I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Chế biến và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi.
3. Thái độ: Rèn HS
- Tính cẩn thận, biết giữ vệ sinh môi trường.
- Ý thức tiết kiệm trong chăn nuôi
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh hình 66, 67/105 và 106
2. Học sinh: Học thuộc bài, nghiên cứu trước bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh
2. Kiểm tra bài cũ :
GV: Trình bày vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?
HS: - Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con.Thức ăn cón cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
GV: nhận xét và ghi điểm cho HS(nếu đúng đạt 10đ)
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 36: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 36 CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
Ngày dạy : .
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng
- Chế biến và dự trữ thức ăn trong chăn nuôi.
3. Thái độ: Rèn HS
- Tính cẩn thận, biết giữ vệ sinh môi trường.
- Ý thức tiết kiệm trong chăn nuôi
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Tranh hình 66, 67/105 và 106
Học sinh: Học thuộc bài, nghiên cứu trước bài học ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh
2. Kiểm tra bài cũ :
GV: Trình bày vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?
HS: - Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con.Thức ăn cón cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
GV: nhận xét và ghi điểm cho HS(nếu đúng đạt 10đ)
3. Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Chúng ta biết rằng, để chăn nuôi đạt hiệu quả thì việc cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất cần thiết.Nhưng để chế biến các chất dinh dưỡng sao cho đạt hiệu quả và giữ thức ăn được lâu hơn thì ta phải làm gì?.Đó là nhiệm vụ của bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Giới thiệu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
- GV gọi HS cho vài ví dụ về cách chế biến thức ăn.
Khi cho vật nuôi ăn thức ăn chưa chế biến và thức ăn đã chế biến thì ta thấy hiệu quả của nó như thế nào?
HS: trả lời
GV: Vậy mục đích của chế biến thức ăn là gì?
HS: trả lời
GV: Để giúp cho vật nuôi có được thức ăn trong mùa thức ăn khan hiếm thì ta phải làm gì?
HS: trả lời
GV: Rút ra kết luận mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
* Hoạt động3: Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
- GV cho HS quan sát hình 66/105
Cho HS làm bài tập/104,105
HS nhìn tranh và thảo luận nhóm trong 5 phút
Báo cáo kết quả thảo luận
-GV nhận xét và bổ sung nếu có
GV: Cho HS quan sát hình 67/105
Yêu cầu HS làm bài tập
HS: quan sát hình 67 và thảo luận nhóm bài tập trong 5 phút
Báo cáo kết quả thảo luận
HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: nhận xét và rút ra kết luận.
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
1. Chế biến thức ăn:
- Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, làm giảm bớt khối lượng, khử bỏ chất độc.
2. Dự trữ thức ăn:
- Giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
1. Các phương pháp chế biến thức ăn:
- Phương pháp vật lí: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí bằng nhiệt, phối trộng nhiều loại thức ăn.
- Phương pháp hoá học: đường hoá, kiềm hoá
- Phương pháp vi sinh vật học: ủ lên men.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn:
- Dự trữ thức ăn ở dạng khô: sử dụng nhiệt từ mặt trời, điện, than
- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước: ủ xanh thức ăn, kiềm hoá, .
4. Củng cố và luyện tập
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK/105
- Trả lời các câu hỏi.
- GV chốt lại trọng tâm của bài học bằng cách hệ thống lại kiến thức của bài
- Nhận xét và đánh giá tiết học của HS
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học thuộc bài học
- Đọc trước bài: “ Sản xuất thức ăn vật nuôi”
Chú ý: Các bài tập ở SGK
Đọc trước thông tin ở SGK
Chuẩn bị một số tranh ảnh liên quan đến bài học
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :
- Phương pháp :
- Hình thức tổ chức :
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_36_che_bien_va_du_tru_thuc_an_c.doc