là bóc khoanh vỏ của cành sau đó bó đất. Khi cành đã ra rể thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất. - Ghép mắt: lấy mắt ghép ghép vào một cây khác (gốc ghép). II. Bảo quản hạt giống cây trồng: Có hạt giống tốt phải biết cách bảo quản tốt thì mới duy trì được chất lượng của hạt. Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh. 4. Củng cố: - Nội dung hoạt động 1 - Nội dung hoạt động 2 - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo - Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt? - Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng? Thế nào là phương pháp tạo giống bằng phương pháp chọn lọc? Thế nào là phương pháp tạo giống bằng phương pháp lai? à Giới thiệu bài mới: Để có giống tốt dùng trong sản xuất thì ta phải biết cách sản xuất và bảo quản. Vậy làm sao để sản xuất giống tốt và bảo quản nó? Đó là nội dung của bài học hôm nay. * Hoạt động 1 - Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 3 và cho biết: + Tại sao phải phục tráng giống? + Quy trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành trong mấy năm? Nội dung công việc của từng năm là gì? - GV giảng thêm cho học sinh thế nào là giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng. + Giống nguyên chủng là giống có chất lượng cao được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng. + Giống siêu nguyên chủng có số lượng ít nhưng chất lượng cao. - Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. - Yêu cầu học sinh chia nhóm, quan sát hình 15, 16, 17 và thảo luận câu hỏi: + Hãy cho biết đặc điểm của các phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép mắt và lấy ví dụ từng phương pháp áp dụng cho loại cây trồng nào? - Giáo viên nhận xét, bổ sung và hỏi: + Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lá? + Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng nilông bó kín bầu đất lại? - Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. * Hoạt động 2 - Yêu cầu HS đọc mục II và hỏi: + Tại sao phải bảo quản hạt giống cây trồng? + Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô? + Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch, không lẫn tạp chất? + Hạt giống thường có thể bảo quản ở đâu? - Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. - Cho biết quy trình sản xuất giống bằng hạt. - Có những phương pháp nhân giống vô tính nào? - Nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống. - Lớp trưởng báo cáo - Làm tăng năng suất cây trồng, tăng vụ và thay đổi cơ cấu - Có 4 phương pháp: phương pháp chọn lọc, lai, gây đột biến và nuôi cấy mô. - Lắng nghe và suy nghĩ - Học sinh quan sát và trả lời: à Trong quá trình gieo trồng do những nguyên nhân khác nhau mà nhiều đặc tính tốt của giống dần mất đi. Do đó cần phải phục tráng những đặc tính tốt của giống. à Có 4 năm: + Năm thứ 1: gieo hạt đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt. + Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng. + Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng + Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi bài. - Học sinh thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu phải nêu được: + Giâm cành: từ cây mẹ cắt một đoạn đem giâm sau một thời gian cây ra rể. VD: hoa giâm bụt, hoa cúc, + Chiết cành: bốc 1 khoanh vỏ trên cành, bó đất lại. Sau một thời gian ra rể thì cắt rời khỏi cây mẹ và đem trồng. VD: một số cây ăn quả như mận, bưởi, + Ghép mắt: là lấy mắt cuả cây này ghép vào cây khác. VD: xoài, mít, hoa, - Học sinh trả lời: à Để giảm bớt cường độ thoát hơi nước giữ cho hom giống không bị héo. à Để giữ ẩm cho đất bó bầu và hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh. - Học sinh ghi bài. - Học sinh đọc và trả lời: à Nếu như không bảo quản thì chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nẩy mầm. à Để hạn chế sự hô hấp của hạt. à Nếu lẫn tạp chất thì chất lượng giống sẽ kém và các loại côn trùng sẽ dễ xâm nhập hơn. à Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh. Học sinh ghi bài. - Trả lời nội dung hoạt động 1 - Trả lời nội dung hoạt động 1 - Trả lời nội dung hoạt động 2 5. Dặn dò: (1 phút) Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 12: Trả lời câu hỏi thế nào biến thái của côn trùng?

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_9_bai_11_san_xuat_va_bao_quan_g.doc